Thôi Thiên Khải - Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ nói lấy được trên CNN |
Tờ "Nhân Dân" – cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc ngày 8 tháng 6 đưa tin, ngày 4 tháng 6 năm 2015, Thôi Thiên Khải - Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ trả lời phỏng vấn CNN đã nói về các vấn đề như tình hình Biển Đông (xuyên tạc, lừa đảo).
Mỹ đã trực tiếp can thiệp, gây khó cho Trung Quốc
Bài báo tiếp tục dẫn hành vi lừa đảo của Thôi Thiên Khải trên kênh CNN Mỹ như, ông Khải cho rằng, Trung Quốc xây dựng đảo đá hiện nay là việc "trong phạm vi chủ quyền của Trung Quốc", "nước khác không phải lo ngại đối với vấn đề này".
Thôi Thiên Khải còn biện hộ rằng, hành vi phi pháp này của Trung Quốc “không nên trở thành vấn đề giữa Trung-Mỹ, bởi vì Mỹ không có chủ trương chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông”.
Thôi Thiên Khải xoa dịu cho rằng, Trung Quốc xây đảo ở Biển Đông chủ yếu là xuất phát từ "mục đích dân dụng". Cho nên các nước liên quan (Mỹ) hoàn toàn không cần thiết điều nhiều máy bay quân sự (P-8A Poseidon) như vậy tiến hành hoạt động đến gần trinh sát ở khu vực này.
Ông Khải cho rằng, hành động đến gần trinh sát này “vi phạm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển”. Nhưng báo "Nhân Dân" Trung Quốc và ông Khải quên rằng, chính Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng Hiến chương Liên hợp quốc khi đem quân xâm lược quần đảo Hoàng Sa và một phần quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Máy bay tuần tra săn ngầm P-8A Poseidon Hải quân Mỹ |
Báo "Nhân Dân" Trung Quốc và bản thân ông Khải quên rằng, chính Trung Quốc xâm lược thì không có chủ quyền hợp pháp, nên các hành động về sau trên các đảo đá và vùng biển lân cận ở Biển Đông cũng mang tính bất hợp pháp.
Báo "Nhân Dân" Trung Quốc và ông Khải quên rằng, năm 2014, Trung Quốc kéo cả giàn khoan nước sâu, lực lượng quân sự và bán quân sự khổng lồ vào đe dọa vũ lực đối với Việt Nam ở vùng biển chủ quyền của Việt Nam. Đây chính là hành vi vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật biển.
Vương Hiểu Bằng, một học giả nghiên cứu biên giới biển của Viện Khoa học xã hội Trung Quốc chuyên biện hộ cho yêu sách “đường lưỡi bò” tham lam, lố bịch và phi pháp, cũng đã nói về phát biểu của Thôi Thiên Khải liên quan đến máy bay trinh sát Mỹ đến gần trinh sát ở Biển Đông.
Theo ông Bằng, trong vấn đề này, phải nghiên cứu phán đoán từ 2 phương diện: Thứ nhất, xem mục đích chiến lược của Mỹ. Mỹ muốn thực hiện "tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương", trước năm 2020, 60% lực lượng quân sự trở lên triển khai ở châu Á-Thái Bình Dương.
Trung Quốc đang xây dựng tiền đồn quân sự ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam, dùng để áp đặt yêu sách xâm lược, bành trướng "đường lưỡi bò" bất hợp pháp, vô lý, lố bịch |
Vì vậy, Biển Đông được Mỹ xác định là một điểm tập trung quan trọng. Ông Bằng gắp lửa bỏ tay người, cho rằng, liên tục kích động tranh chấp Biển Đông là thủ đoạn chiến lược quan trọng của Mỹ. Không thể loại trừ Mỹ thông qua tàu chiến, máy bay tiến hành “quấy rối” ở các vùng biển, vùng trời liên quan.
Thứ hai, xem mục đích trinh sát của Mỹ, mục đích chính là trinh sát sự hiện diện thực lực của Trung Quốc ở Biển Đông và hiện diện thực lực của các lực lượng liên quan trên biển.
Vương Hiểu Bằng còn cho rằng, trong vấn đề Biển Đông, Mỹ đã từ can thiệp ngầm trước đây chuyển sang can thiệp trực tiếp hiện nay, gây phiền phức cho Trung Quốc trên phương hướng Biển Đông. Trong tương lai, Mỹ còn có thể thông qua hình thức khiêu khích để kích động các nước liên quan.
"Mỹ-Nhật-Philippines sẽ hối hận"
Về khả năng Trung Quốc lập ra cái gọi là Vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông, trên kênh CNN Mỹ, ông Thôi Thiên Khải - Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ nghĩ rằng "Trung Quốc đương nhiên có quyền làm như vậy".
Lý do mà ông ta đưa ra là, có hơn 20 nước đã lập ra vùng nhận dạng phòng không. Đây thực chất là một loại ngụy biện đặc sắc Trung Quốc. Các nước khác lập ra vùng nhận dạng phòng không, nhưng không xâm phạm chủ quyền của ai. Đại diện Trung Quốc tại Mỹ định lừa thiên hạ để cướp biển đảo của nước khác một cách hợp pháp. Đây là một sự xảo quyệt chưa từng có - PV.
Hạm đội liên hợp Nhật Bản-Philippines tiến hành tập trận ở Biển Đông (nguồn mạng sina Trung Quốc) |
Ngoài ra, Thôi Thiên Khải còn cho biết, Trung Quốc lúc nào lập ra vùng nhận dạng phòng không sẽ "tùy thuộc vào phán đoán của chúng tôi đối với tình hình. Đương nhiên, chúng tôi sẽ thận trọng hành sự".
Phó viện trưởng Viện nghiên cứu các vấn đề quốc tế Trung Quốc, Nguyễn Tông Trạch lại còn ca ngợi phát biểu của Thôi Thiên Khải là thích hợp, đúng chỗ, cho rằng, phát biểu này có 2 thông điệp quan trọng:
Một là Trung Quốc "có quyền" làm như vậy (áp đặt vùng nhận dạng phòng không xâm phạm chủ quyền nước khác), nhưng lúc nào sử dụng "quyền" này thì cần cân nhắc, cần căn cứ vào tình hình để phán đoán - Nguyễn Tông Trạch nói.
Thực ra thì Trung Quốc không có chủ quyền đối với các đảo đá và vùng biển lân cận trên Biển Đông, nên Trung Quốc chần chừ, do dự, không biết làm thế nào thôi. Chứ nếu đã là đảo đá, biển thực sự của Trung Quốc, đã là hợp pháp thì Trung Quốc đã làm từ lâu rồi.
Trung Quốc hiện chưa lập ra cái vùng nhận dạng phòng không ấy là do nó vẫn sợ dư luận quốc tế, sợ nuốt không trôi, sợ bóng sợ vía, sợ kiểu kẻ cướp (yêu sách "đường lưỡi bò") - PV.
Tháng 8 năm 2014, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc tổ chức tập trận đánh chiếm đảo trên Biển Đông |
Hai là, Trung Quốc muốn bảo vệ hòa bình, ổn định khu vực - Nguyễn Tông Trạch rêu rao, ngụy biện. Giới học giả và truyền thông Trung Quốc vẫn luôn tuyên truyền kiểu này, đã là kẻ tiểu nhân (ăn cướp biển đảo của nước khác) lại cứ ra vẻ ta đây "phong độ nước lớn" (bảo vệ hòa bình, ổn định khu vực).
Đã là kẻ tiểu nhân - dùng mọi thủ đoạn để gặm nhấm Biển Đông mà lại cứ ra vẻ ta đây là "nước lớn", thường xuyên cho rằng, ta đây rất "kiềm chế", là "người đi sau", bị các nước nhỏ "khiêu khích", "tấn công"... - PV.
Những phát biểu đặc sắc Trung Quốc này là một trò cười cho thiên hạ, chẳng đánh lừa được ai, chỉ thêm muối mặt giữa cộng đồng quốc tế, điển hình là Trung Quốc bị cô lập hơn ở Đối thoại Shangri-La năm 2015, đại diện của họ không dám trả lời trực diện các câu hỏi của các học giả quốc tế - PV.
Nguyễn Tông Trạch còn dị nghị về đề nghị “nếu Trung Quốc muốn lập ra vùng nhận dạng phòng không thì phải cho Mỹ biết”. Ông ta lập luận rằng, trước đây Mỹ đã lập ra vùng nhận dạng, Mỹ còn giúp Nhật Bản lập ra vùng nhận dạng, nhưng cả hai đều không cho Trung Quốc biết.
Cho dù Nguyễn Tông Trạch có ngụy biện thế nào, vấn đề mấu chốt ở đây là cực nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam, còn Việt Nam có đầy đủ chứng cứ lịch sử và pháp lý khẳng định chủ quyền không tranh cãi đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa - PV.
Tháng 8 năm 2014, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc tổ chức tập trận đánh chiếm đảo trên Biển Đông |
Bất cứ kẻ nào lập vùng nhận dạng phòng không mà đe dọa chủ quyền và quyền lợi chủ quyền cùng các quyền lợi khác của Việt Nam đều vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, đều xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền và quyền lợi của Việt Nam, đều sẽ bị Việt Nam kiên quyết phản đối và bị cộng đồng quốc tế lên án mạnh mẽ - PV.
Cuối bài viết, Nguyễn Tông Trạch còn tuyên truyền cho rằng, Mỹ, Nhật Bản và Philippines nếu tiếp tục làm leo thang tình hình quân sự ở khu vực Biển Đông, làm cho khu vực này xuất hiện màu sắc quân sự hóa, điều này không có lợi cho tình hình Biển Đông.
Tất cả những gì mà Mỹ đang làm e rằng sẽ “hối hận” trong tương lai, bởi vì đây là (Mỹ) đang ép buộc Trung Quốc "làm những việc trước đây chúng tôi không muốn làm" - Nguyễn Tông Trạch buông lời đe dọa.
Trung Quốc "làm những việc trước đây không muốn làm" là những gì, đây là điều mà Việt Nam và các nước ven Biển Đông khác cũng như cả cộng đồng quốc tế cần giám sát chặt chẽ và nhanh chóng có các cơ chế, các khuôn khổ, các quy phạm, quy tắc và chuẩn mực để điều khiển hành vi chung, tránh để xảy ra những hành động gây hấn, khiêu khích, gây xung đột, chiến tranh xâm lược tiếp theo - PV.
Chính Trung Quốc đang tiến hành quân sự hóa Biển Đông một cách mạnh mẽ khi đang ưu tiên và gia tăng bố trí vũ khí trang bị hiện đại ở Biển Đông như tàu nổi (tàu khu trục, tàu hộ vệ, tàu đổ bộ…), tàu ngầm, xây dựng tiền đồn quân sự ở đảo Hải Nam, ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam… - PV.
Tháng 8 năm 2014, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc tổ chức tập trận đánh chiếm đảo trên Biển Đông |
Chính Trung Quốc đang gia tăng các cuộc tập trận ở Biển Đông và các vùng biển xung quanh, trong đó có các cuộc tập trận đánh chiếm đảo đá. Mặc dù Trung Quốc luôn tuyên bố không nhằm vào ai, nhưng tập trận vào những thời điểm nhạy cảm thì rõ ràng luôn có ý đồ đe dọa vũ lực - PV.
Chính Trung Quốc đã đe dọa vũ lực đối với Việt Nam trong năm 2014, chính Trung Quốc hành xử phi pháp như từng bắn cháy, bắn chìm tàu cá Việt Nam, hành xử vô nhân đạo đối với ngư dân Việt Nam - PV.
Philippines đã gọi Cảnh sát biển Trung Quốc là bọn “cướp có vũ trang”. Gần đây, Philippines đã cùng Nhật Bản tiến hành diễn tập chống cướp biển trên Biển Đông. Tổng thống Philippines coi hành vi gặm nhấm Biển Đông là hành vi phát xít, có nguy cơ gây ra Chiến tranh thế giới - PV.
Rõ ràng, chính tư tưởng đại Hán, lòng tham vô độ “đường lưỡi bò” đã kéo Trung Quốc đi rất xa đến mức nghiêm trọng như hôm nay, đây là một nguyên nhân trực tiếp, sâu xa gây ra căng thẳng Biển Đông hiện nay và nguy cơ xung đột vũ trang tương lai - PV.
Trung Quốc nên xem xét lại mình để xứng với danh xưng “nước lớn”, với hình ảnh “trỗi dậy hòa bình”, từ bỏ yêu sách “đường lưỡi bò”, trả lại quần đảo Hoàng Sa và một phần quần đảo Trường Sa cho Việt Nam, quay đầu là bờ - PV.
Chỉ có như vậy, Trung Quốc mới có môi trường hòa bình bền vững cho sự phát triển của họ trong tương lai. Bởi vì, không ai cắt xẻ thịt da cho kẻ khác. Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của mình. Trung Quốc không nên coi thường quyết tâm và ý chí kiên định của dân tộc Việt Nam - PV.
Tháng 8 năm 2014, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc tổ chức tập trận đánh chiếm đảo trên Biển Đông |