Máy bay chiến đấu tàng hình F-22 Không quân Mỹ |
Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 15 tháng 5 dẫn trang mạng "Học giả Ngoại giao" Nhật Bản ngày 8 tháng 5 đăng bài viết "Giả thiết cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu F-22 Raptor" của trợ lý giáo sư Robert Farley, Học viện ngoại giao và thương mại quốc tế Patterson, Đại học Kentucky. Sau đây là nguyên văn nội dung bài viết:
Nếu Quốc hội Mỹ chưa từng thông qua dự luật sửa đổi Obey, vì vậy cũng không cấm xuất khẩu máy bay chiến đấu tàng hình F-22 Raptor thì sẽ thế nào?
Năm 1997, Chính phủ Mỹ quyết định không bán máy bay chiến đấu ưu thế trên không tiên tiến nhất của Mỹ - máy bay chiến đấu tàng hình Raptor - cho bất cứ chính phủ nước ngoài nào, cho dù là chính phủ các nước đồng minh thân cận.
Lý do không nói rõ của lệnh cấm này là Mỹ lo ngại một khi Israel có được máy bay chiến đấu F-22 Raptor thì họ sẽ chuyển nhượng công nghệ có liên quan cho Nga hoặc Trung Quốc.
Máy bay chiến đấu F-22 Raptor Mỹ lần đầu tiên bắn tên lửa AIM-9X trong điều kiện siêu âm |
Từ góc độ chính trị, Mỹ đương nhiên không thể chỉ bán công nghệ tiên tiến cho Israel, vì vậy lệnh cấm xuất khẩu F-22 là đối với tất cả các khách hàng tiềm năng.
Ở mặt tốt, điều này làm cho Mỹ trở thành quốc gia duy nhất sở hữu máy bay chiến đấu ưu thế trên không có lẽ là hiệu quả nhất trên thế giới. Về mặt không tốt, nó buộc các đồng minh của Mỹ (chưa cần nói tới Công ty Lockheed Martin) lệ thuộc nghiêm trọng vào sự thành công của máy bay chiến đấu tấn công liên hợp F-35 và các máy bay cũ.
Đến nay, máy bay chiến đấu F-22 vốn sẽ biên chế trong không quân các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore và Australia. Nhật Bản đã bỏ ra rất nhiều thời gian mới từng bước từ bỏ khát vọng đối với loại máy bay này:
Xét tới dây chuyền sản xuất F-22 khi đó vẫn đang vận hành, Nhật Bản hầu như đã giữ lại một số kỳ vọng đối với việc Mỹ sẽ chấm dứt "làm chuyện ngốc".
Máy bay chiến đấu F-22 Mỹ tại căn cứ Yokota Nhật Bản (ảnh tư liệu) |
Nếu Nhật Bản ban đầu đã mua được máy bay chiến đấu Raptor thì Mỹ cũng hầu như chắc chăn sẽ bán nó cho Hàn Quốc, cho dù chỉ là để tránh một sự kiện ngoại giao nghiêm trọng.
Australia sẽ rất có khả năng cũng sẽ quan tâm, trong khi đó, Singapore được thực tế chứng minh là khách hàng tin cậy của hệ thống vũ khí tiên tiến nhất của Mỹ.
Máy bay chiến đấu Raptor cực kỳ đắt tiền, đây là đương nhiên, hơn nữa nó tồn tại đủ loại vấn đề, nhưng chương trình F-35 cũng đã trải qua phiền phức liên tiếp, hầu như đã tạo ra thách thức đối với căn cứ lý luận cốt lõi của nó.
Quả thật, Mỹ và đối tác hợp tác phải làm rõ các vấn đề gai góc như chuyển nhượng công nghệ và hợp tác sản xuất. Chuyển nhượng công nghệ là sức hấp dẫn lớn của máy bay chiến đấu F-35.
Máy bay chiến đấu F-22 Mỹ triển khai ở Guam (ảnh tư liệu) |
Đặc biệt là đối với Nhật Bản, có lẽ rất khó chào hàng máy bay chiến đấu F-22 cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Nhật Bản trong tình hình chưa giành được một số chuyển nhượng công nghệ quan trọng. Đương nhiên, Mỹ hầu như sẵn sàng thông qua xuất khẩu máy bay chiến đấu F-35 để thực hiện loại chuyển nhượng công nghệ này.
Máy bay chiến đấu Raptor vốn sẽ có những ảnh hưởng gì cho sự ổn định của khu vực? Chúng ta có thể yên tâm loại bỏ sự lo ngại dưới đây, đó là Raptor sẽ gây ra một cuộc chạy đua vũ trang nào đó.
Trung Quốc đã bắt tay nghiên cứu phát triển 2 loại máy bay chiến đấu tàng hình khác nhau, đồng thời cũng đang tăng cường năng lực của các máy bay cũ. Máy bay chiến đấu F-22 của Nhật Bản và Hàn Quốc căn bản không thể động chạm đến Không quân Trung Quốc.
Nhưng, ít ra, khách hàng tiềm năng của Raptor vốn sẽ nhận được máy bay chiến đấu F-22 trước khi nhận được máy bay chiến đấu F-35. Đối với Mỹ, các đơn đặt hàng của nước ngoài ít nhất có thể làm cho dây chuyền sản xuất F-22 hoạt động đủ lâu để tiếp tục đề phòng vấn đề xuất hiện của máy bay chiến đấu F-35.
Máy bay chiến đấu F-22 Mỹ triển khai ở căn cứ Kadena, Okinawa, Nhật Bản |
Chúng ta có thể đã thổi phồng ảnh hưởng từ việc bán được máy bay chiến đấu Raptor cho nước ngoài. Australia và Nhật Bản có thể vẫn sẽ quan tâm đến F-35B, bởi vì không thể tưởng tượng máy bay chiến đấu F-22 cất cánh từ tàu sân bay cỡ nhỏ.
Trong khi đó, Nhật Bản sở hữu máy bay chiến đấu Raptor có thể sẽ gây những ảnh hưởng gì đối với hành vi của Trung Quốc là điều rất khó đánh giá.
Nhưng, nếu không có lệnh cấm xuất khẩu, một số đồng minh của Mỹ sở hữu loại máy bay chiến đấu này sẽ rất có khả năng làm cho Mỹ được lợi, bởi vì nó rõ ràng ưu thế hơn bất cứ máy bay chiến đấu nào có thể điều tới chiến trường của Không quân Trung Quốc. Đây có thể không phải là việc nhỏ.
Máy bay chiến đấu F-22A Mỹ tại Nhật Bản tiến hành tiếp dầu trên không (ảnh tư liệu) |