Máy bay chiến đấu tàng hình F-22 Mỹ |
Mạng nguyệt san "The National Interest" Mỹ đưa tin, một quan chức cấp cao Không quân Mỹ cho rằng, nếu máy bay chiến đấu tàng hình F-22 gặp phải mối đe dọa không đối không, tỉ lệ sát thương của F-22 đối với J-11 Không quân Trung Quốc là 30 so với 1 (30 : 1).
Trong khi đó, khi trả lời phỏng vấn Đài truyền hình Bắc Kinh, chuyên gia quân sự Trung Quốc Từ Dũng Lăng cho rằng, quan điểm này của phía Mỹ đang đánh tráo khái niệm, nó được xây dựng trên cơ sở F-22 là một loại máy bay chiến đấu tàng hình không thể bị phát hiện; trong khi đó, đến nay, sự phát triển của hệ thống dò tìm đã không thể đánh đồng được, quan điểm cho rằng F-22 không thể bị phát hiện có thể bị bác bỏ.
Làm thế nào để đánh giá mạnh yếu tính năng của hai loại máy bay này? Từ Dũng Lăng cho rằng, một là hai máy bay trực tiếp không chiến, xem ai có thể giành chiến thắng; hai là tiến hành so sánh hiệu quả tác chiến của hai loại máy bay, tức là so sánh hiệu quả tác chiến của máy bay trên chiến trường, so sánh năng lực áp chế và tấn công đối đất, năng lực đoạt lấy quyền kiểm soát trên không của chúng;
ba là so sánh tỷ lệ thiệt hại khi tác chiến của máy bay, nhưng tỷ lệ thiệt hại này không chỉ dùng để chỉ tỷ lệ thiệt hại trong không chiến, mà còn chỉ tỷ lệ thiệt hại trên chiến trường, tức là phải xem xét khả năng tránh né và lẩn trốn tên lửa phòng không mặt đất của máy bay trên chiến trường.
Máy bay chiến đấu J-11 của Không quân Trung Quốc |
Còn cách nói "1 : 30" của phía Mỹ thực ra là đánh tráo khái niệm, điều mà họ nói tới là, khi J-11 và F-22 trực tiếp không chiến, 30 chiếc J-11 bị bắn rơi thì F-22 mới bị rơi 1 chiếc.
"Cho dù như vậy, cách nói của họ cũng không chân thực. Tỷ lệ thiệt hại khi tác chiến khoảng 1 : 2 hay 1 : 3 là có thể". - Từ Dũng Lăng nói.
Tại Triển lãm hàng không quốc tế Trung Quốc lần thứ 10, Trung Quốc đã trưng bày một loại radar mảng pha kiểu mới, gây thu hút cho người xem. Theo tiết lộ của chuyên gia, radar này từng giám sát toàn bộ quá trình máy bay chiến đấu tàng hình F-22 bay ở Hàn Quốc.
Từ Dũng Lăng chỉ ra, tỷ lệ "1 : 30" mà phía Mỹ nói là dựa trên cơ sở F-22 là một loại máy bay chiến đấu tàng hình không thể bị phát hiện, trong khi đó hiện nay mô hình của hệ thống dò tìm radar đã thay đổi, chặn sóng phản xạ radar của vật thể trên không có hiệu quả tăng mạnh, khả năng tàng hình của máy bay tàng hình giảm mạnh, "quan điểm truyền thống cho rằng F-22 không thể bị phát hiện hiện có thể đã kết thúc".
Từ Dũng Lăng tiếp tục cho rằng, sự ra đời đúng thời điểm của máy bay chiến đấu tàng hình F-22 giúp cho Quân đội Mỹ vẫn duy trì danh hiệu lực lượng không quân số một thế giới, nhưng F-22 là một loại máy bay tích hợp hệ thống cao, việc tiến hành nâng cấp và cải tiến đối với bất cứ một hệ thống nào đều là vấn đề nan giải lớn, tức là "rút giây động rừng".
Mỹ vừa cho cả hai loại máy bay chiến đấu tàng hình F-22 và F-35 đồng thời huấn luyện trong cuộc tập trận chung Keen Sword 2015 giữa Mỹ-Nhật tổ chức ở Nhật Bản. |
Đồng thời, thế giới ngày nay bất kể là hệ thống dò tìm trên mặt đất hay trên không đã không thể đánh đồng, thế kỷ 21 loài người thực sự bước vào thời đại thông tin hóa trên lĩnh vực quân sự, trong thời đại này, tình hình đứng trước của mỗi một nước đều giống nhau, đều trên cùng một tuyến chạy.
Từ Dũng Lăng hùng hồn tuyên bố: "Trong hoạt động cải cách này, Mỹ muốn dẫn trước xa có độ khó ngày càng lớn, đối với Không quân và công nghiệp hàng không Trung Quốc, cơ hội từ đuổi kịp đến sánh ngang, thậm chí vượt qua đã đến:.