Nga đẩy mạnh nâng cấp, triển khai vũ khí ứng phó các mối đe dọa

30/11/2014 09:48
Việt Dũng
(GDVN) - Bao gồm nâng cấp máy bay MiG, triển khai chiến đấu cơ ở Crimea, phát triển hệ thống cảnh báo tên lửa, bắn thử tên lửa Bulava, áp sát châu Âu tập trận...
Máy bay chiến đấu MiG-31BM Nga
Máy bay chiến đấu MiG-31BM Nga

Chi vốn lớn nâng cấp máy bay chiến đấu MiG

Rusnews ngày 27 tháng 11 đưa tin, Bộ Quốc phòng Nga ngày 27 tháng 11 thông báo, Bộ Quốc phòng Nga và Tập đoàn chế tạo máy bay thống nhất Nga đã ký kết hợp đồng cải tiến hiện đại hóa 50 máy bay chiến đấu MiG, trị giá hợp đồng trên 30 tỷ rúp.

Thông báo dẫn lời Thứ trưởng Quốc phòng Nga Yuri Borisov cho biết: "Căn cứ vào điều kiện hợp đồng, trước cuối năm 2018 Không quân Nga sẽ tiếp nhận hơn 50 máy bay chiến đấu MiG-31BM được cải tiến nâng cấp. Trị giá hợp đồng trên 30 tỷ rúp.

Đây đã là hợp đồng liên quan thứ hai, hợp đồng cải tiến nâng cấp máy bay chiến đấu MiG-31 đầu tiên được ký kết vào năm 2011: quy định cải tạo hiện đại hóa hơn 50 máy bay chiến đấu trước năm 2019.

Lực lượng vũ trang Nga sẽ đổi mới trang bị trước năm 2020, tỷ lệ vũ khí hiện đại hóa trong lục hải không quân phải tăng tới 70%. Trước năm 2020, tổng kinh phí kế hoạch phát triển vũ khí quốc gia trên 20.000 tỷ rúp.

Nga triển khai 14 máy bay chiến đấu ở bán đảo Crimea, trong đó có máy bay chiến đấu Su-30M2
Nga triển khai 14 máy bay chiến đấu ở bán đảo Crimea, trong đó có máy bay chiến đấu Su-30M2

Triển khai 14 máy bay chiến đấu ở Crimea

Tân Hoa xã dẫn báo Nga ngày 27 tháng 11 đưa tin, ngày 26 tháng 11, Không quân Nga đã điều 14 máy bay chiến đấu đến sân bay quân sự Belbek, ngoại ô Sevastopol.

Người đứng đầu cơ quan thông tin của Hạm đội Biển Đen Nga Trukhachev cho biết, 14 máy bay chiến đấu này được điều từ căn cứ không quân khu vực biên giới Krasnodar Nga, bao gồm 10 máy bay chiến đấu Su-27SM và 4 máy bay chiến đấu Su-30M2.

Ông Trukhachev cho biết, triển khai máy bay chiến đấu ở sân bay quân sự Belbek lần này là để hoàn thành nhiệm vụ thành lập căn cứ không quân Nga ở Crimea. Những máy bay này đều đã được cải tiến hiện đại hóa, duy trì trạng thái tốt, trong tương lai những máy bay này sẽ thực hiện nhiệm vụ bay ở trên bầu trời Crimea. Sân bay này sẽ còn tiếp tục bổ sung máy bay tác chiến, sẽ triển khai tổng cộng 24 máy bay tác chiến và 6 máy bay huấn luyện.

Trong thời gian Chính phủ Ukraine quản lý, sân bay Belbek là sân bay lưỡng dụng quân-dân dụng. Hiện nay, sân bay này đã được Không quân Nga cải tạo thành sân bay quân sự có thể đỗ máy bay tác chiến hiện đại, triển khai trung đoàn hàng không máy bay chiến đấu 62 Nga.

Ngoài ra, gần đây, theo báo Nga, Tư lệnh Không quân Nga Viktor Bondalev cho biết Nga sẽ xây dựng căn cứ không quân máy bay chiến đấu Su-27 ở Belarus vào năm 2016.

Nga điều động máy bay chiến đấu đến Crimea
Nga điều động máy bay chiến đấu đến Crimea

Trong thời gian thăm cơ sở đang xây dựng của Không quân Nga, ông Bondalev cho biết: "Căn cứ không quân Belarus của Không quân Nga sẽ hoàn thành vào năm 2016, sẽ triển khai máy bay chiến đấu Su-27 ở đó".

Ông cho biết, máy bay Nga sẽ triển khai ở sân bay quân sự Babruisk, các hạng mục kỹ thuật tiến hành cải tạo xây dựng đối với nó đã được chuẩn bị.

Khởi động giai đoạn đầu tiên hệ thống hàng không thống nhất vào năm 2015

Rusnews ngày 29 tháng 11 đưa tin, Tư lệnh Lực lượng phòng không và không gian Nga Alexander Golovko trả lời phỏng vấn tờ "Red Star" cho biết, năm 2015 sẽ khởi động giai đoạn đầu tiên của hệ thống hàng không vũ trụ thống nhất, hệ thống này có thể giúp cho Nga phát hiện phóng tên lửa đạn đạo.

Lực lượng phòng không và không gian bảo vệ lãnh thổ Nga từ trên không và vũ trụ là một lực lượng tác chiến mới thành lập, ngày 1 tháng 12 năm 2011 lần đầu tiên bước vào trạng thái trực chiến đấu. Năm 2014, lực lượng phòng không và không gian sẽ chúc mừng tròn 3 năm thành lập. Lực lượng này chủ yếu phụ trách quản lý hệ thống cảnh báo sớm tên lửa, hệ thống phòng không và hệ thống phòng thủ tên lửa cùng với phóng và quản lý vệ tinh, giám sát, kiểm soát vũ trụ.

Golovko nói: "Từ năm 2015 trở đi, sẽ khởi động giai đoạn phát triển đầu tiên của hệ thống hàng không thống nhất, điều này có thể tăng cường giám sát, kiểm soát trong mọi điều kiện thời tiết đối với khu vực tồn tại mối đe dọa bắn tên lửa".

Máy bay chiến đấu Su-27SM Nga
Máy bay chiến đấu Su-27SM Nga

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết, xây dựng hệ thống hàng không vũ trụ thống nhất, có thể giúp Nga phát hiện tên lửa hiện có và tên lửa triển vọng đến từ các đại dương trên thế giới và các nước bắn thử tên lửa. Ông còn cho biết, hệ thống này sẽ thay thế hệ thống cảnh báo sớm tên lửa nghiên cứu chế tạo thời kỳ Liên Xô.

Tàu ngầm hạt nhân Borey bắn thử thành công tên lửa Bulava

Tờ "Tin tức Trung Quốc" ngày 29 tháng 11 dẫn lời người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkov ngày 28 tháng 11 tuyên bố, tàu ngầm hạt nhân chiến lược Alexander Nevsky lớp Borey Nga cùng ngày đã bắn thành công tên lửa xuyên lục địa Bulava từ biển Barents.

Bộ Quốc phòng Nga cho biết, lần bắn thử này được thực hiện khi tàu ngầm ở dưới mặt biển. Theo đánh giá, thông số đạn đạo xuyên lục địa của tên lửa Bulava bắn cùng ngày là bình thường, số liệu kiểm soát mục tiêu cho thấy, đầu đạn tên lửa đã bắn trúng ở bãi bắn thử Kula, bán đảo Kamchatka, cực đông nước Nga.

Ngoài ra, tàu ngầm hạt nhân lớp Borey đầu tiên Yuri Dolgoruky vào ngày 29 tháng 10 cũng đã bắn thử thành công một quả tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Bulava từ biển Barents tới bãi bắn thử Kula. Lần bắn thử này là lần đầu tiên tàu ngầm hạt nhân Borey tiến hành bắn thử trong trạng thái mang theo đầy đủ 16 đầu đạn Bulava, trong khi đó, nhiều lần bắn thử trước đây đều chỉ mang theo một đầu đạn trên tàu ngầm.

Tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Borey Nga bắn thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Bulava
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Borey Nga bắn thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Bulava

Hiện nay, tàu ngầm hạt nhân Borey bao gồm Dolgoruky và Nevsky đều trang bị 16 đầu đạn hạt nhân Bulava, tên lửa này có tầm bắn đạt 11.000 km.

Tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Borey là tàu ngầm hạt nhân chiến lược mới nhất do Nga nghiên cứu chế tạo sau khi Liên Xô giải thể, chiếc đầu tiên Dolgoruky biên chế cho Hải quân Nga vào năm 2012. Theo kế hoạch, Nga sẽ chế tạo 8 tàu ngầm hạt nhân Borey trước năm 2020, tạo thành nền tảng răn đe hạt nhân chiến lược trên biển của Nga trong giai đoạn 2025 - 2030, dùng để chống lại tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Ohio của Mỹ.

Tàu chiến mặt nước: Tập trận ở eo biển English, chạy thử

Hãng tin RIA Novosti Nga dẫn thông tin từ cơ quan của Hạm đội Biển Bắc Nga cho biết, một đội tàu chiến Nga ngày 28 tháng 11 đi vào eo biển English tiến hành diễn tập.

Theo bài báo, biên đội do tàu săn ngầm Severomorsk dẫn đầu đã đi qua eo biển Dover, hiện ở vùng biển quốc tế lân cận vịnh Seine chờ bão đi qua. Cuộc diễn tập hải quân lần này của Nga thu hút sự quan tâm chặt chẽ của NATO.

Liên quan đến Hải quân Nga, theo báo chí Trung Quốc ngày 25 tháng 11, gần đây, chiếc tàu hộ vệ tàng hình Type 22350 mới nhất, đầu tiên của Hải quân Nga đã bắt đầu chạy thử trên biển.

Tàu khu trục lớp Ropucha và lớp Udaloy-1 Nga ở vùng biển quốc tế ngày 28 tháng 11 năm 2014
Tàu khu trục lớp Ropucha và lớp Udaloy-1 Nga ở vùng biển quốc tế ngày 28 tháng 11 năm 2014

Tàu hộ vệ Type 22350 Nga cũng được gọi là tàu lớp Gorshkov, là loại tàu hộ vệ biển xa mới nhất của Hải quân Nga. Do Cục thiết kế Phương Bắc ở St. Petersburg thiết kế, chiếc đầu tiên tên là Admiral Gorshkov. Sau khi biên chế, tàu này sẽ trở thành loại tàu chiến đầu tiên trang bị hệ thống radar Aegis của Hải quân Nga.

Nga chơi cờ chiến lược và chiến thuật, NATO khó ứng phó

Hãng tin Reuters Anh ngày 29 tháng 11 cho rằng, vào đầu năm 2014, người Nga đã vượt biên giới và cùng tác chiến với lực lượng vũ trang phe đối lập miền đông Ukraine, Moscow cho rằng, những binh sĩ này hoàn toàn không phải do họ triển khai, mà là tận dụng thời gian nghỉ ngơi, tự xâm nhập Ukraine.

Khi Estonia bị tấn công mạng vào năm 2007 và do đó lên án Moscow, Điện Kremlin phản hồi cho rằng, họ không thể luôn kiểm soát những tin tặc Nga yêu nước.

Những nhà chiến lược phương Tây đưa ra sách lược ứng phó với các cuộc xâm lược quy mô lớn, tên lửa hạt nhân hoặc chủ nghĩa khủng bố vẫn đang nỗ lực tìm kiếm phương pháp đối phó với "mối đe dọa vừa trốn trách nhiệm vừa âm thầm chia cắt và phá hoại ổn định" này của Nga.

Sau khi các binh sĩ không đeo huy hiệu chiếm lĩnh Crimea vào tháng 3 năm 2014, các nhân viên quân sự phương Tây cũng gọi đó là những nhân viên Nga không mặc đồng phục chuẩn hoặc thường phục.

NATO đang tính toán: Nếu Tổng thống Nga Putin tính chuyện tương tự ở các nước biển Baltic như Lithuania, Latvia và Estonia, thì phải làm thế nào để đáp trả sách lược "mơ hồ" này.

Tàu hộ vệ tàng hình Type 22350 Nga
Tàu hộ vệ tàng hình Type 22350 Nga

Đối với vấn đề này, NATO đã triển khai một số xe tăng và máy bay của Mỹ và đồng minh ở ba nước biển Baltic để thể hiện lập trường không ngại sử dụng vũ lực nhằm bảo vệ tất cả các thành viên. Đồng thời, NATO cũng xem xét tăng cường cảnh sát hoặc quan chức các nước Bắc Âu để giúp đỡ do thám bất cứ hoạt động xâm nhập nào của Nga.

Chuyên gia quân sự cho rằng, chiến lược phi thông thường của Nga ở phía tây, nhất là ở nước không thuộc thành viên NATO Ukraine rất có hiệu quả. Nga còn phối hợp phô diễn vũ lực trên toàn cầu, quy mô lớn chưa từng có sau Chiến tranh Lạnh.

Giáo sư Nikolas Gvosdev, nhà nghiên cứu an ninh quốc gia, Học viện chiến tranh hải quân Mỹ nói: "Ông Putin không ngừng gây sức ép với Ukraine để dự đoán mong muốn của phương Tây".

Rất nhiều quan chức và chuyên gia cho rằng, các nước phương Tây và chính quyền Ukraine cuối cùng sẽ không thể không tiếp nhận chế độ liên bang lớn và vai trò ảnh hưởng của Nga ở khu vực phía đông Ukraine.

Khi đó, vấn đề này phải chăng sẽ làm cho ông Putin lý giải là tín hiệu mềm yếu và có thể bật đèn xanh cho áp dụng chiến thuật tương tự tại các nước thành viên NATO như các nước biển Baltic.

Nhà nghiên cứu cấp cao Trung tâm an ninh Mỹ mới (CNAS), cựu quan chức Lầu Năm Góc Mỹ Elbridge Colby cho rằng: "Đây hoàn toàn không phải là Chiến tranh Lạnh mới, nhưng khác hoàn toàn so với tình hình mấy năm trước". "Tôi cho rằng, chúng ta còn chưa đưa ra chiến lược thích đáng xử lý nó".

Tàu chiến Nga ở cảng Severomorsk
Tàu chiến Nga ở cảng Severomorsk

Phản ứng lớn nhất đối với hành động của Nga đến nay của phương Tây là trừng phạt tài chính đối với các doanh nghiệp và cá nhân Nga, nếu hiệu quả có hạn thì sẽ tiếp tục triển khai thêm lực lượng quân sự ở khu vực Đông Âu. Các nước thành viên NATO đang bàn bạc biện pháp tiếp theo.

Trước đó, theo rusnews ngày 25 tháng 11, cơ quan thông tin của Hạm đội Biển Bắc cho biết, một hạm đội Hải quân Nga đứng đầu là tàu săn ngầm cỡ lớn Severomorsk đã diễn tập phát hiện và tiêu diệt mục tiêu trên biển trong thời gian đi qua khu vực đông bắc Đại Tây Dương.

Vào thứ Ba, hạm đội đã từ vùng biển Na Uy đi vào Biển Bắc, tiếp tục ở eo biển English, chạy ở vùng biển trung lập men theo đại lục châu Âu.

Theo thông báo của Hạm đội Biển Bắc: "Lực lượng tác chiến vô tuyến điện, tên lửa và pháo binh đã diễn tập hợp đồng trên tàu săn ngầm cỡ lớn Severomorsk và tàu đổ bộ cỡ lớn Alexander Otrakovsky, liên quan tới dựa vào hệ thống radar phát hiện, theo dõi và giả thiết tiêu diệt mục tiêu trên biển".

Mục đích chủ yếu tiếp tục tiến hành hoạt động ở Đại Tây Dương của Hạm đội Hải quân Nga là bảo đảm cho hoạt động đóng quân của Hải quân Nga ở các khu vực hành động quan trọng trên các đại dương của thế giới.

Tàu chiến Nga tăng cường hiện diện ở khu vực châu Âu
Tàu chiến Nga tăng cường hiện diện ở khu vực châu Âu

Tướng Mỹ lo ngại

Liên quan đến cuộc khủng hoảng Ukraine, ngày 26 tháng 11, sĩ quan chỉ huy Không quân Mỹ Breedlove, tướng lĩnh cấp cao NATO cho rằng, Quân đội Nga vẫn cung cấp hỗ trợ quan trọng cho lực lượng ly khai miền đông Ukraine. Được biết, tướng Breedlove vừa đến thăm Kiev và bàn với các nhà lãnh đạo Ukraine về việc Mỹ có thể giúp nhà cầm quyền Ukraine đối phó với lực lượng ly khai miền đông.

Theo tướng Breedlove, Nga “quân sự hóa” bán đảo Crimea có nghĩa là nước này có thể gây ảnh hưởng tới toàn bộ khu vực Biển Đen, Quân đội Nga đào tạo, trang bị và hỗ trợ cho lực lượng ly khai trên chiến trường ở miền đông Ukraine.

Theo Breedlove, Mỹ vẫn cảm thấy lo ngại đối với việc Nga “quân sự hóa” bán đảo Crimea, bao gồm Nga có thể triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa hành trình duyên hải và tên lửa đất đối không, “điều này có thể gây ảnh hưởng quân sự ở khu vực Biển Đen”.

Breedlove cho biết, Mỹ sẽ tiếp tục quan tâm khả năng Nga chuyển “năng lực hạt nhân” tới bán đảo Crimea.

Tuy nhiên, Nga phủ nhận đưa quân đội hoặc vận chuyển vũ khí trang bị đến miền đông Ukraine và chỉ trích nhà cầm quyền Kiev lạm dụng vũ lực đối với dân thường Donetsk và Lugansk.

Tàu đổ bộ cỡ lớn Aleksandr Otrakovsky, Hải quân Nga
Tàu đổ bộ cỡ lớn Aleksandr Otrakovsky, Hải quân Nga
Việt Dũng