Pháo hạm AK-630 có trên tàu mới của Hải quân Việt Nam

18/01/2012 11:54
Trịnh Tuân (Theo Topwar)
(GDVN) - AK-630 là pháo hạm tự động đã được trang bị một cách rất phổ biến trên các tàu chiến của Việt Nam mà mới đây nhất là HQ 272

Pháo hạm tự động 6 nòng cỡ 30mm AK-630 được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu bay như tên lửa đối hạm, máy bay, trực thăng và các loại phương tiện tấn công đường không khác, cũng như tàu nổi có lượng choán nước nhỏ, ngư lôi, các hỏa điểm và binh lực bờ biển của đối phương.

Pháo hạm AK-630
Pháo hạm AK-630

Lịch sử phát triển

Đầu năm 1976, AK-630 đã được đem vào sử dụng.  Bộ phận chính của nó là tháp pháo, được trang bị một khẩu súng 6 nòng AO-18 30mm. Do có tốc độ bắn cực nhanh (lên đến 5000 phát/phút) nó có thể tiêu diệt tất cả các loại mục tiêu.Tuy nhiên, các mục tiêu không đơn giản chỉ là tàu thuyền, máy bay hay trực thăng mà chúng rất phức tạp, chẳng hạn như tên lửa chống tàu, có quĩ đạo thay đổi liên tục và do đó AK-630 cần phải được nâng cấp.

Rõ ràng, một trong những phương pháp đơn giản nhất để tăng hiệu quả tiêu diệt mục tiêu của pháo đó chính là tăng số lượng nòng.

Tuy nhiên, biến thể mới của AK-630 dựa trên các pháo hiện có, vì vậy người ta đã quyết định chế tạo một tháp pháo gồm 2 khẩu pháo 6 nòng.

Vào cuối năm 1983, Hải quân đã quyết định nâng cấp AK-630 với  các yêu cầu kỹ chiến thuật mới và tên gọi của biến thể nâng cấp này được chỉ định là AK-630M1-2 "Roy".

Nó được phát triển bởi Trung tâm thiết kế súng thể thao, súng săn TULA / ЦКИБ СОО (Центральное конструкторское исследовательское бюро спортивного и охотничьего оружия). Thiết kế trưởng của dự án này là VI Bakaleva.

Cùng với việc này, người ta cũng đã tiến hành hàng loạt các công trình liên quan đến việc cải thiện độ tin cậy của pháo.

Trong tương lai, hệ thống pháo đôi này sẽ  thay thế hoàn toàn cho AK-630 đang được trang bị trên các tàu hiện có.

Việc phát triển biến thể mới này chỉ mất một vài tháng. Tháng 3 năm 1984, Nhà máy số 535 (thuộc Nhà máy chế tạo máy Tula) đã bắt đầu thử nghiệm sản xuất.

Công việc này kéo dài cho đến cuối tháng 11. Việc lắp đặt  "Roy" trên tàu mất nhiều thời gian hơn – khi mà mãi đến năm 1987, người ta mới thực sự lắp đặt thành công.

AK-630M1-2 "Roy"
AK-630M1-2 "Roy"

Tàu tên lửa P-44 lớp 2066 của Hạm đội Biển Đen đã được lựa chọn để lắp đặt hệ thống pháo đôi nhiều nòng AK-630M1-2 "Roy".

Trên P-44, AK-630M1-2 đã vãi đạn đầu tiên vào mùa hè năm 1989.  AK-630M1-2  đã bắn trúng mục tiêu là một tên lửa mô phỏng ở độ cao 10m chỉ với 200 phát đạn, một hiệu suất đáng nể.

Sau lần thử nghiệm thành công này, AK-630M1-2 đã chính thức đi vào phục vụ trên các tàu chiến.

Tại triển lãm hàng hải quốc tế IMDS-2007 "Tulamashzavod",  một phiên bản mới của AK-630M1-2 đã được ra mắt trước công chúng với tên gọi AK-630M2 "Duet". Nó có rất nhiều khác biệt về hình dáng so với "Roy".

Đặc biệt là tháp pháo, có cấu tạo đầy góc cạnh thay vì tháp tròn của Roy. Tháp pháo mới này cho phép nó biến mất trước sóng radar đối phương, hạn chế đến mức thấp nhất khả năng bị tấn công.

AK-630M2 "Duet"
AK-630M2 "Duet"

Cấu tạo và tính năng của pháo hạm AK-630

Tăng lượng đạn nạp sẵn cho chế độ bắn tự động (2000 viên trong hộp tiếp đạn dạng tròn)

Pháo ổ xoay 6 nòng bắn nhanh AO-18L: Pháo tự động AO-18 có cơ cấu xoay với 6 nòng được làm mát liên tục bằng nước,

hộp tiếp đạn dạng băng tự động và một cơ cấu khóa nòng cơ khí để nạp đạn và hất vỏ đạn sau khi bắn.

Điều khiển tác xạ từ xa bằng hệ thống radar kiểm soát hỏa lực và đài quan sát.Có thể điều chỉnh chế độ bắn và dùng trong huấn luyện kíp phảo thủ (bắn đạn huấn luyện vào mục tiêu giả).

Giảm trọng lượng tháp pháo (tới gần 1 nửa) nhờ sử dụng hợp kim nhẹ trong các cấu kiện như hộp tiếp đạn, hệ thống nạp đạn và các bộ phận bảo vệ.

Thông số kỹ thuật cơ bản

Cỡ nòng: 30mm

Tầm bắn hiệu quả: 5km

Tốc độ bắn: tới 5.000 phát/phút

Ngắm ngang: -180 độ đến 180 độ

Ngắm đứng: -12 độ đến 88 độ

Sơ tốc đầu nòng: 875m/s

Hộp tiếp đạn: 2000 viên

Trong lượng tháp pháo (chưa nạp đạn): không quá 1tấn.

Các biến thể nâng cấp AK-630M1-2 Roy và AK-630M2 Duet

Bộ phận chính cũng là bộ phận quan trọng nhất của “anh em” nhà AK-630M đó là 2 pháo ổ xoay tự động 6 nòng bắn nhanh AO-18 30mm. Khoảng cách giữa trục của 2 khẩu pháo là 320mm.

AK-630M1-2 có khả năng bắn 10.000 phát/phút, còn "Duet" thì có thể bắn từ  4 - 10.000 viên mỗi phút tùy ý.

Tầm bắn tối đa lên đến 8.100m. Tầm bắn hiệu quả đối với các mục tiêu mặt đất, mặt nước và trên không là 4 – 5km.

Đạn dược được sử dụng trong AK-630M1-2 và AK-630M2 hoàn toàn tương tự như AK-630. Đó là:

ОФ-84: Đạn mảnh- nổ mạnh nặng 390 g chứa 48,5 g thuốc nổ, sử dụng đầu đạn А-498К.

ОФЗ: cải tiến của ОФ-84 nên uy lực công phá lớn hơn.

OP-84: đạn mảnh-vạch đường nặng 390 g, chứa 11,9 g thuốc nổ.

Roy và Duet sử dụng hệ thống kiểm soát bắn Vimpel-AM2 với radar MR-123AM2 và MR-176M2. Ngoài ra chúng còn được trang bị các máy đo khoảng cách dùng laze KM-11-1 và LDM-1 "Cruiser".

Hệ thống điều khiển Rada Laska

Số lượng kênh theo dõi: 4

Phạm vi tầm phủ sóng: hơn 21Km

Góc nâng: 40 độ

Tỉ đối định hướng: ±180 độ

Thời gian phản ứng: 2-3 giây

Số lượng điều khiển ụ súng đồng thời: 2

Tiêu thụ năng lượng: 10 kW

Trọng lượng: 1 tấn

HQ-272 - made in Vietnam
HQ-272 - made in Vietnam

AK-630 và các biến thể của nó được trang bị trên hầu hết các tàu chiến của Nga. Trên các tàu chiến của Việt Nam, AK-630 cũng được sử dụng một cách rất phổ biến. Điển hình như tàu Đinh Tiên Hoàng, AK-630 được xem như là "lá chắn" cuối cùng,

được sử dụng trong trường hợp hệ thống hệ thống tên lửa - pháo phòng không  Palma không tiêu diệt hết các tên lửa diệt hạm đe dọa Gepard. AK-630 còn được trang bị trên tàu chiến HQ 272 – tàu chiến mới nhất mang thương hiệu “made in Vietnam”.



addd

Trịnh Tuân (Theo Topwar)