Tàu cảnh sát biển Trung Quốc |
Tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 22 tháng 3 đăng bài viết "Philippines cho biết Trung Quốc có tham vọng ở Biển Đông: năm 2020 xâm chiếm Trường Sa".
Theo bài báo, ngày 19 tháng 3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines trả lời phỏng vấn báo chí cho rằng: "Philippinse có chủ quyền duy nhất đối với bãi Cỏ Mây" (Trên thực tế, bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền của Việt Nam). Truyền thông Philippines cho rằng, tuyên bố này đã thể hiện sự cứng rắn của Philippines đối với Trung Quốc.
Đồng thời, cựu Cố vấn an ninh quốc gia Philippines Roilo Golez viết bài cho biết, Trung Quốc ngăn chặn tàu Philippines tiến hành tiếp tế cho bãi Cỏ Mây, mục đích không chỉ đang cướp đoạt bãi Cỏ Mây, mục tiêu lớn hơn là chiếm lấy bãi Cỏ Rong.
Báo Trung Quốc dẫn lời chuyên gia cho rằng, do vào ngày 30 tháng 3 năm 2014, Philippines sẽ chính thức nộp đơn trọng tài Biển Đông lên Tòa án Luật biển quốc tế, những động thái này rất có thể tạo được thanh thế, thu hút sự quan tâm của dư luận quốc tế.
Tàu ngầm Hồ Chí Minh đã về nước, sẵn sàng bảo vệ chủ quyền biển đảo |
Tờ "Philippine Daily Inquirer" ngày 20 tháng 3 đưa tin, sau khi Trung Quốc xua đuổi tàu tiếp tế Philippines đến gần bãi Cỏ Mây, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Charles Jose ngày 19 tháng 3 cho biết: "Chúng tôi (Philippines) có chủ quyền duy nhất đối với bãi Cỏ Mây" .
Theo Charles Jose, bãi Cỏ Mây nằm ở phạm vi vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển. Jose còn nhấn mạnh bãi Cỏ Mây cách bờ biển Palawan chỉ 100 dặm Anh (khoảng 161 km).
Ông cho rằng, Bộ Ngoại giao Philippines đã khởi kiện lên trọng tài của Tòa án Luật biển quốc tế, hơn nữa, ngoài trọng tài, nếu tình hình mất kiểm soát, Mỹ cũng là hậu thuẫn vững chắc của Philippines. Truyền thông Philippines bình luận cho rằng: "Tuy Charles Jose chỉ là người phát ngôn mới, nhưng ông có thể dùng ngôn từ mạnh mẽ đối phó với nước Trung Quốc mạnh".
Nếu nói "thái độ cứng rắn" của Jose làm cho truyền thông Philippines xao động thì lời lẽ mạnh mẽ của cựu Cố vấn an ninh quốc gia Philippines càng làm cho truyền thông Philippines hưng phấn.
Tàu ngầm Hồ Chí Minh trên vịnh Cam Ranh |
Tờ "Philippines Star" ngày 20 tháng 3 cho biết, cựu Cố vấn an ninh quốc giai Philippines Roilo Golez có bài viết cảnh báo, tàu cảnh sát biển và tàu hộ vệ Trung Quốc tiếp tục quanh quẩn ở gần bãi Cỏ Mây là một phần trong kế hoạch tổng thể xâm lược bãi Cỏ Rong.
Roilo Golez chỉ ra: "Tôi tin rằng, hành động tiếp theo của Trung Quốc là đánh chiếm bãi Cỏ Mây, làm cho phân đội Thủy quân lục chiến Philippines đối mặt với nguy cơ nghiêm trọng. Trước khi Mỹ-Philippines ký thỏa thuận cho quân Mỹ luân phiên đồn trú, Trung Quốc có cơ hội tốt nhất để thực hiện kế hoạch này".
Theo tờ "Philippines Star", một tài liệu độc lập cho biết, Trung Quốc có kế hoạch trước năm 2020 thông qua các phương thức để thực hiện kế hoạch xâm lược, đánh chiếm quần đảo Trường Sa.
Tờ "Philippine Daily Inquirer" cho biết, Roilo Golez từng học ở Học viện Quân sự Philippines và Học viện Hải quân Mỹ, đồng thời làm sĩ quan hải quân 14 năm, có quân hàm thượng tá hải quân. Golez còn là một trong những người thành lập của "Liên minh biển Tây Philippines", một nghị sĩ Quốc hội Philippines.
Tàu ngầm Hồ Chí Minh đã về vịnh Cam Ranh |
Trữ lượng dầu mỏ ở bãi Cỏ Rong lên tới 5,4 tỷ thùng
Roilo Golez dẫn báo cáo của Cục quản lý thông tin năng lượng Mỹ cho biết, trữ lượng dầu mỏ ở bãi Cỏ Rong lên tới 5,4 tỷ thùng, trữ lượng khí đốt lên tới 55,6 tỷ m3.
Ông cho rằng, Philippines cần đẩy nhanh xây dựng khả năng quân sự bảo vệ khu vực này, "tàu hộ vệ mới và máy bay chiến đấu FA-50 Hàn Quốc chỉ có thể có được vào 3 - 4 năm sau khi ký kết đơn đặt hàng. Chúng ta cần có khả năng phòng thủ tin cậy, hiệu quả".
Không chỉ có vậy, Quân đội Mỹ gần đây cũng liên tiếp thể hiện lập trường đối với vấn đề Biển Đông. Tờ "Philippine Daily Inquirer" ngày 20 tháng 3 cho biết, trong thời điểm Mỹ-Philippines tiến hành đàm phán về thỏa thuận đồn trú luân phiên của Quân đội Mỹ, khi thăm Philippines, Tư lệnh Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ, trung tướng Robert Thomas tái khẳng định quan hệ đồng minh giữa Mỹ-Philippines.
Ngày 18 tháng 3, Robert Thomas dẫn đầu tàu chỉ huy USS Blue Ridge của Hạm đội 7 đến Philippines. Robert Thomas cho biết, cùng với việc quốc phòng Mỹ chuyển dịch sang châu Á-Thái Bình Dương, tàu chiến của Hạm đội 7 Hải quân Mỹ "sẽ thường xuyên thăm nơi này tong thời gian rất dài tương lai. Chúng tôi trông đợi hợp tác với Hải quân Philippines, bảo đảm an ninh và ổn định khu vực. Chúng tôi dốc sức cho bảo đảm tự do đi lại ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương".
Tàu ngầm Hồ Chí Minh đã về nước, sẵn sàng bảo vệ chủ quyền biển đảo |
Ngoài ra, tờ "Thời báo Tài chính" Anh ngày 20 tháng 3 cho biết, khi phát biểu tại một hội nghị an ninh ở Jakarta ngày 19 tháng 3, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ Harry Harris đã công kích "khuynh hướng chủ nghĩa báo thù dân tộc" của Trung Quốc, đồng thời cảnh báo cho biết, các nước châu Á-Thái Bình Dương phải từ bỏ "hành động đơn phương và phát ngôn mang tính kích động".
Ngày 20 tháng 3, nhà nghiên cứu Úc Chí Vinh, Trung tâm nghiên cứu phát triển biển Trung Quốc cho rằng, về vị trí địa lý, bãi Cỏ Rong nằm trong "đường lưỡi bò" (bất hợp pháp) trên Biển Đông. Úc Chí Vinh tuyên truyền nó là "lãnh thổ cố hữu" của Trung Quốc và cho rằng Philippines "không có quyền nói ra nói vào".
Theo luận điệu của ông ta thì khu vực này thực sự có tài nguyên dầu khí phong phú, trước đó Trung Quốc đã tiến hành thăm dò ở đây. Đối với tài nguyên dầu khí Biển Đông, Trung Quốc luôn kiên trì nguyên tắc "cùng khai thác", nhưng Philippines luôn "mưu toan độc chiếm".
Hơn nữa, ông ta nói, do trước đây khả năng tuần tra của cơ quan chấp pháp trên biển của Trung Quốc không đủ, nên ngư dân Trung Quốc thường bị Philippines "bắt nạt".
Đến nay, sau khi thực lực cứng của Trung Quốc tăng lên, được sự hỗ trợ của thế lực bên ngoài khu vực, Philippines nhiều lần "nhảy lên phô trương thanh thế", mục đích chính là thu hút sự chú ý của dư luận quốc tế, phối hợp với đệ trình đơn về trọng tài Biển Đông lên Tòa án Luật biển quốc tế vào cuối tháng này.
Tàu ngầm Hồ Chí Minh đã về nước, sẵn sàng bảo vệ chủ quyền biển đảo (những hình ảnh này thường xuyên xuất hiện trên báo chí TQ khi nói về vấn đề Biển Đông). |
Trên đây là nội dung phản ánh rõ bản chất của dư luận Trung Quốc và người đứng sau các “loa phóng thanh” này. Qua đây, chúng ta có thể thấy rõ cỗ máy tuyên truyền của Trung Quốc luôn mồm gào thét về cái gọi là chủ quyền của Trung Quốc đối với lãnh thổ, lãnh hải trong "đường lưỡi bò".
Các phát ngôn và hành động cụ thể, liên tiếp của Trung Quốc trên Biển Đông đều phản ánh rõ tham vọng nuốt chửng Biển Đông, bất chấp luật pháp quốc tế và sự thực lịch sử.
Rõ ràng, Trung Quốc muốn lãnh thổ, lãnh hải và muốn cả tài nguyên ở thềm lục địa, vùng đặc quyền của nước khác (gần đây, Trung Quốc từng mời thầu tại thềm lục địa của Việt Nam).
Trung Quốc chủ trương “cùng khai thác”, nhưng mà đòi chủ quyền cộng với cùng khai thác ở lãnh thổ, lãnh hải của Việt Nam hay của Philippines thì Việt Nam và Philippines không thể chấp nhận. Thế giới văn minh hiện nay không có chỗ cho kẻ đầu gấu thích làm gì thì làm.
Trước những thế lực đang nhòm ngó lãnh thổ, lãnh hải và tài nguyên như vậy, các nước quanh Biển Đông cần hết sức đề phòng cảnh giác và sẵn sàng ứng phó. Chúng ta kiên quyết giữ vững lãnh thổ, lãnh hải và tài nguyên của mình, cũng hoàn toàn có thực lực để làm điều đó, đồng thời kiên quyết không để dầu khí cháy thành ngọn lửa chiến tranh như Trung Đông.
Tàu ngầm Hồ Chí Minh đã về nước, sẵn sàng bảo vệ chủ quyền biển đảo |
Tàu ngầm Hà Nội (bên trái) và tàu ngầm Hồ Chí Minh thuộc lữ đoàn 189, Hải quân Việt Nam, sẽ hợp sức với nhau, sẵn sàng bảo vệ chủ quyền biển đảo. |