Khu nhận biết phòng không biển Hoa Đông do Trung Quốc tuyên bố |
Tờ "Yomiuri Shimbun" Nhật Bản ngày 12 tháng 3 đưa tin, đối với việc Trung Quốc lập ra Khu nhận biết phòng không (còn gọi là Vùng nhận dạng) trên biển Hoa Đông, chính phủ hai nước Nhật-Mỹ đã trình thư chung lên Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế, nghi ngờ cách làm của Trung Quốc sẽ hạn chế máy bay hàng không dân dụng nước khác bay ở bầu trời quốc tế, đề nghị này đang được ủng hộ ngày càng nhiều, cộng đồng quốc tế đã tăng cường cảnh giác đối với các vấn đề như Trung Quốc chuẩn bị lập Khu nhật biết phòng không ở Biển Đông, mối đe dọa tăng lên.
Trong 36 nước thành viên của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế, ủng hộ đề nghị trừ. Trong khi đó, nước không ủng hộ chỉ có một số nước như chính Trung Quốc, Nga.
Hàn Quốc - nước có Khu nhận biết phòng không Trung Quốc chồng chéo một phần với Trung Quốc, cũng đã bày tỏ ủng hộ. Nguồn tin từ Chính phủ Nhật Bản cho biết "Thuyết mối đe dọa Trung Quốc đã thành công lan truyền ở Nhật, Mỹ, đặc biệt Hàn Quốc là một thành quả lớn".
Khu nhận biết phòng không Bắc Mỹ |
Bài báo cho biết, hạ tuần tháng 11 năm 2013, Trung Quốc lập ra Khu nhận biết phòng không ở biển Hoa Đông, bao trùm lên đảo Senkaku, các hòn đảo lân cận và vùng trời trên vùng biển quốc tế, gây căng thẳng cho toàn bộ khu vực.
Trung Quốc yêu cầu các công ty hàng không trình báo kế hoạch bay, đe dọa sẽ dùng quân đội áp dụng các biện pháp khẩn cấp đối với những máy bay không phục tùng.
Thư chung yêu cầu xác nhận, cơ quan quản lý hàng không các nước không có quyền hạn chế bay đối với máy bay hàng không dân dụng bay qua ở vùng thông báo bay (do tổ chức hàng không dân dụng quốc tế đưa ra, dùng để quản lý hàng không của các nước hoặc khu vực ở vùng này và một khu trách nhiệm dịch vụ thông báo hàng không).
Bài báo phân tích, Nhật-Mỹ sở dĩ tăng cường đoàn kết là xuất phát từ các bước đi của Nhật-Mỹ không thống nhất sau khi Trung Quốc lập ra Khu nhận biết phòng không biển Hoa Đông.
Khu nhận biết phòng không Nhật Bản |
Trung Quốc chắc chắn sẽ lập Khu nhận biết phòng không Biển Đông
Tờ "Quốc tế trực tuyến" Trung Quốc ngày 14 tháng 2 có bài viết dẫn lời Tôn Triết, chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu quan hệ Trung-Mỹ, Viện nghiên cứu quan hệ quốc tế đương đại, Đại học Thanh Hoa, Trung Quốc cho rằng, xu hướng tổng thể chính sách Trung Quốc của Mỹ có thể khái quát là hợp tác rộng rãi, cạnh tranh sâu sắc và xung đột hạn chế.
Ông nói: "Trung-Mỹ hiện nay mỗi năm có trao đổi kinh tế thương mại từ 500 tỷ USD trở lên, lưu học sinh Trung Quốc đã chiếm 1/3 lưu học sinh nước ngoài của các trường đại học Mỹ". Những điều này đã quyết định cục diện tổng thể của quan hệ Trung-Mỹ.
Vừa qua, Mỹ phê phán Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe thăm đền Yasukuni, nhưng lại đổi tên gọi "đảo Điếu Ngư" thành "đảo Senkaku". Trước đó, Hải quân Trung Quốc và Mỹ cũng đã đối đầu trên Biển Đông.
Gần đây, các chính khách Nhật Bản, Mỹ liên tiếp lên tiếng phản đối bác bỏ cho rằng, "đường lưỡi bò trên Biển Đông không phù hợp với luật pháp quốc tế", "phản đối Trung Quốc lập Khu nhận biết phòng không"... Tuy nhiên, Tôn Triết khẳng định, Trung Quốc "chắc chắn phải lập Khu nhận biết phòng không Biển Đông".
Tôn Triết cho rằng: "Hành động này là để chống lại tàu chiến, máy bay Mỹ đến gần trinh sát (do thám) đối với Trung Quốc, Mỹ mỗi năm có 500 - 600 lần trinh sát như vậy, không đuổi họ đi thì Quân đội Trung Quốc như có xương cá mắc trong cổ họng, cảm giác bị sỉ nhục".
Theo Tôn Triết, đây là một trong ba trở ngại lớn của giao lưu quân sự Trung-Mỹ, bao gồm bán vũ khí cho Đài Loan, đến gần trinh sát và Luật trao quyền quốc phòng của Mỹ.