Sau trưng cầu ở Crimea ông Putin sẽ dùng thượng, trung hay hạ sách?

18/03/2014 13:29
Việt Dũng
(GDVN) - Đây cũng là kết quả mà các nước phương Tây như Mỹ hoàn toàn không muốn nhìn thấy.
Dầu mỏ cũng là vũ khí hạng nặng của Nga
Dầu mỏ cũng là vũ khí hạng nặng của Nga
Sau khi kết thúc trưng cầu dân ý, kết quả sẽ ảnh hưởng thế nào đối với các bên? một chuyên gia bình luận cho rằng, trưng cầu dân ý độc lập của Crimea thực chất là chia cắt đất nước do khủng hoảng chính trị Ukraine dẫn đến, trong khi đó các nước Nga, Mỹ và EU cùng với tổ chức khu vực can thiệp nội bộ Ukraine là nhân tố bên ngoài, bất cứ bên nào đều có ý định dùng "tính bài xích" để được lợi ở Ukraine.
Nga có 3 sách lược đối với Ukraine: Thượng sách là Nga gây sức ép với chính quyền mới ở Ukraine duy trì hiện trạng và giữ các lợi ích cốt lõi ở Ukraine.

Sách lược trung bình (trung sách) là chính quyền mới của Ukraine thân phương Tây, muốn huỷ bỏ một số thỏa thuận và điều ước Nga-Ukraine, Nga sẽ khuyến khích Crimea độc lập, đồng thời ký kết thỏa thuận với Crimea bảo đảm lợi ích cốt lõi của Nga ở bán đảo Crimea, nhưng lúc này không nhất định đồng ý tiếp nhận Crimea gia nhập Nga.

Dầu mỏ tích trữ của Nga
Dầu mỏ tích trữ của Nga

Hạ sách là hoàn toàn tiếp nhận Crimea làm một phần của Nga, hành động này sẽ làm cho quan hệ Nga-phương Tây đột ngột căng thẳng, "đánh cờ" của hai bên về chính trị, kinh tế và quân sự sẽ khó tránh khỏi.

Có bình luận cho rằng, trưng cầu dân ý độc lập của Crimea sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đối với địa-chính trị khu vực này. Đối với Crimea, có lẽ là một việc tốt, dù sao đa số người Crimea trông đợi quay trở về với Nga, nhưng không loại trừ dân tộc thiểu số khác của Crimea chống đối và gây ra mâu thuẫn dân tộc, cũng không loại trừ Ukraine và nước khác ủng hộ dân tộc thiểu số can thiệp tiến trình độc lập.

Đối với Ukraine, đây là điều không thể chấp nhận. Đối với Nga, nhìn về lâu dài là việc tốt, hành động này sẽ làm cho Nga tăng cường đáng kể tầm ảnh hưởng sự hiện diện quân sự và chính trị ở Biển Đen và Địa Trung Hải, quyền phát ngôn của Nga trong vấn đề Trung Đông sẽ tăng mạnh.

ga sẽ tăng cường vai trò ảnh hưởng ở Biển Đen, Địa Trung Hải? Trong hình là biên đội tàu sân bay Kuznetsov Nga
ga sẽ tăng cường vai trò ảnh hưởng ở Biển Đen, Địa Trung Hải? Trong hình là biên đội tàu sân bay Kuznetsov Nga
Đây cũng là kết quả mà các nước phương Tây như Mỹ hoàn toàn không muốn nhìn thấy. Nhưng trong ngắn hạn, quan hệ giữa Nga và phương Tây sẽ thụt lùi rất lớn, khả năng va chạm mới giữa phương Đông và phương Tây sẽ tăng cao.

Theo Tống Trung Bình, cuộc đại chiến giữa trừng phạt và chống trừng phạt sắp nổ ra: Một là phương Tây loại Nga ra khỏi mặt trận phương Tây, tức là trục xuất Nga khỏi G8. Hai là tiến hành trừng phạt kinh tế đối với Nga và đóng băng lợi ích kinh tế của Nga ở nước ngoài.

Ba là nhanh chóng kết nạp Ukraine vào danh sách mở rộng về phía đông của NATO, hoàn toàn không loại trừ tăng cường hiện diện quân sự ở Địa Trung Hải và Biển Đen, trong đó có triển khai radar cảnh báo sớm thuộc hệ thống phòng thủ tên lửa ở Ukraine, tức là dưới "mí mắt" Nga.

Nhưng, đối với Nga, Nga không lo ngại đối đầu với phương Tây, dù sao mức độ lệ thuộc của Nga đối với phương Tây không cao, cộng với mức độ lệ thuộc vào năng lượng của châu Âu, Ukraine đối với Nga còn rất cao, đây cũng là "con bài kinh tế" Nga có thể đánh.

Ngoài ra, Nga cũng sẽ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa nhằm vào phương Tây ở Ukraine, cũng không loại trừ đem tên lửa đạn đạo trong đó có Iskander nhằm vào những mục tiêu này.

Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Topol-My của Nga
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Topol-My của Nga

Crimea và Cosovo

Nhìn vào sự phát triển của tình hình hiện nay, vấn đề Crimea không giống lắm với vấn đề Kosovo. Một là, vấn đề Kosovo là phương Tây can thiệp vào công việc nội bộ của Serbia, cho rằng dân tộc Albania bị dân tộc Serbia bức hại, nên đặt Kosovo dưới sự bảo hộ của "Khu bảo trợ Liên hợp quốc"; trong khi đó, Crimea không tồn tại "ức hiếp dân tộc", sự hiện diện quân sự của Nga hiện nay hoàn toàn là thực hiện hiệp ước giữa hai nước Nga-Ukraine, cũng không tồn tại vấn đề bảo hộ Crimea.

Hai là sự độc lập của Kosovo ở mức độ nhất định là do các nước phương Tây đứng đầu là Mỹ thúc đẩy, đến nay độc lập chủ quyền của họ đã được hơn 100 nước thừa nhận.

Nhưng, Nga hoàn toàn không trắng trợn bày tỏ ủng hộ đòi hỏi độc lập của Crimea như các nước phương Tây, chỉ nói Nga sẽ tôn trọng kết quả trưng cầu dân ý của Crimea.

Nga còn hy vọng duy trì hiện trạng, điều này có lẽ phù hợp hơn với lợi ích thực tế của Nga hiện nay. Nhưng, điều này cũng tồn tại biến số, trong cuộc bầu cử mới vào tháng 5 của Ukraine, một khi chính quyền mới "thân phương Tây" lên nắm quyền, Nga không loại trừ thay đổi lập trường thận trọng trong vấn đề Crimea.

Kosovo độc lập phải chăng có thể trở thành tiền lệ độc lập của Crimea, quan trọng là ở "đánh cờ" của các lực lượng chính trị quốc tế đằng sau Ukraine.

Nga có thể cho rằng Kosovo độc lập là bất hợp pháp, bởi vì sự độc lập của Kosovo không phù hợp với lợi ích quốc gia của  Nga. Tương tự, Crimea độc lập cũng sẽ làm cho ý đồ đoạt lấy "Ukraine hoàn chỉnh" của Mỹ, EU bị tan vỡ.

Lực lượng xe tác chiến quân Nga hành tiến
Lực lượng xe tác chiến quân Nga hành tiến
Tòa án quốc tế đã tuyên bố phán quyết Kosovo độc lập, nhưng chỉ thừa nhận về mặt kỹ thuật họ "có thể đơn phương tuyên bố độc lập", đã né tránh vấn đầy quan trọng nhạy cảm - toàn vẹn lãnh thổ phải chăng cao hơn quyền tự quyết.

Trên thực tế, vấn đề "Kosovo độc lập phải chăng hợp pháp" đã để lại cho các nước trên thế giới: Anh muốn thừa nhận là thừa nhận, không muốn thừa nhận thì không thừa nhận, Crimea có lẽ cũng như vậy.

Việt Dũng