TQ bị "tái cân bằng" kích thích, tàu sân bay tập trung cho Biển Đông

04/12/2014 08:08
Việt Dũng
(GDVN) - Mỹ luôn lôi kéo các đồng minh, nhất là Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và Philippines để tăng cường lực lượng ở khu vực xung quanh Trung Quốc...
Biên đội tàu sân bay Liêu Ninh, Hải quân Trung Quốc
Biên đội tàu sân bay Liêu Ninh, Hải quân Trung Quốc

Trang mạng "The Hindu" Ấn Độ ngày 3 tháng 12 đăng bài viết "Trung Quốc có thể sẽ tăng thêm tàu sân bay để ứng phó khu vực" cho rằng, các nhà hoạch định chính sách quân sự của Trung Quốc có thể đang cân nhắc chế tạo ít nhất 3 tàu sân bay, đây là một phần trong phản ứng trước "tái cân bằng" của Mỹ.

Theo bài báo, một phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc từng dẫn lời "chuyên gia quân sự" cho rằng: "Một quốc gia ít nhất cần 3 tàu sân bay mới có thể hình thành sức chiến đấu cơ bản".

Nhưng, bài viết này cũng dẫn báo Nga cho rằng, Trung Quốc có kế hoạch trang bị 4 tàu sân bay, bao gồm cả tàu sân bay Liêu Ninh.

Có chuyên gia phân tích cho rằng, những tranh luận sôi nổi trong Quân đội Trung Quốc về quy mô và năng lực của hải quân đã bị kích thích bởi chiến lược "tái cân bằng" của chính quyền Obama. Mỹ luôn lôi kéo các đồng minh, nhất là Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và Philippines để tăng cường lực lượng ở khu vực xung quanh Trung Quốc.

Tàu sân bay Liêu Ninh ở quân cảng Thanh Đảo
Tàu sân bay Liêu Ninh ở quân cảng Thanh Đảo

Bài báo cho rằng, theo truyền thông Trung Quốc, trước tiên Trung Quốc sẽ chế tạo một chiếc tàu sân bay 001A. Bài viết này dẫn lời tờ "Kanwa Defense Review" cho rằng, công ty công nghiệp đóng tàu Đại Liên vào cuối năm 2013 đã bắt đầu chế tạo chiếc tàu sân bay đầu tiên. Chiếc tàu sân bay nội thứ hai sẽ chế tạo tại nhà máy đóng tàu Giang Nam, Thượng Hải.

Bài báo cho rằng, lượng giãn nước của hai chiếc tàu sân bay đầu tiên rất có khả năng có lượng giãn nước khoảng 30.000 - 40.000 tấn, cơ bản tương đương với tàu sân bay Vikramaditya của Hải quân Ấn Độ.

Theo bài báo, mặc dù biên đội tàu sân bay có tính chất đặc biệt "biển sâu", nhưng các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc xem ra có xu hướng coi Biển Đông là khu vực triển khai trọng điểm, bởi vì ở đó tồn tại rất nhiều "tình hình căng thẳng lãnh thổ" ngày càng trầm trọng.

Trung Quốc còn tranh cãi gay gắt về lợi ích và thách thức công nghệ của tàu sân bay động cơ hạt nhân. Trung Quốc rất có thể sử dụng động cơ tua-bin chạy khí hạng nặng R0110 được nghiên cứu chế tạo gần đây và có thể trạng bị động cơ hạt nhân cho tàu sân bay nội thứ hai.

Tàu khu trục tên lửa Côn Minh số hiệu 172 Type 052D, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc
Tàu khu trục tên lửa Côn Minh số hiệu 172 Type 052D, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc

Trung Quốc đã sở hữu một lực lượng tàu ngầm động cơ hạt nhân, nhưng làm thế nào để sử dụng an toàn động cơ hạt nhân cho tàu sân bay vẫn tồn tại những trở ngại công nghệ rất lớn.

Việc xây dựng biên đội tàu sân bay (do cụm chiến đấu gồm tàu chiến và tàu ngầm chi viện và đi cùng tàu sân bay) luôn là trung tâm bàn luận của Quân đội Trung Quốc.

Bài viết tiết lộ, khi tàu sân bay Liêu Ninh quay trở về Thanh Đảo ngày 27 tháng 10, ít nhất có 8 tàu chiến mặt nước và tàu ngầm tạo thành biên đội đi theo, từ đó đã cho thấy quy mô của biên đội tàu sân bay tương lai.

Trung Quốc đang chế tạo rất nhiều tàu khu trục 052D và tàu hộ vệ 054A, chúng sẽ cùng huấn luyện với tàu Liêu Ninh. Truyền thông Trung Quốc cho rằng, trong tương lai, một khi tàu sân bay chính thức đưa vào hạt động sẽ loại bỏ vấn đề "tàu hộ tống".

Tàu hộ vệ tên lửa Vận Thành số hiệu 571. Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc
Tàu hộ vệ tên lửa Vận Thành số hiệu 571. Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc
Việt Dũng