Tàu ngầm TQ mang tên lửa hành trình có thể tấn công 50 bang Mỹ?

11/12/2014 09:39
Việt Dũng
(GDVN) - "Tàu ngầm hạt nhân mới mang theo đầu đạn hạt nhân của TQ sẽ lần đầu tiên tiến hành tuần tra chiến lược, có năng lực tấn công hạt nhân trên biển".
Hình ảnh vệ tinh Google chụp dược nghi ngờ là tàu ngầm hạt nhân chiến lược Type 094 thứ năm của Trung Quốc
Hình ảnh vệ tinh Google chụp dược nghi ngờ là tàu ngầm hạt nhân chiến lược Type 094 thứ năm của Trung Quốc

Tờ "Thời báo Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 10 tháng 12 đăng bài viết "Báo Mỹ thổi phồng: Tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc mang theo tên lửa hành trình vươn tới 50 bang nước Mỹ".

Bài báo viết: "Sau lần đầu tiên tiến hành thử nghiệm hạt nhân được 50 năm, tàu ngầm hạt nhân mới mang theo đầu đạn hạt nhân của Trung Quốc sẽ lần đầu tiên tiến hành tuần tra chiến lược, điều này sẽ làm cho Trung Quốc lần đầu tiên trong lịch sử có năng lực tấn công hạt nhân trên biển tin cậy. Nếu tàu ngầm hạt nhân bắn tên lửa từ vùng biển phía đông Hawaii, toàn bộ 50 bang của Mỹ đều nằm trong phạm vi tấn công".

Báo Trung Quốc cho rằng, thổi phồng mối đe dọa quân sự Trung Quốc không phải là vấn đề mới ở Mỹ. Bài báo ngày 9 tháng 12 của Bloomberg Mỹ đã đặt trung tâm chú ý vào một vấn đề chưa được xác nhận nhưng lại là "mốt nhất" - tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc sẽ tiến hành tuần tra chiến lược có mang theo đạn.

Theo bài báo, truyền thông Mỹ tập trung vào nhấn mạnh đến sự lợi hại của "lần đầu tiên", hình dung nó là "bước nhảy cuối cùng hướng tới năng lực báo thù hạt nhân tin cậy của Trung Quốc", nhưng thông tin của một bối cảnh quan trọng lại bị họ coi nhẹ: Lực lượng hạt nhân trên biển - được cho là đại diện cho xu thế phát triển trong tương lai - đang trở thành tiêu chuẩn của nước lớn hạt nhân chủ yếu trên thế giới. Mỹ đã đi trước nhất trên phương diện này.

Tàu ngầm hạt nhân chiến lược Type 094 Trung Quốc đậu tại cảng vào tháng 2 năm 2013
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược Type 094 Trung Quốc đậu tại cảng vào tháng 2 năm 2013

Báo Trung Quốc đặt câu hỏi: Đằng sau sự thổi phồng là sự lo ngại thiết thực của Mỹ đối với "hậu phát chế nhân" (lùi một bước để đánh trả đối phương) của Trung Quốc, hay là tuyên bố mạnh mẽ đối với việc ưu thế tuyệt đối của bản thân không ai được phép thách thức?

Bloomberg ngày 9 tháng 12 lấy "Trung Quốc đặt vũ khí hạt nhân ở dưới nước không nhìn thấy" làm tiêu đề, cho rằng, Trung Quốc đang chuẩn bị sử dụng tên lửa hạt nhân có thể vươn tới Mỹ để vũ trang cho tàu ngầm bí mật nhất của họ, từ đó khoác chiếc áo "tàng hình" cho kho vũ khí hạt nhân, để tiến hành báo thù sau khi bị kẻ thù tấn công hạt nhân.

Sau 50 năm Trung Quốc lần đầu tiên thử hạt nhân, tàu ngầm lớp Tấn - hầu như khó mà giám sát, trang bị tên lửa hạt nhân Cự Lang-2 - sẽ giành cho Trung Quốc độ linh hoạt lớn hơn để đáp trả các cuộc tấn công.

Báo cáo thường niên do Ủy ban đánh giá kinh tế và an ninh Mỹ-Trung của Quốc hội Mỹ đệ trình cho rằng, loại tàu ngầm hạt nhân này có thể lần đầu tiên mang theo đạn dược tuần tra trước cuối năm 2014, "làm cho Trung Quốc lần đầu tiên có khả năng đe dọa hạt nhân trên biển tin cậy".

Nhà phân tích chiến lược độc lập Nicolas Giacometti cho rằng: "Lực lượng hạt nhân của Trung Quốc sẽ lần đầu tiên trong lịch sử có thể tấn công các cuộc tấn công đợt đầu, đây là bước nhảy cuối cùng để Trung Quốc hướng tới khả năng báo thù hạt nhân tin cậy".

Tàu ngầm hạt nhân chiến lược Type 094 Hải quân Trung Quốc
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược Type 094 Hải quân Trung Quốc

Bài báo dẫn lời chuyên gia cho rằng, trước năm 2006, thứ duy nhất có thể mang theo đầu đạn hạt nhân tấn công lãnh thổ Mỹ của Trung Quốc là tên lửa đạn đạo nhiên liệu lỏng Đông Phong-5A được bắn từ giếng. Tên lửa rót nhiên liệu cần vài giờ, dễ bị tấn công. Để bảo vệ những tên lửa này, Trung Quốc đã xây dựng giếng phóng giả và đã áp dụng biện pháp bảo mật.

Năm 2006, Trung Quốc đã sở hữu tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Đông Phong-31A, tầm bắn tối đa 11.200 km. Loại tên lửa này sử dụng nhiên liệu thể rắn, chỉ cần trang bị trước cho đầu đạn, hầu như có thể lập tức bắn.

Căn cứ vào báo cáo của Ủy ban đánh gia kinh tế và an ninh Mỹ-Trung, hiện nay, Trung Quốc sở hữu 3 tàu ngầm lớn Tấn loại này, trước năm 2020 có triển vọng tiếp tục tăng thêm 2 chiếc. Mỗi chiếc có thể mang theo 12 quả tên lửa Cự Lang-2.

Tên lửa Cự Lang-2 có tầm bắn 4.598 dặm Anh, bắn từ duyên hải Trung Quốc có thể tấn công Alaska, bắn từ vùng biển phía nam Nhật Bản có thể tấn công Alaska và Hawaii, bắn từ vùng biển phí tây Hawaii có thể tấn công lãnh thổ phía tây nước Mỹ, bắn từ vùng biển phía đông Hawaii có thể bao trùm toàn bộ 50 bang của Mỹ.

Trang mạng "Thời báo thương mại quốc tế" Australia đăng bài "Tên lửa hạt nhân tầm xa của tàu ngầm tàng hình Trung Quốc có thể tấn công Mỹ, Tây Thái Bình Dương thậm chí khu vực xa hơn", cho rằng, tàu ngầm lớp Tấn mang theo tên lửa Cự Lang-2 Trung Quốc hầu như không thể bị dò tìm, điều này có nghĩa là tàu ngầm có tính năng tàng hình mạnh nhất của Trung Quốc đã có thực lực bắn tên lửa hạt nhân tới Mỹ, Mỹ tiếp tục tiến hành ứng phó có lẽ đã muộn?.

Tàu ngầm hạt nhân chiến lược Type 094 Hải quân Trung Quốc (nguồn mạng sina TQ)
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược Type 094 Hải quân Trung Quốc (nguồn mạng sina TQ)

Tờ "The Japan Times" ngày 9 tháng 12 cho rằng, sự tiến bộ của Trung Quốc khiến cho cơ quan quốc phòng Mỹ lo ngại. Ngày 2 tháng 12 tại phiên điều trần của Ủy ban quân sự Thượng viện, khi trả lời về sự phát triển sức mạnh quân sự của Trung Quốc, Đô đốc Harris, người được đề cử làm Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương, Quân đội Mỹ nói: "Chúng ta cần phải tiếp tục thúc đẩy hiện đại hóa năng lực hạt nhân của chúng ta".

Bài báo còn dẫn chuyên gia phân tích cho rằng, Trung Quốc sẽ không thay đổi chính sách đã được kiên trì lâu dài, tức là không sử dụng trước vũ khí hạt nhân. Việc triển khai tàu ngầm kiểu mới sẽ thúc đẩy Trung Quốc khẳng định với quân đội nước ngoài rằng, những tàu ngầm này luôn luôn nằm trong sự quản lý, kiểm soát tích cực, sĩ quan chỉ huy cao cấp hải quân và các nhà lãnh đạo chính trị có thể thông tin và kiểm soát chúng.

Trang mạng "Nhật báo Phố Wall" ngày 27 tháng 10 cũng đăng bài viết "Mối đe dọa sâu sắc: Năng lực tàu ngầm được Trung Quốc không ngừng phát triển phá vỡ cân bằng sức mạnh", cho rằng, lực lượng tàu ngầm ngày càng mạnh của Trung Quốc là thách thức lớn nhất của nước lớn trỗi dậy này đối với cục diện sức mạnh quân sự khu vực, sự phát triển của nó không chỉ đã tăng cường thực lực kho vũ khí hạt nhân, mà cũng đã tăng cường thực lực để Trung Quốc đưa ra yêu sách lãnh thổ và ngăn chặn sự can thiệp của Mỹ.

Văn phòng tình báo Hải quân Mỹ tiết lộ, Trung Quốc năm nay sẽ thực hiện cột mốc mới, tức là lần đầu tiên tàu ngầm được vũ trang đầy đủ, mang theo tên lửa hạt nhân tiến hành tuần tra dưới nước. Tên lửa mang theo của tàu ngầm Trung Quốc có thể từ Đông Á tấn công Hawaii và Alaska, cũng có thể từ giữa Thái Bình Dương tấn công đại lục Mỹ.

Tàu ngầm hạt nhân chiến lược Type 094 Hải quân Trung Quốc
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược Type 094 Hải quân Trung Quốc
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược Type 094 bị nghi ngờ là chụp tại Tam Á, Hải Nam, Trung Quốc
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược Type 094 bị nghi ngờ là chụp tại Tam Á, Hải Nam, Trung Quốc
Hình ảnh vệ tinh về vài tàu ngầm hạt nhan đậu ở căn cứ Hạm đội Nam Hải
Hình ảnh vệ tinh về vài tàu ngầm hạt nhan đậu ở căn cứ Hạm đội Nam Hải
Hình ảnh vệ tinh được cho là tàu ngầm Type 094 đậu tại cảng
Hình ảnh vệ tinh được cho là tàu ngầm Type 094 đậu tại cảng
Tàu ngầm hạt nhân Type 093 và Type 094 Trung Quốc đậu tại cảng
Tàu ngầm hạt nhân Type 093 và Type 094 Trung Quốc đậu tại cảng
Việt Dũng