Quân đội Việt Nam triển khai tên lửa phòng không trên quần đảo Trường Sa |
Các tờ báo điện tử Trung Quốc vừa dẫn trang mạng "Jane's Defense Weekly" Anh ngày 8 tháng 1 đưa tin, một loạt tuyên bố của Bộ Quốc phòng Việt Nam kể từ ngày 1 tháng 1 đã ngầm cho biết, Việt Nam muốn tiếp tục đầu tư nghiên cứu phát triển quân sự, muốn thực hiện nhiệm vụ như Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, Thượng tướng Trương Quang Khánh đã phát biểu vào ngày 6 tháng 1, đó là "có thể ứng dụng vào nghiên cứu phát triển thực tế để tạo ra nhiều hơn sản phẩm quân sự có giá trị".
Một tuyên bố trước đó dẫn lời Thiếu tướng Hoàng Bằng, Chính ủy Viện Khoa học và Công nghệ quân sự, Bộ Quốc phòng Việt Nam đã nhẫn mạnh trọng điểm công tác năm 2014, đó là tăng cường các chương trình đào tạo có lợi cho nghiên cứu khoa học quân sự, đồng thời tăng cường hợp tác giữa Viện Khoa học và Công nghệ quân sự với các quân chủng Hải, Lục, Không quân. Viện Khoa học và Công nghệ quân sự đại diện cho Bộ Quốc phòng đã chủ trì rất nhiều chương trình nghiên cứu khoa học.
Những mục tiêu khác trong năm 2014 của Bộ Quốc phòng Việt Nam gồm có đưa vào chương trình đào tạo trong các doanh nghiệp quốc phòng, thúc đẩy sáng tạo, đổi mới và nghiên cứu khoa học. Quan chức cấp cao Bộ Quốc phòng Việt Nam cũng đều yêu cầu các ngành nghề địa phương "bắt kịp" với tiến triển các hoạt động quan trọng của Bộ Quốc phòng, thông qua hoạt động nghiên cứu khoa học tích cực hơn để "tìm kiếm và đề xuất các phương án giải quyết".
Việt Nam đẩy mạnh phát triển máy bay không người lái để theo kịp xu thế thời đại |
Bài báo cho rằng, động thái nâng cao thực lực nghiên cứu khoa học và công nghệ quân sự của Việt Nam tiếp tục trở thành chủ đề ngày càng nổi bật. Chẳng hạn, năm 2012 và năm 2013, Việt Nam đã đầu tư tự nghiên cứu phát triển và mua sắm một loạt hệ thống quân sự hiện đại, đặc biệt là những hệ thống quân sự có liên quan đến C4ISR và máy bay không người lái.
Căn cứ vào chiến lược phát triển thực lực quân sự của Hà Nội, ngày càng nhiều chương trình nghiên cứu khoa học loại này đang tiến hành hợp tác với các công ty nước ngoài. Chẳng hạn, công ty Việt Nam hợp tác với các công ty Thuỵ Điển và Nga, cùng phát triển máy bay không người lái chiến thuật. Các công ty Nga và Hà Lan cũng đang trợ giúp các chương trình xây dựng hải quân của Việt Nam.
Theo bài báo, động thái quan tâm đến nghiên cứu khoa học và phát triển thực lực có liên quan xuất phát từ việc tăng cường thực lực quân sự để bảo vệ "nhu cầu không ngừng mở rộng lợi ích" của Việt Nam trên Biển Đông. Theo bài báo, hiện nay, Việt Nam đang còn "yếu" và lệ thuộc vào nhập khẩu sản phẩm quân sự của nước ngoài.
Tàu ngầm Hà Nội đã về nước, sẵn sàng bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng trên Biển Đông. Tàu ngầm Tp. Hồ Chí Minh cũng sắp về Việt Nam. |