Biển Đông sẽ ra sao nếu Trung Quốc giở bài cùn rút khỏi UNCLOS?

09/07/2013 13:00
Hồng Thủy (Nguồn: SCMP)
(GDVN) - Trung Quốc có thể rút khỏi UNCLOS, và điều này sẽ có hiệu lực 1 năm sau đó. Tuy nhiên Bắc Kinh sẽ phải trả một cái giá nặng về mặt chính trị, không chỉ là sự công kích quốc tế mà còn tạo ra sự sợ hãi, thậm chí là bất ổn trong khu vực và đẩy các nước láng giềng về phía Mỹ.
Học giả Mark J. Valencia
Học giả Mark J. Valencia
Ngày 9/7 tiến sỹ Mark J. Valencia, một học giả về chính trị - hàng hải tại Hawaii, đồng thời là giáo sư thỉnh giảng tại viện Nghiên cứu Nam Hải (Biển Đông) - Trung Quốc có bài phân tích về sự nguy hiểm một khi Trung Quốc giở bài cùn, rút khỏi Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS).
Thời gian vừa qua Trung Quốc trở thành tâm điểm của những cáo buộc về chính trị và pháp lý xung quanh việc vi phạm UNCLOS. Mặc dù tại diễn đàn an ninh khu vực ASEAN vừa diễn ra tại Brunei, Bắc Kinh tuyên bố sẵn sàng "tham vấn" với ASEAN về bộ Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC), tuy nhiên không có bất kỳ sự thay đổi nào trong yêu sách "chủ quyền" của Trung Quốc ở Biển Đông cũng như những chỉ trích mà nó vấp phải. Mark J.Valencia đặt câu hỏi, hậu quả sẽ là gì nếu Trung Quốc "chán ngấy" với những lời chỉ trích và (sẵn sàng giở bài cùn) rút khỏi công ước UNCLOS? Trung Quốc phê chuẩn UNCLOS vào năm 1996. Tuy nhiên các bên
tranh chấp ở Biển Đông cũng như các quan điểm ủng hộ họ (Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Canada, Úc, các bên có lợi ích tự do hàng hải tại Biển Đông) đều cáo buộc yêu sách "chủ quyền" của Trung Quốc ở Biển Đông với đường 9 đoạn (còn gọi là đường lưỡi bò, phi pháp và phi lý) không phù hợp với các điều ước quốc tế quy định trong UNCLOS. Philippines với sự ủng hộ của Mỹ đã kiện đường 9 đoạn của Trung Quốc ở Biển Đông ra trọng tài Liên Hợp Quốc về Luật Biển được thành lập theo UNCLOS, tuy nhiên Bắc Kinh đã từ chối tham gia. Trong khi đó các bên tranh chấp cũng như Mỹ và nhiều cường quốc phương Tây khác đều chỉ trích một số hành động của Trung Quốc vi phạm tự do hàng hải trong phạm vi vùng kinh tế đặc quyền 200 hải lý của họ.
Một số nhà phân tích chính trị Trung Quốc, đặc biệt là nhóm học giả tướng tá trong quân đội nước này đặt câu hỏi tại sao Trung Quốc lại phê chuẩn UNCLOS trước. Ngoài ra, Trung Quốc và các nước đang phát triển khác xem UNCLOS như một hợp đồng trọn gói với nhiều "món hời" giữa các cường quốc hàng hải và các nước đang phát triển, bao gồm cả quyền lợi hàng hải rộng lớn của các cường quốc biển cũng như hoạt động khai thác tài nguyên dưới đáy biển. Mặc dù đến nay đã có 164 nước phê chuẩn UNCLOS, nhưng Mỹ vẫn không tham gia. Đó là lý do tại sao Mỹ bị (Trung Quốc) phê phán là đạo đức giả, và vô tình Mỹ đã gợi ý cho Trung Quốc một lựa chọn (nguy hiểm) để thoát khỏi tình trạng (sức ép) hiện nay.
Trung Quốc có thể rút khỏi UNCLOS, và điều này sẽ có hiệu lực 1 năm sau đó. Tuy nhiên Bắc Kinh sẽ phải trả một cái giá nặng về mặt chính trị, không chỉ là sự công kích quốc tế mà còn tạo ra sự sợ hãi, thậm chí là bất ổn trong khu vực và đẩy các nước láng giềng về phía Mỹ. Mặt khác, nếu (đánh bài cùn) rút khỏi UNCLOS Trung Quốc sẽ mất đi lợi thế tuyên truyền so với Mỹ mà nó đang áp dụng trong vấn đề tranh chấp biển đảo. Tuy nhiên, Mark J.Valencia cho rằng cũng có những lợi thế đối với Bắc Kinh. Một khi rút khỏi UNCLOS, cũng giống như Mỹ hiện nay, Trung Quốc có thể tự do lựa chọn những quy định của UNCLOS để giải thích yêu sách theo hướng có lợi cho mình.
Hơn nữa Bắc Kinh có thể đơn giản từ chối các phán quyết của tòa án và phủ trách nhiệm về những hậu quả chính trị. Trong lịch sử lâu dài của các cường quốc trên thế giới, họ đã sử dụng hoặc làm mới (thay đổi) luật pháp quốc tế để tiếp tục bảo vệ quyền lợi của mình, điển hình là Mỹ, Mark J. Valencia nhận định. Học giả này cảnh báo Mỹ "và các đồng minh châu Á" của mình phải cẩn thận kẻo sẽ "đẩy" Trung Quốc vào chỗ họ không mong muốn nhất - Bắc Kinh sẽ sử dụng vũ lực thay vì lẽ phải trong quan hệ quốc tế. Ông hy vọng Trung Quốc sẽ cân nhắc và thấy rằng cái giá mà họ phải trả sẽ lớn hơn nhiều những lợi ích nó có thể đạt được khi rút khỏi UNCLOS.* Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo Dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn". Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện. Chân thành cảm ơn độc giả!
Nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của bạn đọc, trên các số báo ra ngày 9 và 10/7/2013, Báo điện tử báo điện tử Giáo Dục Việt Nam (Giaoduc.net.vn) sẽ cung cấp gợi ý bài giải, đáp án các môn thi ĐH đợt 2 năm 2013 của Bộ GD-ĐT. Ngoài ra, trên website của bá Giáo Dục Việt Nam còn có những thông tin đầy đủ, phân tích sâu về đề thi, tình hình mùa thi năm nay, dự kiến điểm sàn cũng như nhiều tin tức hữu ích liên quan đến kỳ thi.

Báo điện tử Giáo Dục Việt Nam sẽ cập nhật liên tục gợi ý giải đề thi, nhanh chóng có đáp án các môn thi của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo. Chúc thí sinh đạt kết quả cao nhất trong kỳ thi tuyển sinh ĐH.

Hồng Thủy (Nguồn: SCMP)