Nga cảnh báo hiểm họa sau sự xuất hiện của các hố khổng lồ ở Siberia

24/02/2015 13:33
Nguyễn Hường
(GDVN) - Bốn hố khổng lồ xuất hiện trong vùng băng vĩnh cửu tại báo đảo Yamal, khu vực Siberia của Nga hồi năm ngoái là kết quả của sự nóng lên toàn cầu.

Tờ Daily Mail ngày 23/2 đưa tin cho biết, bốn hố khổng lồ xuất hiện trong vùng băng vĩnh cửu tại báo đảo Yamal, khu vực Siberia của Nga hồi năm ngoái là kết quả của sự nóng lên toàn cầu.

Bốn hố khổng lồ xuất hiện rải rác tại Siberia hồi năm ngoái.
Bốn hố khổng lồ xuất hiện rải rác tại Siberia hồi năm ngoái.

Tờ báo dẫn lời Giáo sư Vasily Bogoyavlensky, Phó giám đốc Viện Nghiên cứu dầu khí thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học Nga cho biết, hiện tượng nóng lên toàn cầu đã dẫn tới sự phun trào khí methane tích tụ bên dưới lớp băng vĩnh cửu và làm tan chảy băng tại Yamal là nguyên nhân cính dẫn tới sự hình thành các miệng hố khổng lồ trên.

Ông cũng cảnh báo rằng các miệng hố trên có thể còn xuất hiện nhiều hơn vì tình trạng biến đổi khí hậu đang diễn biến ngày càng xấu đi và khu vực này đang đối mặt với một thảm họa tự nhiên.

Theo các nhà khoa học Nga, một trong những miệng hố khổng lồ xuất hiện năm ngoái được bao quanh bởi ít nhất 20 lỗ nhỏ hơn, rộng khoảng 1-2 mét. Các lỗ này xuất hiện chỉ cách một nhà máy sản xuất khí đốt lớn khoảng 6 dặm (9 km).

Tổng cộng ít nhất 7 hố khổng lồ như trên đã được phát hiện tại khu vực Bắc Cực. Cho đến nay, các hố khổng lồ ở Siberia chủ yếu được phát hiện bằng trực thăng.
 

Cận cảnh các miệng hố khổng lồ hình thành ở Siberia.
Cận cảnh các miệng hố khổng lồ hình thành ở Siberia.

Tuy nhiên, một số nhà khoa học vẫn tỏ ra hoài nghi rằng các hố này có thể đã xuất hiện như là kết quả của một trận mưa thiên thạch. Giáo sư Bogoyavlensky đã thúc giục giới khoa học Nga và quốc tế tích cực nghiên cứu các hố khổng lồ trên để có thể ngăn chặn các thảm họa tiềm năng.

Các hố này xuất hiện trong khu vực nhiều dầu và khí đốt tự nhiên. Do đó, nhiệt độ tăng lên trong khu vực này có thể là chất xúc tác gây ra các vụ nổ. Theo các chuyên gia, để hình thành lên một miệng hố khổng lồ như nó xuất hiện ở Siberia, cần phải có vụ nổ tương đương với 11 tấn thuốc nổ TNT.

Ngoài ra, nhiệt đô tăng cũng đe dọa làm tan chảy băng đe dọa tới hệ sinh thái trong khu vực này cũng như các khu vực lân cận. 

Miệng hố khổng lồ xuất hiện trên bán đảo Yamal hồi năm ngoái.
Miệng hố khổng lồ xuất hiện trên bán đảo Yamal hồi năm ngoái.
Các nhà khoa học Nga tin rằng những miệng hố này được hình thành từ một vụ nổ khí tự nhiên.
Các nhà khoa học Nga tin rằng những miệng hố này được hình thành từ một vụ nổ khí tự nhiên.
Tình trạng biến đổi khí hậu, đặc biệt là sự nóng lên toàn cầu, có thể đã thúc đẩy sự hình thành các hố.
Tình trạng biến đổi khí hậu, đặc biệt là sự nóng lên toàn cầu, có thể đã thúc đẩy sự hình thành các hố.
Các nhà khoa học Nga thám hiểm một miệng hố khổng lồ.
Các nhà khoa học Nga thám hiểm một miệng hố khổng lồ.
Miệng hố khổng lồ tại Siberia được tuyết phủ trắng.
Miệng hố khổng lồ tại Siberia được tuyết phủ trắng.
Nguyễn Hường