Ông Tập Cận Bình đưa ra những tuyên bố hoa mỹ nhưng không thể che mắt dư luận, không thể đậy nổi dã tâm và tham vọng bành trướng lãnh thổ, uy hiếp đe dọa láng giềng. |
Reuters ngày 28/6 đưa tin, hôm qua Thứ Bảy, ông Tập Cận Bình đã tiếp lãnh đạo láng giềng Ấn Độ và Myanmar sang Bắc Kinh tham dự kỷ niệm 60 năm ký kết một thỏa thuận mù mờ, 5 nguyên tắc chung sống hòa bình mà họ đã ký kết trong những ngày đầu của Chiến tranh Lạnh.
Năm 1954, Trung Quốc, Ấn Độ và Myanmar đã ký 5 nguyên tắc chung sống hòa bình, hứa hẹn không xâm lược lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau và tham gia Phong trào Không liên kết với những quốc gia không muốn phải lựa chọn giữa Mỹ và Liên Xô.
Tập Cận Bình: Chủ động uy hiếp, chủ động tấn công trên Biển Đông
(GDVN) - Kết hợp uy hiếp quân sự với gây sức ép ngoại giao, tranh thủ chính trị để phối hợp giải quyết, đây chính là mô hình Trung Quốc đang, sẽ áp dụng trên Biển Đông
Tuy nhiên quan hệ giữa Trung Quốc với Ấn Độ và Myanmar đã xấu đinh nhanh chóng sau đó. Năm 1962 đã nổ ra một cuộc chiến tranh ở biên giới Trung - Ấn, trong khi lãnh đạo quân sự Myanmar đã giám sát một cuộc bạo loạn chống Trung Quốc nóng bỏng, một sự kiện vẫn ảnh hưởng tới quan hệ 2 nước hôm nay.
Gần đây sức ảnh hưởng ngoại giao và quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc đang đe dọa khu vực, đặc biệt là những hành động khiêu khích ngày một ngang nhiên, lộng hành của Bắc Kinh để khẳng định yêu sách lãnh thổ (bất hợp pháp) của họ ở Hoa Đông và Biển Đông với Nhật Bản, Việt Nam và Philippines.
Ông Tập Cận Bình đã có bài phát biểu trước khoảng 700 quan khách tại Đại lễ đường Nhân Dân, trong đó có Tổng thống Myanmar Thein Sein và Phó Tổng thống Ấn Độ Hamid Ansari Mohammad. Tại đây ông Bình khẳng định, Trung Quốc sẽ không bao giờ tìm cách áp đặt ý chí của mình (lên nước khác)?!
"Tập Cận Bình đã sẵn sàng cho 1 đến 2 cuộc chiến tranh"
(GDVN) - Tập Cận Bình đã một lần nữa chứng minh rằng ông là một đối thủ khó nhằn, và "nếu bị khiêu khích", ông thực sự có thể tiến hành 1 hoặc 2 cuộc chiến tranh.
"Trung Quốc không tán thành với quan điểm cho rằng 1 quốc gia phát triển sức mạnh đồng nghĩa với việc tìm kiếm bá quyền. Bá quyền hay chủ nghĩa quân phiệt không có trong gen người Trung Quốc. Trung Quốc sẽ kiên định theo đuổi mục tiêu phát triển hòa bình bởi vì điều đó tốt cho Trung Quốc, tốt cho châu Á và tốt cho thế giới", Tập Cận Bình tuyên bố.
"Quan điểm thống trị các vấn đề quốc tế đã thuộc về một thời đại khác, và những nỗ lực đó đều cam chịu thất bại. Phô diễn sức mạnh quân sự chỉ cho thấy sự thiếu nền tảng tinh thần cao cấp hoặc tầm nhìn, chứ không phải là sự phản ánh của một sức mạnh. An ninh có thể được giữ vững và lâu dài chỉ khi nó được dựa trên nền tảng đạo đức và tầm nhìn", ông Bình hùng biện.
Tuy nhiên, cuối ngày Thứ Sáu vừa qua Tân Hoa Xã đã dẫn lời Tập Cận Bình tuyên bố kêu gọi tăng cường củng cố biên giới, đặc biệt là trên biển, không quên "sự xỉ nhục của lịch sử", điều này đã cho thấy Tập Cận Bình sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc thuyết phục châu Á tin vào ý định của Trung Quốc là thực sự mong muốn hòa bình, Reuters bình luận.
Tập Cận Bình càng nói lời hoa mỹ, trên Biển Đông, Trung Quốc càng hung hăng, liều lĩnh uy hiếp Việt Nam, bất chấp dư luận và luật pháp quốc tế. Hình ảnh tàu Kiểm ngư Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm thẳng vào bên sườn hôm 23/6 được tờ Đa Chiều đăng tải. |
Và rồi Tập Cận Bình không tiếc lời khen Ấn Độ với tân Thủ tướng Narendra Modi đang tìm cách tăng cường lực lượng vũ trang cũng như phát triển kinh tế để có thể phản ứng dứt khoát hơn trong quan hệ đối ngoại so với người tiền nhiệm hòa nhã Manmohan Singh.
"Trong một bài thơ của Rabindranath Tagore, nhà thơ vĩ đại của Ấn Độ, ông đã viết (đại ý), nếu bạn nghĩ rằng bạn có thể đạt được điều gì qua các cuộc chiến tranh, mùa xuân sẽ biến mất ngay trước mắt bạn", Tập Cận Bình viện dẫn những lời hoa mỹ, "những người dân Ấn Độ, Myanmar và các quốc gia châu Á khác cũng trân trọng những giá trị của tình yêu, lòng tốt và hòa bình".
The Economist: "Đồng chí" ngày càng tồi tệ
(GDVN) - Vụ 981 là một trong những điều tồi tệ nhất kể từ năm 1979 khi Việt Nam đã cho Trung Quốc hộc máu mũi trong một cuộc chiến (Bắc Kinh xâm lược Việt Nam).
Như Reuters cho biết, không lâu sau khi Trung Quốc ký 5 nguyên tắc chung sống hòa bình với Ấn Độ và Myanmar thì nổ ra chiến tranh biên giới Trung - Ấn. Trong khi ông khen ngợi Ấn Độ thì Trung Quốc vừa xuất bản bản đồ khổ dọc mới đã đưa cả vùng Arunachal Pradesh của Ấn Độ cũng như 80% Biển Đông (gồm cả Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam) vào lãnh thổ của họ!
Trong lúc ông Tập Cận Bình đang rao rảng về cái gọi là phát triển hòa bình, thậm chí "không có gen bá quyền, quân phiệt hay xâm lược" trong máu người Trung Quốc thì trên thực tế Trung Quốc đang nghênh ngang kéo giàn khoan khổng lồ 981 hạ đặt bất hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, đâm chìm tàu cá, húc vỡ mạn tàu Kiểm ngư Việt Nam, kéo thêm giàn khoan Nam Hải 9 hạ đặt trái phép trong khu vực chưa phân định gianh giới ở vịnh Bắc Bộ...
Chưa kể đến hành động uy hiếp quân sự của Bắc Kinh khi Trung Quốc luôn duy trì 5 đến 6 chiến hạm hiện đại cùng máy bay chiến đấu hiện diện bất hợp pháp gần giàn khoan 981, rình rập và đe dọa Việt Nam.
Nhân Dân nhật báo tiếp tục luận điệu "chiêu hàng" Việt Nam
(GDVN) - Và cái gọi là "quyết tâm giải quyết" mâu thuẫn Việt - Trung mà tờ Nhân Dân nhật báo đưa ra là "trấn áp các hành động gây rối của Việt Nam"?!
Đúng là người dân Trung Quốc không hề có gen xâm lược, bành trướng hay quân phiệt mà chỉ có những nhà lãnh đạo hiếu chiến, mang tư tưởng bành trướng và tham vọng bệnh hoạn mới có cái "gen" ấy. Và thực tế cái "gen" độc hại này đang hàng ngày hàng giờ phát tác không những đe dọa hòa bình, ổn định của khu vực, phá vỡ luật pháp quốc tế mà còn hủy hoại hình ảnh của Trung Quốc trước khu vực và thế giới.
Vì vậy càng những lúc các nhà lãnh đạo Trung Quốc như ông Tập Cận Bình đưa ra những lời ngon ngọt, cam kết sáo rỗng với đủ thứ mĩ từ mị dân là lúc các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam cần phải hết sức cảnh giác trước những ngón đòn độc địa mà họ có thể tung ra bất cứ lúc nào.
Xin lưu ý rằng, chính Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai, Đặng Tiểu Bình và Diệp Kiếm Anh đã có dã tâm bành trướng, cất quân xâm lược nốt nửa phía Tây quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974. Đặng Tiểu Bình xua quân xâm lược toàn tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam năm 1979 gây ra bao đau thương và tội ác khi họ vẫn gọi ta là "đồng chí".
16 chữ và 4 tốt vẫn còn đó, nhưng giàn khoan Trung Quốc thì đang bất chấp tất cả để khoét vào vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam. Hãy cảnh giác với những lời hoa mỹ, bởi đằng sau nó là những thủ đoạn khôn lường - PV.