“Cán bộ có liêm sỉ phải tự biết xấu hổ”

17/06/2015 07:39
QUỐC TOẢN (THỰC HIỆN)
(GDVN)- "Cán bộ có liêm sỉ phải tự biết xấu hổ về hành vi do bản thân gây ra...”, ông Vũ Quốc Hùng nói về vụ bà Châu Thị Thu Nga bị đề nghị bãi miễn tư cách ĐBQH.

LTS: Xung quanh vụ việc Bà Châu Thị Thu Nga bị đề nghị bãi miễn tư cách Đại biểu Quốc hội, giới quan sát chính trị cho rằng, cần làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan tới vụ việc.

Đề làm rõ thêm vấn đề này, hôm 16/6 Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với ông Vũ Quốc Hùng – nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

PV: Ông bình luận gì về việc bà Châu Thị Thu Nga bị đề nghị bãi miễn tư cách Đại biểu Quốc hội?

Ông Vũ Quốc Hùng: Cần phải xem việc từ chức, bãi miễn cán bộ là điều hết sức bình thường, bởi nó cũng như một cơ thể sống, có hấp thụ thì phải có đào thải.

Trường hợp bà Châu Thị Thu Nga bị đề nghị bãi miễn tư cách Đại biểu Quốc hội chỉ là hiện tượng cá lẻ, không thể quy kết thành bản chất, hiện tượng phổ biến trong xã hội. 

Bà Châu Thị Thu Nga bị đề nghị bãi miễn tư cách ĐBQH (ảnh: VTC)
Bà Châu Thị Thu Nga bị đề nghị bãi miễn tư cách ĐBQH (ảnh: VTC)

Thực tế cho thấy, có những trường hợp khi người ta mắc sai lầm từ khi chưa trở thành Đại biểu Quốc hội. Nhưng chỉ vì một sự bao che nào đó mà người đó trở thành đại biểu của dân.

Cũng có trường hợp người trúng cử Đại biểu Quốc hội, nhưng trong quá trình hoạt động họ mắc sai lầm. 

Vấn đề nằm ở chỗ, phải xử lý nghiêm sai phạm sau khi được cơ quan chức năng phát giác, để tránh những trường hợp tương tự có thể xảy ra.

PV: Từ vụ Châu Thị Thu Nga, phải chăng công tác lựa chọn, giám sát Đại biểu Quốc hội của chúng ta có vấn đề?

Ông Vũ Quốc Hùng: Không sai. Việc bầu cử, giám sát Đại biểu Quốc hội là nhiệm vụ của các tổ chức, đoàn thể chính trị. Trong đó, Mặt trận Tổ quốc đóng vai trò quan trọng.

Ông Vũ Quốc Hùng - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương (ảnh: Báo Đời sống và Pháp luật)
Ông Vũ Quốc Hùng - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương (ảnh: Báo Đời sống và Pháp luật)

Vấn đề phải xem xét thật kỹ ở hai góc độ như phân tích trên.

Nếu phát hiện ra bà Nga mắc sai lầm trước khi trở thành Đại biểu Quốc hội, nhưng vẫn được tham gia ứng cử, thì rõ ràng công tác thẩm tra đại biểu có thiếu xót.

Bởi nếu bà Nga tự ứng cử trong trường hợp này thì cơ

“Cán bộ có liêm sỉ phải tự biết xấu hổ” ảnh 3

Sự "gương mẫu" và "liêm sỉ" trong đời sống chính trị quốc gia

quan có thẩm quyền phải xem xét tư cách ứng cử Đại biểu Quốc hội có chuẩn mực không? Nếu có (sai lầm), tại sao vẫn cho ứng cử?

Trường hợp khi bà Nga được bầu làm Đại biểu Quốc hội trong quá trình hoạt động mới mắc sai lầm, thì ban công tác đại biểu thực phải có trách nhiệm đề nghị xử lý.

Đó là chưa nói đến chuyện cô Nga là đảng viên thì phải qua sự giám sát của chi bộ, nơi cô Nga sinh hoạt. 

Như vậy, công tác giám sát, lựa chọn Đại biểu Quốc hội trong trường hợp này là có vấn đề. Hay chính xác hơn công tác bầu cử, quản lý, giám sát Đại biểu Quốc hội chưa được chú trọng đúng mức.

PV: Như vậy, việc xem xét trách nhiệm cũng như xử lý tổ chức, cá nhân có liên quan trực tiếp đến vụ việc nêu trên sẽ được thực hiện thế nào, thưa ông?

Ông Vũ Quốc Hùng: Nếu sự việc được cơ quan chức

"Bản thân những người dối trá như vậy, nếu họ có liêm sỉ, thấy rằng mình là người không chững trạc, thì không nên tham lam chức quyền, danh lợi", ông Vũ Quốc Hùng, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

năng kết luận cô Nga vi phạm pháp luật, thì bản thân Đại biểu Quốc hội mắc sai lầm phải là người chịu trách nhiệm chính.

Tiếp đó, cần làm rõ trách của cử tri, các tổ chức đoàn thể chính trị liên quan tới công tác bầu cử, giám sát Đại biểu Quốc hội.

Phải quy trách nhiệm cụ thể, rõ ràng, thực hiện kiểm điểm tổ chức, cá nhân có liên quan để tránh những trường hợp tương tự có thể xảy ra.

PV: Từ vụ bà Châu Thị Thu Nga, rút ra bài học gì trong công tác tuyển chọn cán bộ nói chung, bao gồm cả việc bầu cử Đại biểu Quốc hội, thưa ông?

Ông Vũ Quốc Hùng: Vấn đề quan trọng nhất khi lựa chọn cán bộ đáp ứng điều kiện đạo đức, năng lực, phải thật sự dân chủ, công khai, minh bạch.

Những người có trách nhiệm trong việc giới thiệu, xét duyệt cán bộ phải nâng cao trách nhiệm của mình hơn nữa. 

Do vậy, công tác giới thiệu cán bộ, giám sát cán bộ nói

“Cán bộ có liêm sỉ phải tự biết xấu hổ” ảnh 4

"Bỏ tử hình tham nhũng, xã hội sẽ loạn, nhân dân sẽ không tha cho chúng ta"

chung, trong đó có Đại biểu Quốc hội, phải thực hiện hết sức chặt chẽ. Bởi khi người ta có quyền lực rất dễ nảy sinh tiêu cực về tiền bạc nếu không được giám sát chặt chẽ.

Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với quyết tâm của Trung ương trong việc loại bỏ những người thiếu phẩm chất, thiếu năng lực... ra khỏi cơ quan lãnh đạo. Đây cũng là chủ trương hết sức đúng đúng đắn. 

Trường hợp, nếu để những người này lọt vào Ban chấp hành Trung ương thì rất nguy hiểm.

Mặt khác, bản thân những người dối trả như vậy, nếu họ có liêm sỉ, thấy rằng mình là người không chững trạc, thì phải biết xấu hổ về hành vi của mình, không nên tham lam chức quyền, danh lợi.

Tuy nhiên, đây chỉ là những hiện tượng cá lẻ, không thể quy kết nó trở thành bản chất.

Tôi tin với trình độ dân trí như hiện nay, cử tri sẽ bỏ phiếu để lựa chọn được người xứng đáng là đại biểu của nhân dân. 

Tôi cho rằng Quốc hội sẽ không sai khi miễn nhiệm tư cách Đại biểu Quốc hội của bà Châu Thị Thu Nga.

"Sơ suất thẩm tra tư cách đại biểu"

Cá nhân tôi cho rằng có lẽ ngay từ giai đoạn đầu, khi người ta xin tự ứng cử, thực hiện quyền của công dân, chúng ta đã để “lọt”.

Trong quá trình thẩm định, lựa chọn các công dân tự xin ứng cử vào vị trí ĐBQH, có những khâu thuộc về nhân dân, cụ thể là các cử tri ở phường – nơi người đó cư trú sẽ tham gia đánh giá, giới thiệu người đủ năng lực, phẩm chất.

Cùng với đó các cơ quan quản lý cũng sẽ thẩm tra lý lịch, thẩm tra thân nhân, lựa chọn đưa các ứng cử viên sáng giá vào danh sách.

Đó là cả một quá trình đánh giá mà theo tôi quy trình của nó rất chặt chẽ.

Do vậy, tôi nghĩ với trường hợp bà Nga chỉ có thể do khâu đầu của quá trình thẩm tra chưa được chặt chẽ, chưa cẩn thận dẫn tới sơ suất trên.

Đại biểu Bùi Thị An (đoàn Hà Nội)

QUỐC TOẢN (THỰC HIỆN)