Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị số 28-CT/TW về nâng cao chất lượng kết nạp đảng viên và rà soát, sàng lọc, đưa những đảng viên không còn đủ tư cách ra khỏi Đảng.
Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Trọng Phúc - nguyên Viện trưởng Viện Xây dựng Đảng, việc sàng lọc để đưa những người không đủ tư cách ra khỏi Đảng là công việc thường xuyên từ khi Đảng ra đời đến nay.
Các thời kỳ cách mạng trước đây, giai đoạn kháng chiến, xây dựng đất nước, Đảng vẫn luôn làm việc này.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Trọng Phúc trao đổi với phóng viên. Ảnh: Đỗ Thơm |
Song song với việc siết chặt, nâng cao chất lượng kết nạp đảng viên mới thì đồng thời cũng phải đưa ra khỏi Đảng những người không đủ tư cách.
Trong cuốn sách Sửa đổi lối làm việc viết năm 1947, Bác cũng đã nói điểm này rất rõ, đó là phải đưa ra khỏi Đảng những người không đủ tiêu chuẩn, tư cách.
Thời điểm này cũng thế, khi chúng ta đang thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khoá 12 về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ
“Thực tế có một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, có biểu hiện tự diễn biến tự chuyển hoá.
Theo tôi là phải tập trung vào bộ phận đó để làm rõ, sàng lọc xem anh nào có thể giáo dục sửa chữa.
Anh nào không đủ tư cách, không đủ năng lực làm việc, tư cách đạo đức, uy tín trong quần chúng, trách nhiệm nêu gương không rõ, không phải là tấm gương cho quần chúng thì cần sàng lọc”, Phó Giáo sư Phúc nêu.
Nguyên Viện trưởng Viện Xây dựng Đảng nhấn mạnh, Bác Hồ thường nhắc câu: “Đảng viên đi chước, làng nước đi sau” để nhấn mạnh vai trò tiên phong của đảng viên trong xã hội.
Vì vậy, những cán bộ có dấu hiệu trên phải xem xét rất là cẩn thận, phải xử lý nghiêm, dù đảng viên đó là ở cấp nào.
“Nhiệm kỳ vừa qua, Đảng còn khai trừ cả vị từng là Ủy viên bộ chính trị (ông Đinh La Thăng), thì tôi tin việc sàng lọc nhất định sẽ được làm mạnh mẽ ở tất cả các cấp.
Rà soát đảng viên ở các vị trí từ cán bộ nắm giữ các vị trí trong chính quyền, công tác Đảng, công tác đoàn thể, mặt trận, vị không đủ tư cách, không đủ phẩm chính trị, không đủ đạo đức, không đủ tiêu chuẩn làm việc, uy tín không có,… phải kiên quyết đưa ra khỏi Đảng.
Chúng ta làm tốt được việc này chính là chỉnh đốn Đảng. Việc chỉnh đốn Đảng rất là quan trọng, nhất là chỉnh đốn về tổ chức”, Phó Giáo sư Phúc nhấn mạnh.
Việc này làm cho bộ máy của chúng ta trong sạch, cán bộ là những người ưu tú, đủ tin cậy để có thể đưa sự nghiệp đổi mới phát triển đất nước tiến lên mạnh mẽ trong thời kì mới.
Nhận định việc sàng lọc là cần thiết nhưng theo Phó Giáo sư Nguyễn Trọng Phúc, công việc này đòi hỏi một cách làm rất là thận trọng, bài bản.
Vì nó đụng đến con người, đến đời sống chính trị, uy tín chính trị của mỗi người cán bộ đảng viên.
“Làm thận trọng nhưng phải nghiêm và cứ theo tiêu chuẩn mà làm từ dưới trở lên, từ chi bộ, đảng bộ cơ sở trở lên.
Thực sự phát huy hiệu quả của phê bình, tự phê bình trong Đảng theo giải pháp mà hội nghị Trung ương 4 khoá 12 đã nêu.
Nếu chúng ta làm tốt điểm này, cùng với các vấn đề khác như xây dựng Đảng về chính trị, về tư tưởng, đạo đức thì sẽ nhất định làm cho bộ máy của Đảng ngày càng trong sạch, mạnh hơn.
Từ đấy nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, năng lực cầm quyền của Đảng tương xứng với đòi hỏi nhiệm vụ mới”, ông Phúc khẳng định.
Theo ông, mấu chốt để sàng lọc chính xác vẫn là trong nội bộ, chi bộ, Đảng bộ, rồi từ cấp uỷ, các tổ chức Đảng phải thể hiện vai trò, trách nhiệm của mỗi đảng viên.
“Tất nhiên việc phê bình và tự phê bình trong nội bộ không phải dễ thực hiện, có cán bộ vi phạm, nội bộ biết nhưng nói ra cũng không phải dễ đâu.
Nâng cao chất lượng kết nạp đảng, sàng lọc đảng viên không đủ tư cách |
Bởi tâm lí người Việt Nam là rất hay vĩ hoà di quý. Anh không động đến tôi, anh không nói tôi, tôi cũng không nói anh”, ông Phúc nói.
Chính vì vậy, nó đòi hỏi trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân của mỗi đảng viên.
Tinh thần thẳng thắn trong mỗi cán bộ Đảng viên. Ở đây cũng đòi hỏi bản lĩnh chính trị của mỗi cán bộ Đảng viên.
Và theo Phó Giáo sư Nguyễn Trọng Phúc, việc sàng lọc cũng nên gắn với việc tự nguyện, tự đồng chí cảm thấy mình không còn đủ tư cách, năng lực thì cũng có thể rút lui.
Không cần thiết phải lôi nhau ra kiểm điểm thế này thế khác, có khi người ta tự thấy không xứng đáng thì cho người ta tự rút lui, tự từ chức.