Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết: "Thạc sĩ xếp loại giỏi, chưa chắc đã giỏi"

13/05/2015 06:00
XUÂN QUANG
(GDVN)- Đó là nhận định của GS. Nguyễn Minh Thuyết về sự việc thạc sĩ tốt nghiệp loại giỏi, thủ khoa xuất sắc, bị trượt trong kỳ thi công chức thành phố Hà Nội vừa qua.

Dư luận đưa ra nhiều quan điểm trái chiều trước sự việc, hàng loạt thạc sĩ tốt nghiệp loại giỏi ở nước ngoài, thủ khoa xuất sắc trong nước trượt kỳ thi công chức Hà Nội vừa qua. 

Theo đó, hồi cuối tháng 4/2015, Sở Nội vụ Hà Nội công bố kết quả kiểm tra, sát hạch tiếp nhận công chức không qua thi tuyển tại kỳ tuyển dụng công chức thành phố Hà Nội năm 2015. Theo đó, có đến gần 50% tổng số thí sinh tham dự sát hạch không đạt.

Cụ thể, trong 63 thí sinh là thủ khoa đại học trong nước, bằng giỏi nước ngoài, có đến 30 người bị đánh trượt (5 thí sinh có bằng thạc sĩ loại giỏi, xuất sắc ở nước ngoài và 25 thí sinh là thủ khoa, thủ khoa xuất sắc trong nước, cử nhân bằng giỏi nước ngoài).

Thi công chức (ảnh minh họa)
Thi công chức (ảnh minh họa)

Giới chuyên môn nhận định, có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc nhiều thạc sĩ tốt nghiệp loại giỏi, thủ khoa xuất sắc, bị đánh trượt trong kỳ thi công chức thành phố Hà Nội 2015. 

Hôm 12/5, trao đổi với Giáo dục Việt Nam, GS. Nguyễn Minh Thuyết - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng, việc thạc sĩ tốt nghiệp loại giỏi, thủ khoa xuất sắc, bị đánh trượt là điều bình thường.

“Họ có thể là những người giỏi thật sự, nhưng đó là giỏi về mặt chuyên môn. Tuy nhiên, việc thi tuyển công chức nếu chỉ dựa vào năng lực chuyên môn thì chưa đủ”, GS Nguyễn Minh thuyết nêu quan điểm.

GS. Nguyễn Minh Thuyết (ảnh Ngọc Quang)
GS. Nguyễn Minh Thuyết (ảnh Ngọc Quang)

GS. Nguyễn Minh Thuyết cũng cho rằng việc thi công chức cần có sự hiểu biết tổng hợp nhiều mặt về pháp luật quản lý nhà nước, chuyên môn.

"Cần xem xét lại cách thức lựa chọn vị trí tuyển dụng của số thí sinh này. Có thể những người không thi đỗ, là do họ không chọn đúng vị trí, dẫn đến không hợp với chuyên môn, sở trường của mình. Tất nhiên, cũng không loại trừ trường hợp sức học của họ không thật sự giỏi như tấm bằng đã cấp. Cho nên thạc sĩ giỏi chưa chắc đã giỏi.

Vấn đề đặt ra ở đây là vị trí tuyển dụng phải phù hợp

"Có nhiều thí sinh không tâm huyết lắm trong chuẩn bị, định hướng nghề nghiệp vào làm công chức thành phố", ông Nguyễn Đình Hoa, Phó giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội nhận định.

với chuyên môn được đào tạo. Ví dụ, khó có thể phát huy năng lực người được tuyển dụng nếu tuyển thí sinh tốt nghiệp chuyên ngành cơ khí lại được giao nhiệm vụ, đảm nhiệm công tác cán bộ, công tác hành chính...".

GS. Nguyễn Minh Thuyết đề nghị, cần xem xét lại đề thi tuyển công chức vừa qua để xác định mức độ phù hợp trong công tác tuyển dụng.

"Ví dụ, có nhiều trường hợp thi tuyển dụng viên chức, nhưng lại hỏi sâu về vấn đề quản lý hành chính Nhà nước, trong khi các câu hỏi về chuyên môn lại ít được chú trọng. Điều này phản ánh hiện tượng tổ chức thi tuyển cán bộ ở nước ta còn nhiều vấn đề phải bàn.

Mặt khác, phải xem xét lại cách thức tổ chức thi tuyển, liệu đã công bằng, khách quan chưa? Thực tế có nhiều trường hợp, người ta đăng công khai tuyển cán bộ nghe có vẻ rất khách quan, hoành tráng. Tuy nhiên, việc tuyển công khai này chỉ là hình thức. Thật ra họ đã nhằm vào ai đó rồi.

Kiểu tuyển dụng này chủ yếu dựa trên các mối quan hệ quen biết, hoặc tiền bạc", GS. Thuyết nhận định.

Cũng theo GS. Nguyễn Minh Thuyết, công chức không hẳn là con đường duy nhất để nhiều người có thể phát huy khả năng, năng lực chuyên môn của mình.

Với những người giỏi thực sự, họ nên tự tạo cho mình cơ hội để khẳng định năng lực chuyên môn ở một môi trường khác. Có thể sự khởi đầu sẽ gặp nhiều khó khăn, hoặc không tránh khỏi thất bại.

XUÂN QUANG