Theo Giáo sư Phạm Quang Minh, Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho biết, Giáo sư Phan Huy Lê vừa có chuyến công tác 3 ngày từ quần đảo Trường Sa trở về hồi tháng 6 vừa qua. Ông cũng là người cao tuổi nhất đoàn.
Được biết, Giáo sư Phan Huy Lê sinh ngày 23 tháng 2 năm 1934 tại xã Thạch Châu, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
Ông là hậu duệ đời thứ 14 của dòng họ Phan Huy (Thạch Hà – Hà Tĩnh) nổi danh về khoa bảng với những tên tuổi lớn như Phan Huy Cẩn, Phan Huy Ích, Phan Huy Thực, Phan Huy Vịnh, Phan Huy Chú…
Cụ thân sinh ra ông là Phan Huy Tùng, từng làm quan trong triều đình Huế.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang trao giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học công nghệ cho Giáo sư Phan Huy Lê (trái) hồi tháng 1/2017 (Ảnh: VTV) |
Là một trong những học trò của Giáo sư Trần Văn Giàu và Giáo sư Đào Duy Anh, sau khi tốt nghiệp cử nhân Sử - Địa Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, ông nhận chức danh trợ lý giảng dạy bộ môn Lịch sử Việt Nam cổ trung đại, khoa Lịch sử - Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội).
Năm 1958, ông là Chủ nhiệm bộ môn Lịch sử Việt Nam cổ trung đại khi mới 24 tuổi.
Từ năm 1988 đến nay, ông là Chủ tịch Hội Sử học Việt Nam.
Năm 1995, Giáo sư Phan Huy Lê sáng lập khoa Đông phương học, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Ông được Nhà nước phong hàm giáo sư đợt đầu tiên (năm 1980), danh hiệu Nhà giáo Nhân dân (năm 1994);
Giải thưởng Nhà nước (năm 2000). Năm 2016, ông được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học cho công trình Lịch sử và Văn hóa Việt Nam - Tiếp cận bộ phận cùng nhiều giải thưởng khác.
Ngay sau đó, chiều 23/6, theo thông tin cáo phó của Đại học Quốc gia Hà Nội, Hội Khoa học Lịch sử và gia đình thì lễ viếng và truy điệu Giáo sư Phan Huy Lê từ hồi 7h30 đến 10h00 ngày 27/6/2018 (tức ngày 14/5/2018) tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.
Lễ an táng tổ chức tại Công viên Nghĩa trang Vĩnh Hằng, Hà Nội lúc 13h00 ngày 27/6/2018.