Nhìn nhận về VH ứng xử của người Hà Nội hiện nay:

"Không ngờ văn hóa ứng xử Hà Nội xuống cấp trầm trọng như thế"

21/07/2012 14:00
Viết Cường
(GDVN) - Liên quan đến câu chuyện về văn hóa ứng xử của người Hà Nội hiện nay, PGS.TS Phạm Quốc Sử cho rằng: “Chính thời điểm này là lúc người ta chợt giật mình, nhận thấy mình đã khác quá, và thấy cần thiết phải tìm lại chính mình, tìm lại một thời thanh lịch, nhã nhặn và nghĩa cử”. Và ông còn nhấn mạnh: "Đừng để văn hóa ứng xử của người Hà Nội như diều mất dây"

Sau khi Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đăng tải loạt bài viết xung quanh vấn đề văn hóa ứng xử và văn hóa phục vụ khách hàng của một bộ phận các chủ nhà hàng ở Hà Nội phục vụ theo kiểu "bún mắng, cháo chửi", thậm chí còn có những hành động rất thiếu tôn trọng với khách hàng.

Nhiều độc giả cho rằng, văn hóa bán hàng hay văn hóa ẩm thực của người Hà Nội nay đã bị phai nhạt, biến đổi đi rất nhiều, không còn giữ được những nét đẹp của ngày xưa nữa. Vấn nạn chặt chém của nhiều chủ cửa hàng buôn bán, kinh doanh hiện nay tại Hà Nội đang được dư luận quan tâm.

PGS.TS Phạm Quốc Sử - người có nhiều năm nghiên cứu và giảng dạy về văn hóa Việt Nam trên giảng đường đại học -  bộc bạch: “Tôi không buồn, không thất vọng nhưng rõ ràng là thấy không ổn, không hài lòng....

Loay hoay tìm lối đi sáng cho văn hóa truyền thống

Quả thực, lối cư xử nhã nhặn, thanh lịch của người Hà Nội xưa nay đang mất dần. Giờ đây, ngay trong lòng phố thành phố, ở những nơi chốn đáng lẽ cần phải thanh lịch nhưng chúng ta lại vẫn dễ dàng nghe thấy những câu văng tục, chửi bậy rất thô của không ít người, mà không hẳn là của lớp người trẻ đâu nhé, mà là của các bà, các ông, các cô, các chú…

PGS.TS Phạm Quốc Sử trăn trở: "Giữa một thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa như bão lũ thế này, tìm cho văn hóa một lối đi, một cách thức để thích ứng và phát triển, quả là không dễ!”
PGS.TS Phạm Quốc Sử trăn trở: "Giữa một thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa như bão lũ thế này, tìm cho văn hóa một lối đi, một cách thức để thích ứng và phát triển, quả là không dễ!”

Là người luôn theo dõi những bước đi của văn hoá Hà Nội mấy chục năm qua, PGS.TS Phạm Quốc Sử đánh giá: “Vẫn biết văn hoá ứng xử của người Hà Nội đến một lúc nào đó sẽ đi xuống bởi cái nền tảng của nó bị “giáng” những cú rất nặng, nhưng cũng không thể ngờ rằng nó lại xuống cấp trầm trọng như hiện nay.

Đi ăn

Đi ăn "bún mắng, cháo chửi" ở HN cứ phải cúi mặt mà ăn sao?

Người tỉnh lẻ nói:

Người tỉnh lẻ nói: "Văn hóa sống ở Hà Nội đang thực sự có vấn đề"

"Không ngờ văn hóa ứng xử Hà Nội xuống cấp trầm trọng như thế" ảnh 4

"Chỉ một đoạn đường mà vào Cửa Lò phục vụ tử tế hơn Sầm Sơn nhiều"

"Không ngờ văn hóa ứng xử Hà Nội xuống cấp trầm trọng như thế" ảnh 5

"Ở Sài Gòn mà phục vụ theo kiểu 'bún mắng cháo chửi' thì gãy răng rồi"


Điều buồn nhất là sự xuống cấp ấy diễn ra ở một bộ phận những người lớn tuổi. Tức là ngay bậc phụ huynh của giới học trò, những người giữ vai trò giáo dục trong gia đình, xã hội cũng đang có vấn đề. Từ trước tới giờ phần lớn những gì xấu trong giao tiếp, ứng xử như thô lỗ, huỵch toẹt, thiếu văn hoá người ta thường quy cho lớp trẻ.

Nhưng cái gốc ở đâu chứ? Giới trẻ học nhau một phần thôi, còn chủ yếu tiếp thu của người lớn. Nhưng người lớn hiện nay, một bộ phận đang bị băng hoại nghiệm trọng. Lắng nghe ở cơ quan mà xem, chủ yếu cánh người lớn mới dám nói năng bạo miệng, đủ các ngôn từ thô tục, còn đám trẻ chỉ biết nghe và “choáng” thôi.

Những người này như tôi đã nói, họ là nạn nhân của sự đổ vỡ về văn hóa truyền thống, và dường như họ đang phải chịu đựng một cái gì đó cay cực mà không biết giải thoát bằng cách nào nên đành “tung” ra bằng miệng. Thế là lớp trẻ phải hứng chịu, phải nghe, phải sống trong cái bầu không khí ô nhiễm về văn hoá ấy, và trong nhiều trường hợp phải chịu tiếng oan.”.

PGS.TS Phạm Quốc Sử không chỉ tỏ ra tiếc nuối cho sự đổ vỡ của văn hóa truyền thống người Hà Nội, mà còn băn khoăn cho hướng đi của văn hoá Hà Nội đương đại. Ông nói: “Giữa một thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa như bão lũ thế này, tìm cho văn hóa một lối đi, một cách thức để thích ứng và phát triển, quả là không dễ!”.

Theo ông: “Để giữ được đạo đức, giữ được văn hóa truyền thống đôi khi ta phải chấp nhận những biện pháp bị xem là cứng rắn, là cực đoan. Bản thân chữ “bảo thủ” không tệ lắm đâu. Muốn giữ cái gì đó thì đôi khi phải rắn, chấp nhận bị coi là bảo thủ. Một số nước: Singapore, Hàn Quốc, Malaixia…có nhiều biện pháp dễ bị coi là “rắn”.

Nghe nói họ có cảnh sát đạo đức (Malaixia) và biết dùng cả “roi” trong việc xử phạt (Singapore), và nhờ đó họ giữ được truyền thống. Tôi không cho là ta phải học các nước ấy, nhưng có thể tham khảo để áp dụng cho mình. Nhưng ở đây chúng ta lại mâu thuẫn giữa cái kỷ cương để gìn giữ, bảo tồn bản sắc với yêu cầu mọi thứ chỉ lỏng lỏng thôi để phát triển, thế là cuối cùng buông xuôi, không có kiểm soát được”.

“Kinh tế càng bay cao thì văn hóa truyền thống càng phải được gìn giữ”

Tiếp tục câu chuyện làm cách nào để níu giữ được văn hóa ứng xử tốt đẹp của người Hà Nội nói riêng và của cả văn hóa truyền thống Việt Nam nói chung, PGS.TS Phạm Quốc Sử cho rằng: “ Nhà văn Nguyên Ngọc nói có lý: Kinh tế như con diều cất cánh rồi bay bổng, nhưng văn hóa phải khác, nó là cái dây diều”. 

Theo PGS.TS Phạm Quốc Sử: “Chính thời điểm này là lúc người ta chợt giật mình, nhận thấy mình đã khác quá, và thấy cần thiết phải tìm lại chính mình, tìm lại một thời thanh lịch, nhã nhặn và nghĩa cử"
Theo PGS.TS Phạm Quốc Sử: “Chính thời điểm này là lúc người ta chợt giật mình, nhận thấy mình đã khác quá, và thấy cần thiết phải tìm lại chính mình, tìm lại một thời thanh lịch, nhã nhặn và nghĩa cử"

Ông phân tích: “Cái diều không chỉ là mỗi cái diều, mà còn có cái dây, và nếu cái dây bị đứt thì cái diều bay vù mất, rồi chao đảo rách nát, trở thành rác trong không gian và rơi xuống. Văn hoá là dây diều, giữ cho kinh tế và mọi thứ khác, còn bám được vào mặt đất.

Đất nước cứ bảo là cất cánh rồi bay vù một cái thì hỏng, nó phải có cái gì giữ lại và văn hóa chính là cái đó”. Văn hoá không phải là ngọn đâu, mà là gốc đấy. Văn hoá là gốc của cả chính trị, kinh tế, đạo đức...”

Bởi thế, ông nói thêm rằng: “Chính thời điểm này là lúc người ta chợt giật mình, nhận thấy mình đã khác quá, và thấy cần thiết phải tìm lại chính mình, tìm lại một thời thanh lịch, nhã nhặn và nghĩa cử. Rồi nhiều người Hà Nội trở về quê hương, lo việc tổ tiên nguồn cội, lo việc trùng tu đình chùa, miếu mạo, xây dựng nhà thờ dòng họ...Thế cũng là cách để “kiểm điểm” lại mình, để tạ ơn tổ tiên và lo cho con cháu mai sau.

Đây là thời điểm mọi người bắt đầu tìm lại, nhặt lại những mảnh vỡ của quá khứ để hàn chắp lại. Chắc chắn những cái cũ đó sẽ không được nguyên vẹn, nhưng dù sao cũng vẫn đáng trân trọng, bởi người ta đã “xám hối”, đã nhận thức lại. Chúng ta còn là chúng ta chính là nhờ ở điều ấy”. 

Mời độc giả đóng góp, cho ý kiến và gửi những bài viết, những hình ảnh, đoạn video về những dịch vụ và văn hóa ứng xử trên cả nước theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn hoặc có thể BẤM VÀO ĐÂY
Điểm nóng
Tranh cãi về Clip mỳ Gấu đỏ Góc ảnh độc giả
Văn hóa ứng xử nơi công cộng  Hình ảnh cười chỉ có ở giao thông VN
Hà Nội - một thời để nhớ
Bấm xem ảnh đẹp
Điểm nóng: Hành trình tổ công tác đặc biệt 142
Bấm xem clip hot
Viết Cường