Ôsin bị tra tấn: "Cái nghèo như tấm lưới vây đời bà Phương"

10/01/2012 13:33
Hải Sơn
(GDVN) - Trước khi đi làm giúp việc, để rồi phải chịu những tháng ngày bị bà chủ tra tấn dã man, bà Phương vốn là một nông dân đích thực với hơn sào ruộng khoán.
Bà Phương quanh năm kiếm ăn ở sau lũy tre làng.

Để rõ hơn về gia cảnh cũng như con người bà Phạm Thị Phương, PV Báo GDVN đã về thôn Kim Giang, xã Đại Cường, Ứng Hòa, Hà Nội, nơi bà Phương sinh ra và lớn lên trong cuộc sống bần hàn với hơn sào ruộng khoán.


XEM HÌNH ẢNH KINH HOÀNG VỀ VẾT THƯƠNG CỦA BÀ PHẠM THỊ PHƯƠNG


Ở vùng quê thuần nông này, người dân sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nước, ngoài ra nghề giúp việc gia đình (ôsin) cũng được xem là nghề kiếm thêm thu nhập của người phụ nữ nơi đây mỗi khi nông nhàn. Trong ngôi làng quê nghèo khó này, có đến vài chục phụ nữ làm nghề ôsin như bà Phương.
Từ khi việc bà Phương bị chủ nhà Trần Thị Nhật Minh tra tấn dã man với nhiều hành vi ác độc, gia đình bà Phương luôn chật kín những người dân làng xóm đến thăm hỏi động viên. Nhiều người làm ô sin ở xa cũng về thăm hỏi động viên. Họ xót thương cho hoàn cảnh bà Phương bao nhiêu thì tủi hổ cho phận ôsin của mình bấy nhiêu.

Cuộc sống trước kia của bà Phương vốn quen với cảnh nhà nông chân lấm tay bùn
Cuộc sống trước kia của bà Phương vốn quen với cảnh nhà nông chân lấm tay bùn
Chị Nguyễn Thị Thoảng, hàng xóm láng giềng cũng là người làm nghề giúp việc gia đình như bà Phương chia sẻ: “Từ khi biết bà Phương bị đối xử thậm tệ, tôi không cầm được nước mắt. Cùng là ôsin như nhau, trước đây cùng cảnh nhà nông tôi cũng ít nhiều biết đến sự vất vả của bà Phương.

Cuộc đời bà Phương luôn bị cái nghèo vây ám, nhưng dù cuộc sống nghèo khó nhưng bà không bao giờ ca thán. Bà là người cam chịu, thật thà có lẽ vì thế mà dù bị người ta "tra tấn", hành hạ đến cùng cực bà vẫn không phản kháng. Làm ôsin chẳng khác gì con ở, người ta đối xử tốt thì dễ chịu, ngược lại người ta la mắng đánh đập thì thấy tủi thân vô cùng, nước mắt khi đó cứ thế trào ra”.
Nói về hoàn cảnh bà Phương, chị Phạm Thị Thoa, hàng xóm của bà đã không cầm được nước mắt: “ Tôi ở ngay sát nhà bà Phương nên cuộc sống và con người bà tôi rất hiểu. Cũng giống như nhiều gia đình khác ở nơi đây, Bà Phương luôn sống trong cảnh nghèo khó, bởi từ trước khi đi làm giúp việc cho các gia đình trên Hà Nội, bà chỉ sống chủ yếu bằng nghề nông. Vốn tính chậm chạp nên cuộc sống của bà cũng rất khó khăn.

Bà Phương được cái dễ gần và rất sạch sẽ. Hoàn cảnh của bà thật đáng thương, vì nghèo mới rời bỏ quê hương đi làm ô sin cho người khác, khi bị người ta hành hạ trong khoảng thời gian dài như vậy mà không thể chống cực được. Thật xót xa...”.

Bà Vĩnh đã từng khuyên chị dâu ở nhà không muốn cho đi làm giúp việc cho người ta nhưng vì cuộc sống nên cùng đành chịu
Bà Vĩnh đã từng khuyên chị dâu ở nhà không muốn cho đi làm giúp việc cho người ta nhưng vì cuộc sống nên cùng đành chịu

XEM HÌNH ẢNH KINH HOÀNG VỀ VẾT THƯƠNG CỦA BÀ PHẠM THỊ PHƯƠNG


Kiếp nghèo như tấm lưới bủa vây cuộc đời người phụ nữ này.


Trong căn nhà cấp 4 lụp xụp và cũ kỹ, là nơi bao năm qua, bà Phương gắn với cả cuộc đời mình trong nghèo khó. Sống không gia đình riêng, bà cả đời đơn thân bên mẹ già 95 tuổi nhiều lúc đã không còn minh mẫn. Cái nghèo như một tấm lưới luôn phủ giăng lên cuộc đời người phụ nữ nhiều bất hạnh, đắng cay này.
Anh Phạm Văn Kỳ, em trai bà Phương thì không giấu nổi những giọt nước mắt, dù đã cố nuốt vào trong lòng: “Chị tôi thật khổ, thân cô thế cô đơn độc, quẩn quanh trong cái nghèo. Chị là người chăm chỉ nhưng chậm chạp nên cũng chỉ dựa vào hơn sào ruộng khoán, trời thuận thì cho ăn không cũng đành chịu.

Thấy trong làng có nhiều người đi làm giúp việc có thu nhập nên chị cũng xin đi. Lúc đầu tôi không muốn cho chị đi vì tuổi chị tuổi đã cao, nhưng chị đã quyết vậy thì cả nhà cũng ủng hộ thôi. Đến khi xảy ra sự việc này, nhìn chị đau đớn với những vết thương khắp cơ thể, người làm em như tôi thấy xót xa như đứt từng khúc ruột”.

Bà Vĩnh khóc tức tưởi khi nhìn thấy những vết thương của chị dâu khi đi làm ô sin cho nhà người
Bà Vĩnh khóc tức tưởi khi nhìn thấy những vết thương của chị dâu khi đi làm ô sin cho nhà người

“Hai vợ chồng tôi đông con, lại lo cho các cháu học hành nên cũng rất khó khăn. Biết chị ở một mình, không có gia đình nên nhiều lúc u uất, chị hay ngồi suy nghĩ một mình rất tội nghiệp. Nhiều lúc chị muốn đi làm để có tiền hỗ trợ cho mẹ thuốc thang và cũng là để không phải suy nghĩ về thân cô thế cô của mình. Ngày trước, chị hay lủi thủi ngoài đồng, có cấy sào ruộng.

Nhưng chị phải mất mấy ngày mới xong, bởi chị chậm chạp, nên gia đình mới để chị ra ngoài tìm việc vì nghĩ cũng phù hợp với sức khỏe. Thế mà mọi chuyện lại đến cơ sự này...” - bà Nguyễn Thị Vĩnh, em dâu bà Phương tâm sự.
Chỉ vì cái đói, cái nghèo luôn bủa vậy nên cuộc sống đơn độc của người phụ nữ đáng thương này mà bà quyết tâm đi làm xa nhà, vốn dĩ đã quen sau lũy tre làng. Nhưng đáng thương thay, số phận nghiệt ngã đã bao trùm lên quãng đời còn lại của bà, ngoài nghèo khó, giờ đây bà phải mang thêm thương tật về thể xác và tâm hồn. Mà người gây ra không ai khác ngoài sự xuống cấp đạo đức của bà chủ tàn độc, mất nhân tính Trần Thị Nguyệt Minh.

XEM HÌNH ẢNH KINH HOÀNG VỀ VẾT THƯƠNG CỦA BÀ PHẠM THỊ PHƯƠNG


Thông tin hấp dẫn:

Cô gái bị xăm rết

Quan chức chơi cờ tiền tỷ

Những con đường đầy bao cao su

Bạo hành dã man ở Vĩnh Phúc

Bắt cóc trẻ sơ sinh ở bệnh viện Phụ sản TƯ

Lạc vào thế giới đêm Hà Thành

Điều kỳ diệu về cụ rùa Hồ Gươm

Những câu chuyện ở Trường bắn

Chọc gậy bánh xe

Bộ trưởng Đinh La Thăng

Tra tấn ôsin dã man

Hải Sơn