Bán đảo Triều Tiên: trước ngưỡng cửa chiến tranh

09/02/2013 06:05
Theo VOR
(GDVN) - Thiên hướng của Bắc Kinh là bảo vệ tình hữu nghị hai nước, nhưng Bình Nhưỡng cũng phải thể hiện sự đồng tâm.
Trung Quốc cố gắng ngăn chặn khả năng chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên. Bắc Kinh đã bày tỏ vô cùng quan ngại trước tuyên bố đe dọa "thể theo ý nguyện nhân dân", Bình Nhưỡng sẽ thực thi những động thái gay gắt hơn thử nghiệm hạt nhân.

Quân đội Triều Tiên
Quân đội Triều Tiên

Cơn thịnh nộ của Bình Nhưỡng được hướng tới Hàn Quốc và Hoa Kỳ. Trong khi đó, Trung Quốc đã không chỉ giới hạn bằng động thái thông thường kêu gọi các bên giữ bình tĩnh và kiềm chế. Bắc Kinh cảnh báo rằng sự bướng bỉnh của Bình Nhưỡng có thể làm tổn hại cho tình đoàn kết Trung-Triều.

Thiên hướng của Bắc Kinh là bảo vệ tình hữu nghị hai nước, nhưng Bình Nhưỡng cũng phải thể hiện sự đồng tâm. Lời nhắn nhủ rõ ràng xuất hiện trên tờ báo tiếng Anh Global Times của Trung Quốc.

Công cụ truyền thông này thường được sử dụng khi Trung Quốc có ý định chuyển từ ngôn ngữ ngoại giao sang hùng biện chính trị cứng rắn. Bắc Kinh không thể trở thành con tin của những hành động cực đoan từ phía Bình Nhưỡng. Bắc Triều Tiên sẽ phải trả giá đắt nếu thực hiện vụ nổ hạt nhân.

Quân đội Mỹ - Hàn
Quân đội Mỹ - Hàn

Tuyên bố trên Global Times rất giống quan điểm của một cánh trong ban lãnh đạo đảng hàng đầu ở Trung Quốc, cánh này chủ trương đưa ra chính sách cứng rắn hơn đối với Bình Nhưỡng. Chuyên gia Viện Viễn Đông Konstantin Asmolov nhận xét, Bắc Kinh đang răn đe bằng nắm đấm chứ không phải là ngón tay! Nguyên nhân vì sao?

“Trong tương quan cuộc đối đầu Mỹ-Trung và những xung đột lãnh thổ căng thẳng với Nhật Bản, Trung Quốc không cần có thêm các vấn đề về Bắc Triều Tiên. Theo quan điểm của Trung Quốc, Bắc Triều Tiên sẽ làm người anh hàng xóm phụ lòng bằng những hành động thiếu thận trọng của mình.

Bình Nhưỡng cần được răn đe nghiêm khắc. Đặc biệt là khi chưa biết rõ liệu nhà lãnh đạo trẻ Bắc Triều Tiên có xứng đáng với sự tín nhiệm của Bắc Kinh. Khác với cố chủ tịch Kim Jong-il, người Trung Quốc còn biết rất ít về con người Kim Jong-ul. Vì vậy, họ dùng tới cách đối thoại khô khan hơn.”

Loạt chuyên gia không loại trừ khả năng Bình Nhưỡng hoãn thử nghiệm hạt nhân trước những áp lực mới từ Bắc Kinh. Trong khi đó, giới quân sự Bắc Triều Tiên dường như bất bình với quyết định chính trị này. Rất có thể đe dọa những bước đi cứng rắn hơn vụ thử hạt nhân là động thái của Bình Nhưỡng nhằm chứng minh tính hoàn toàn độc lập trong vấn đề.

Thái độ gay gắt của giới quân sự đẩy bán đảo Triều Tiên đến bờ vực xung đột trực tiếp. Seoul cho biết họ sẵn sàng thực hiện đòn giáng phủ đầu nếu Bình Nhưỡng âm mưu cuộc tấn công. Tuyên bố xuất phát từ chủ tịch ủy ban các tham mưu trưởng Lực lượng vũ trang Hàn Quốc Chon Sun Cho.

Ông đảm bảo rằng quân đội sẽ làm điều đó, dù có phải đối đầu với nguy cơ một cuộc chiến quy mô toàn diện. Chọn thế tấn công hơn là để bị động, - viên tướng trả lời trước sự chất vấn của nghị viện Hàn Quốc về khả năng ngăn chặn đòn hạt nhân từ Bắc Triều Tiên.


Leo thang căng thẳng thúc đẩy Trung Quốc, Mỹ và Nga có những bước đi mới nhằm khắc phục ngoại giao cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất trong những năm gần đây trên bán đảo Triều Tiên. Bắc Kinh đang chuẩn bị cho cuộc đàm phán với tân ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry về tình hình Đông Bắc Á.

Hôm thứ Năm tuần này, Nga cho biết đã đưa ra những đề xuất mới cụ thể để góp phần giải quyết vấn đề hạt nhân trên bán đảo. Đại sứ Nga tại CHDCND Triều Tiên Alexander Timonin thông báo như vậy tại cuộc họp báo ở Bình Nhưỡng.

Gói sáng kiến đã được chuyển tới các thành viên đàm phán “sáu bên” là Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc. Nội dung chưa được tiết lộ vì các thành viên đang tiếp tục nghiên cứu.

Ông Alexander Timonin bày tỏ hi vọng rằng những đề xuất của Nga sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc nối lại cuộc thương lượng. Như vậy, tín hiệu rõ ràng của Matxcova gửi Bình Nhưỡng là nên rút lại những tuyên bố gần đây về rời bỏ quá trình đàm phán.
Theo VOR