Báo Trung Quốc khoe tàu ngầm mới mạnh hơn hạm ngầm lớp Kilo

24/03/2013 08:05
Việt Dũng
(GDVN) - Tàu ngầm mới này có thể chạy êm tốc độ cao, có thể truy kích tàu sân bay Mỹ; trang bị 6 bộ ống phóng ngư lôi 533 mm...- “Nhật báo Trung Quốc” truyên tuyền.
Tàu ngầm 039B lớp Nguyên, Hải quân Trung Quốc
Tàu ngầm 039B lớp Nguyên, Hải quân Trung Quốc

Tờ “Nhật báo Trung Quốc” "dẫn nguồn tin" từ các tờ báo Mỹ và Nga lần lượt là “Strategy Page” và “Lực lượng vũ trang” phỏng đoán, Trung Quốc đã phát triển được một loại tàu ngầm động cơ thông thường kiểu mới, có khả năng tác chiến tiếp cận tàu ngầm lớp Lada tiên tiến của Nga, hơn nữa nó có tính năng cơ động tốt hơn, có khả năng truy kích tàu sân bay Mỹ.

Chưa biết thực hư ra sao nhưng tờ báo này cho rằng, điều quan trọng hơn là, mạng do thám săn ngầm trong không gian do Mỹ ra sức xây dựng có thể phải “bó tay” đối với nó.

Theo nội dũng được tờ báo này "trích dẫn: từ Tờ “Strategy Page” Mỹ, một loại tàu ngầm diesel mới của Quân đội Trung Quốc có thể đã hạ thủy. Tuy quan chức Trung Quốc hoàn toàn không công bố nhiều các thông tin có liên quan, nhưng với những thông tin có được, chuyên gia quân sự Mỹ cho rằng, đây là sản phẩm của Trung Quốc dựa vào tham khảo công nghệ Nga và tự cải tiến.

Bài báo cho rằng, tàu ngầm động cơ thông thường do Trung Quốc phát triển trước đây cơ bản đều là phiên bản sao chép của tàu ngầm lớp Kilo do Nga chế tạo, nhưng loại tàu ngầm mới này đã "hơn hẳn lớp Kilo", có tính năng gần với tàu ngầm lớp Lada – phiên bản sau này của nó.

Tờ “Strategy Page” phỏng đoán, loại tàu ngầm mới này của Trung Quốc có thể hoạt động trên biển 50 ngày, đặc điểm lớn nhất là có thể truy kích mục tiêu bằng tốc độ khá cao. Ngoài ra, loại tàu ngầm này trang bị kính tiềm vọng điện tử, có khả năng nhìn đêm và có thể “khóa” mục tiêu bằng máy ảnh công nghệ rangefinder laser.

Tàu ngầm lớp Nguyên của Hải quân Trung Quốc
Tàu ngầm lớp Nguyên của Hải quân Trung Quốc

Bài báo phỏng đoán, loại tàu ngầm này áp dụng tư tưởng thiết kế hoàn toàn mới, làm cho nó khác với các loại tàu ngầm thông thường do Quân đội Trung Quốc phát triển trước đây.

Tính năng của tàu ngầm này có thể "vượt tàu ngầm lớp Kilo do Nga chế tạo", tương tự tàu ngầm lớp Lada mới biên chế và có sức chiến đấu mạnh của Hải quân Nga.

Điều quan trọng nhất là, việc thiết kế tàu ngầm này đã áp dụng vỏ tàu chắc chắn và phần đuôi hình mũi khoan khá ngắn, so với tàu ngầm do Nga chế tạo, Trung Quốc đã sử dụng công nghệ thủy động học để thiết kế tàu ngầm này, làm cho nó có khả năng cơ động vượt tàu ngầm Nga: tốc độ nhanh hơn, hành trình xa hơn, hơn nữa dấu vết dòng xoáy nước ở phía sau khi chạy trên biển là khá nhỏ.

Tờ “Lực lượng vũ trang” Nga cho rằng, sự xuất hiện của tàu ngầm mới Trung Quốc sẽ làm cho quân Mỹ đối mặt với sức ép săn ngầm lớn hơn.

Tàu ngầm diesel của Trung Quốc có tính năng chạy êm tương đối tốt, hơn nữa thời gian chạy liên tục dưới nước tương đối dài. Ngoài ra, báo chí nước này tuyên truyền rằng Quân đội Trung Quốc “giỏi sử dụng chiến thuật tàu ngầm”, “bầy sói dưới nước” của họ có khả năng răn đe nhất định đối với biên đội tàu sân bay Mỹ.

Tàu ngầm lớp Kilo của Hải quân Trung Quốc, mua của Nga
Tàu ngầm lớp Kilo của Hải quân Trung Quốc, mua của Nga

Nhưng, trước đây Mỹ luôn cho rằng, công nghệ hệ thống động lực lạc hậu làm cho khả năng cơ động trở thành điểm yếu của tàu ngầm Trung Quốc. Chúng phổ biến không có cả 2 tính năng – chạy tốc độ cao và hành trình dài; không thể truy kích mục tiêu bằng tốc độ cao, nếu một khi xảy ra chiến tranh, lực lượng tàu ngầm Trung Quốc chỉ có thể triển khai trước ở vùng biển quân Mỹ hoạt động để tiến hành phục kích.

Nhật Báo TQ rằng, nếu Quân đội Trung Quốc phát triển thành công tàu ngầm mới có tính năng tiếp cận lớp Lada của Nga, thì họ sẽ có khả năng truy kích tàu sân bay, điều này sẽ buộc quân Mỹ phải có chiến thuật săn ngầm mới để đề phòng Hải quân Trung Quốc.

Theo tờ này, đây là loại tàu ngầm có tính năng cao đầu tiên có cả khả năng tấn công nhanh và do thám bí mật của Quân đội Trung Quốc, có thể dùng để chống hạm, săn ngầm và do thám trên biển. Khả năng chạy êm của tàu ngầm này mạnh gấp mấy lần tàu ngầm lớp Kilo, đây là do bề ngoài của nó đã sử dụng lớp sơn loại bỏ tiếng ồn và chân vịt chạy êm.

Tàu ngầm này đã trang bị sonar chủ động và sonar bị động, có khả năng do thám trên biển. Ngoài ra, tàu ngầm này có thể đã trang bị 6 bộ ống phóng ngư lôi 533 mm, có thể mang theo 18 quả ngư lôi hoặc tên lửa. Đối với một loại tàu ngầm diesel cỡ vừa, hệ thống vũ khí như vậy đã đủ mạnh. Cộng với tính cơ động cao và khả năng do thám, nên nó trở thành “khắc tinh” đáng sợ của tàu chiến mặt nước cỡ lớn.

Tàu ngầm lớp Kilo Type 636 của Hải quân Trung Quốc, mua của Nga
Tàu ngầm lớp Kilo Type 636 của Hải quân Trung Quốc, mua của Nga

Theo bài báo, Mỹ có kế hoạch phóng vài chục vệ tinh các loại, trong đó có vệ tinh do thám, xây dựng mạng lưới tình báo săn ngầm trên trong không gian, nhằm tăng cường mức độ do thám đối với lực lượng tàu ngầm Trung Quốc, nhưng sự xuất hiện của tàu ngầm mới của Quân đội Trung Quốc sẽ làm cho hiệu quả chiến lược này của quân Mỹ giảm đáng kể.

Bài báo cho rằng, cơ quan thực hiện chùm vệ tinh gián điệp Mỹ - Cục trinh sát quốc gia Mỹ (NRO) có kế hoạch phóng lượng lớn vệ tinh trong 18 tháng tới, trong đó một bộ phận vệ tinh do thám sẽ giúp Hải quân Mỹ định vị và theo dõi tốt hơn tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc.

Hơn nữa, những vệ tinh này cùng với các bộ cảm biến dưới nước, máy thăm dò lắp đặt ở đáy biển hoặc ở vùng biển quốc tế, cùng với các thiết bị thăm dò của tàu ngầm, tàu chiến, thiết bị lặn không người lái, máy bay chiến đấu, máy bay trực thăng và máy bay không người lái khác, có thể hình thành một mạng lưới theo dõi có hiệu quả.

Được biết, sử dụng vệ tinh theo dõi tàu ngầm là một hình thức mới trong “tác chiến săn ngầm không tiếng động” của quân Mỹ. Quân Mỹ cho rằng, tia laser, tia hồng ngoại và thiết bị thăm dò khác trong không gian cùng với radar góc mở tổng hợp đều có thể sử dụng để tác chiến săn ngầm. Radar và các loại thiết bị cảm biến có thể phát hiện sự thay đổi gây ra trong nước của tàu ngầm, thông qua theo dõi sóng mặt nước, thăm dò nhiệt độ nước biển để nắm được tung tích của tàu ngầm.

Tàu ngầm diesel lớp Lada do Nga chế tạo
Tàu ngầm diesel lớp Lada do Nga chế tạo

Những thay đổi của nước biển do các thiết bị do thám trên vệ tinh dò được đều là những thay đổi do dòng xoáy nước mà tàu ngầm tạo ra. Trong khi đó, đối với các loại tàu ngầm tốc độ cao có khả năng cơ động mạnh, dấu vết dòng xoáy nước nảy sinh trong lòng biển rất nhỏ, vì vậy rất khó bộc lộ sơ hở. Điều này tạo ra không ít phiền phức cho mạng lưới săn ngầm trong không gian của Mỹ.

Việt Dũng