Thị trường Mỹ có nhu cầu súng AK-47 rất lớn, rất có lợi cho Nga

21/08/2012 06:40
Việt Dũng (nguồn báo Hoàn Cầu, sina.com.cn)
(GDVN) - Hãng chế tạo súng trường AK-47 như uống được viên “hoàn hồn” nhờ nhu cầu lớn của thị trường vũ khí dân dụng Mỹ.
Kalashnikov cầm súng AK-47.
Kalashnikov cầm súng AK-47.

Tờ “Hoàn Cầu” vừa có bài viết cho rằng, dòng súng trường AK-47 từng là một loại vũ khí được sử dụng rộng rãi. Đến nay ở Mỹ lại nổi lên một trào lưu lớn mua súng trường AK-47.

Mạng diễn đàn New Zealand cho biết, những vụ nổ súng liên tiếp xảy ra ở Mỹ làm cho một số người lo ngại giao dịch súng ống trong tương lai sẽ trở nên khó khăn, sự lo ngại này làm cho không ít những người yêu thích súng ống lựa chọn “giữ súng”.

Trong đó, AK-47 do giá khá rẻ và chất lượng không giảm đã giành được sự coi trọng của người dân.

Đứng trước trào lưu lớn mua sắm của thị trường súng ống dân dụng lớn nhất thế giới này, các nhà chế tạo vũ khí Nga hết sức vui mừng.

Mặc dù trong kim ngạch giao dịch vũ khí cả nước Mỹ năm 2011, vũ khí do Nga chế tạo chỉ chiếm một phần rất nhỏ, nhưng kim ngạch tiêu thụ dòng AK-47 tăng mạnh, nhanh chóng vượt qua vũ khí nhãn hiệu khác.

Nhà chế tạo vũ khí AK-47, Công ty Chế tạo Cơ khí Izhevsk chắc chắn đã kiếm được một khoản tiền lớn. Công ty này vốn gần như bị phá sản, nhưng nhu cầu của thị trường Mỹ đã đem lại cho họ một viên thuốc “hoàn hồn” (hoàn hồn đan).

Súng trường AK-47 của Nga
Súng trường AK-47 của Nga

Bối cảnh văn hoá dùng súng của Mỹ

Công dân Mỹ sở hữu và mang theo súng có bối cảnh lịch sử, văn hoá và chính trị sâu xa. Trong cuộc chiến tranh giành độc lập, dùng súng tự vệ được cho là đã thể hiện giá trị cốt lõi của Mỹ.

Về mặt pháp lý, công dân Mỹ sở hữu và mang theo vũ khí là có nguồn gốc từ bản sửa đổi thứ hai của Hiến pháp Mỹ.

Luật sửa đổi thứ hai của Hiến pháp Mỹ là một bộ phận của Luật quyền lợi Mỹ, được thông qua ngày 15/12/1791.

Nội dung của nó là “một dân quân/dân binh được huấn luyện có tố chất là cần thiết đối với an ninh của một bang tự do, quyền sở hữu và mang súng của người dân là không thể xâm phạm”.

Ngay từ năm 1995, Cục Rượu-Thuốc lá-Súng đạn Mỹ thống kê, người dân Mỹ có khoảng 223 triệu khẩu súng, có khoảng 25% người trưởng thành của Mỹ sở hữu súng, khoảng một nửa người trưởng thành sống trong gia đình sở hữu súng.

Ngày 26/6/2008, Toà án Tối cao Mỹ đưa ra phán quyết đối với vụ Heller ở đặc khu Colombia, bằng tỷ lệ phiếu 5/4 ra tuyên bố, bất kể là “dân binh” hay không, sở hữu súng đều là quyền lợi cá nhân của người Mỹ.

Đồng thời, Toà án Tối cao cũng cho biết, quyền lợi sử dụng súng hoàn toàn không bị hạn chế chút nào, điều này cũng tạo sự linh hoạt cho luật lệ có liên quan của chính phủ.

Một số bang hiện nay của Mỹ đã nới lỏng rất nhiều đối với việc quản lý súng, trong đó có bang Colorado, nơi xảy ra vụ nổ súng ở rạp chiếu phim gây chấn động thế giới. Công dân bang Colorado mua súng không cần có giấy phép trước và không cần tiến hành đăng ký.

Ngoài ra, mang súng từ bang khác đến bang Colorado cũng không cần bất cứ giấy tờ chứng nhận nào. Việc mua bán súng ống, đạn dược giữa các cá nhân cũng không vi phạm Hiến pháp.

Súng trường AK-47 của Nga
Súng trường AK-47 của Nga
* Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo Dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn". Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện. Chân thành cảm ơn độc giả!
Việt Dũng (nguồn báo Hoàn Cầu, sina.com.cn)