Ảnh: Cô giáo bản kể chuyện lên rừng học cùng con trẻ

14/06/2017 06:20
Ngọc Bích (ghi)
(GDVN) - Bỏ qua những khó khăn, thiếu thốn về vật chất lẫn tinh thần, các thầy cô nơi vùng núi xa xôi vẫn hàng ngày hàng giờ vun đắp cho những mầm non của mình...

Dưới mỗi mái trường, sát cánh bên các em, là câu chuyện đời, chuyện nghề không bút sách nào tả cho hết nỗi cơ cực, vất vả của các thầy, các cô...

Dưới đây, là hình ảnh được chính các thầy cô ghi nhận lại và gửi cho Báo điện tử Giáo dục Việt Nam.

Nam Cao là một xã thuộc vùng núi nghèo của huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng. Với diện tích 75,07 km2, dân số 2.587 người, cây lương thực chính chủ yếu là ngô. Đời sống kinh tế của bà con ở đây còn nhiều thiếu thốn, lương thực không đủ ăn, quần áo không đủ mặc, nhà lại thường đông con. Bởi thế, con đường đến với cái chữ của các em học sinh nơi đây gặp vô vàn khó khăn. Ảnh: Cô giáo Trương Thị Nga

Nam Cao là một xã thuộc vùng núi nghèo của huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng. Với diện tích 75,07 km2, dân số 2.587 người, cây lương thực chính chủ yếu là ngô. Đời sống kinh tế của bà con ở đây còn nhiều thiếu thốn, lương thực không đủ ăn, quần áo không đủ mặc, nhà lại thường đông con. Bởi thế, con đường đến với cái chữ của các em học sinh nơi đây gặp vô vàn khó khăn. Ảnh: Cô giáo Trương Thị Nga

Trẻ em ở vùng cao, ngoài chuyện đến trường còn phải đi làm rất vất vả. Nhiều khi thầy cô còn phải đến tận nhà vận động các em tới trường. Đây là hình ảnh những em nhỏ lao động giúp gia đình. Ảnh: Cô giáo Trương Thị Nga
Trẻ em ở vùng cao, ngoài chuyện đến trường còn phải đi làm rất vất vả. Nhiều khi thầy cô còn phải đến tận nhà vận động các em tới trường. Đây là hình ảnh những em nhỏ lao động giúp gia đình. Ảnh: Cô giáo Trương Thị Nga

Cô giáo Trương Thị Nga (tác giả các bức ảnh trong bài này) người cõng con chữ lên bản tâm sự: Cô sinh ra và lớn lên ở xã Minh Tâm, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.

Tháng 9/2010 nhận được quyết định phân công công tác tại phân trường Phia Cò 2, trường Bản Bung, xã Nam Cao, huyện  Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng.

Hiện giờ, trường có 5 lớp từ lớp 1 đến lớp 5 và 2 lớp mầm non, 100% học sinh là người dân tộc H’mông.

Cô nói: “mới đó mà đã 7-8 năm rồi, với tôi bản đã là nhà, các em là người thân, biết là khó khăn đó nhưng phải cố thôi”. 

Nhà giáo vụ của Giáo viên. Ảnh: Cô giáo Trương Thị Nga
Nhà giáo vụ của Giáo viên. Ảnh: Cô giáo Trương Thị Nga

Những ngày bình thường thì không sao, nhưng mưa đổ xuống các em đi học phải lội suối , đường lầy bùn đất, có em phải đi bộ hơn 1 tiếng đồng hồ mới tới được trường.

Rồi ngày lạnh giá, trường lớp không đủ kín phải giăng nilong quấn xung quanh để gió không lùa vào, bàn ghế thì không đủ ngồi…Ảnh: Cô giáo Trương Thị Nga
Rồi ngày lạnh giá, trường lớp không đủ kín phải giăng nilong quấn xung quanh để gió không lùa vào, bàn ghế thì không đủ ngồi…Ảnh: Cô giáo Trương Thị Nga
Hình ảnh bên ngoài lớp học của các em. Ảnh: Cô giáo Trương Thị Nga
Hình ảnh bên ngoài lớp học của các em. Ảnh: Cô giáo Trương Thị Nga
Bên ngoài thì che nilon, bên trong bàn ghế cũng chẳng đủ...Ảnh: Cô giáo Trương Thị Nga
Bên ngoài thì che nilon, bên trong bàn ghế cũng chẳng đủ...Ảnh: Cô giáo Trương Thị Nga
Đường đến trường, nhiều khi các cô phải băng qua suối. Để không bị nước cuốn, các cô phải bám chặt lấy nhau. Ảnh: Cô giáo Trương Thị Nga
Đường đến trường, nhiều khi các cô phải băng qua suối. Để không bị nước cuốn, các cô phải bám chặt lấy nhau. Ảnh: Cô giáo Trương Thị Nga

Dẫu trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn, thiếu thốn là thế nhưng tình yêu nghề, yêu trẻ vẫn mãi  rực cháy trong tim người giáo viên trẻ này.

Tòa soạn Báo điện tử Giáo dục Việt Nam trân trọng cảm ơn cô giáo Trương Thị Nga về các bức ảnh và câu chuyện của cô trong bài viết này.

Nhuận bút 400.000 đồng (bốn trăm ngàn đồng) sẽ được chuyển tới cô trong thời gian tới.

Nhân đây, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam kêu gọi các thầy cô trên cả nước đóng góp hình ảnh, clip của mình với Tòa soạn.

Nội dung là các chia sẻ của thầy cô về mọi mặt của đời sống giáo dục mà các thầy cô đang trải qua; chuyện cuộc sống hàng ngày như nỗi lo cơm áo gạo tiền; chuyện đến trường đến lớp cùng học trò; các tấm gương thầy cô và học trò tiêu biểu...

Tất cả các hình ảnh, clip đều được Tòa soạn biên tập, sắp xếp phù hợp với nội dung. Tác phẩm được đăng tải sẽ chi trả nhuận bút, mức tối thiểu như dành cho các hình ảnh này của cô giáo Trương Thị Nga.

Hình ảnh, clip các thầy cô gửi về email của Tòa soạn tại toasoan@giaoduc.net.vn

Nếu gặp khó khăn, thầy cô có thể liên lạc trực tiếp với Đường dây nóng 0938766888 để được hướng dẫn, hỗ trợ.

Ban biên tập Báo điện tử Giáo dục Việt Nam trân trọng cảm ơn!

Ngọc Bích (ghi)