Tàu ngầm hạt nhân tấn công Type 093 xuất hiện ở Ấn Độ Dương gây lo ngại. |
Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 4 tháng 12 dẫn hãng tin Reuters Anh ngày 3 tháng 12 đăng bài viết "Cảm thấy bất an với tàu ngầm Trung Quốc, Ấn Độ gia nhập hàng ngũ tái thiết hạm đội tàu ngầm với nước khác", cho rằng, cùng với việc các nước khu vực này ngày càng không ngừng cảm thấy bất an đối với năng lực quân sự dưới mặt biển không ngừng tăng lên của Bắc Kinh, Ấn Độ đang đẩy nhanh một chương trình hiện đại hóa hải quân, đồng thời dựa vào các nước láng giềng để ngăn chặn hoạt động tàu ngầm của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương.
Vài tháng trước, Trung Quốc và Ấn Độ xảy ra đối đầu ở biên giới hai nước nằm ở khu vực Himalayas. Mấy tháng sau, tàu ngầm Trung Quốc đã xuất hiện ở Sri Lanka - đảo quốc ngoài bờ biển phía nam Ấn Độ. Trung Quốc cũng đã tăng cường quan hệ với quốc gia quần đảo Maldives trên Ấn Độ Dương.
Hành động của Trung Quốc đã phản ánh quyết tâm mở rộng hiện diện của họ ở Ấn Độ Dương. 4/5 nhập khẩu dầu mỏ của Trung Quốc phải đi qua Ấn Độ Dương.
Cùng với việc áp dụng những hành động này, tình hình căng thẳng Biển Đông cũng đang không ngừng leo thang. Ưu thế trên biển của Bắc Kinh ở Biển Đông đã khiến cho các nước láng giềng cảm thấy căng thẳng.
Cựu Tư lệnh Hải quân Ấn Độ Arun Prakash nói: "Chúng tôi phải cảm thấy lo ngại đối với lực lượng tàu ngầm của chúng tôi. Do Trung Quốc gây sức ép với chúng tôi ở khu vực Himalayas, Biển Đông và Ấn Độ Dương, chúng tôi càng nên cảm thấy lo ngại”.
Tàu ngầm thông thường lớp Kilo của Hải quân Ấn Độ |
Ông nói: "Điều may mắn là, có dấu hiệu cho thấy, lần này chính phủ đã nhìn thấy nguy cơ này. Nhưng, việc xây dựng lại cần phải có thời gian. Chúng tôi hy vọng, chúng tôi sẽ không rơi vào cuộc đối đầu với Trung Quốc, ngoại giao và các liên minh của chúng tôi sẽ kiểm soát tình hình".
Chính quyền của Thủ tướng Narendra Modi đã hạ lệnh đẩy nhanh một chương trình đấu thầu để chế tạo 6 tàu ngầm thông thường động cơ diesel-điện với chi phí ước tính 8,1 tỷ USD.
Ngoài ra, một công ty Pháp đang lắp ráp 6 tàu ngầm tương tự ở cảng Mumbai, những tàu ngầm này sẽ dùng để thay thế hạm đội tàu ngầm đã gặp hàng loạt sự cố và có lịch sử gần 30 năm của Ấn Độ.
Cuối năm 2016, chiếc tàu ngầm hạt nhân đầu tiên do Ấn Độ tự chế tạo sẽ bắt đầu đi vào hoạt động. Đồng thời, quan chức hải quân cho phóng viên biết, Ấn Độ đang triển khai hội đàm với Nga để thuê một chiếc tàu ngầm động cơ hạt nhân.
Nguồn tin cho biết, Chính phủ đã yêu cầu công ty Larsen & Toubro (chế tạo thân tàu cho chiếc tàu ngầm hạt nhân đầu tiên) giúp đỡ chế tạo 2 chiếc tàu ngầm hạt nhân khác.
Ấn Độ thuê tàu ngầm hạt nhân Chakra-2 của Nga, thời hạn là 10 năm |
Hải quân Ấn Độ hiện chỉ có 13 tàu ngầm động cơ diesel cũ kỹ, do vấn đề sửa chữa, chỉ có thể bảo đảm cho một nửa số tàu có thể hoạt động trong bất cứ thời điểm nào. Năm 2013, một chiếc tàu ngầm Ấn Độ đậu ở Mumbai đã bị nổ chìm.
Dự đoán, Trung Quốc sở hữu 60 tàu ngầm thông thường và 10 tàu ngầm động cơ hạt nhân, bao gồm 3 tàu ngầm đã trang bị vũ khí hạt nhân.
Quan chức hải quân và chuyên gia cho rằng, cùng với việc Ấn Độ mở rộng quy mô hải quân lên 150 tàu (bao gồm 2 tàu sân bay), trong khi Hải quân Trung Quốc có khoảng 800 tàu, hai bên rất có thể xảy ra va chạm.
Học giả vấn đề chiến lược David Brewster, Đại học quốc gia Australia cho rằng, Ấn Độ sẽ nỗ lực khôi phục vị thế chủ đạo của họ ở Ấn Độ Dương.
Ông nói, Ấn Độ có thể tìm cách tiến hành hợp tác hải quân với Nhật Bản và Australia, đồng thời mở rộng căn cứ quân sự của họ ở quần đảo Andamaan.
David Brewster nói: “Ấn Độ coi sự hiện diện của bất cứ tàu hải quân nào của Trung Quốc đều là một sự xâm phạm. Sự hiện diện của tàu Trung Quốc đã tăng mạnh, điều này rõ ràng đã truyền đi một thông điệp đối với Ấn Độ”.
Ấn Độ mua máy bay tuần tra săn ngầm P-8I của Mỹ |
Ấn Độ đã tập trung triển khai ngoại giao với Sri Lanka về sự hiện diện của tàu ngầm Trung Quốc. Căn cứ vào một thỏa thuận trên biển được ký kết giữa Ấn Độ, Sri Lanka và Maldives, nếu tàu ngầm Trung Quốc đến Sri Lanka thì Sri Lanka phải thông báo cho New Delhi.
Bangladesh dự định xây dựng một cảng nước sâu trị giá vài tỷ USD ở Sonadia thuộc vịnh Bengal. Ấn Độ cũng đã tham gia dự án này, doanh nghiệp Ấn Độ - Tập đoàn Adani đã tham gia đấu thầu vào tháng 10 năm 2014. Công ty TNHH công trình cảng vịnh Trung Quốc - một doanh nghiệp đấu thầu vốn là đối thủ cạnh tranh mạnh của dự án này.
Học giả David Brewster cho rằng: "Nếu Trung Quốc tiếp tục đi con đường này và duy trì sự hiện diện ở mức độ này tại Ấn Độ Dương, như vậy, người Ấn Độ sẽ cảm thấy, họ cần tiến hành phản ứng".