|
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tham dự Lễ diễu binh kỷ niệm tròn 60 năm thành lập Hải quân Nhân dân Việt Nam |
Trong ngày 3 tháng 5, một số tờ báo điện tử Trung Quốc, Hồng Kông như “Thời báo Hoàn Cầu”, chinadaily, “Quan sát”, mạng sina, qq, báo Phượng Hoàng, mạng “Tin tức bình luận Trung Quốc”… đã đưa tin về Lễ diễu binh của Hải quân Nhân dân Việt Nam.
Theo các bài viết, ngày 7 tháng 5 năm 1955, ở Việt Bắc đã thành lập Cục Phòng thủ bờ bể - tiền thân của Hải quân Việt Nam hiện nay. Tổ chức này vào năm 1965 (10 năm sau) được nâng cấp lên thành hải quân, ngày 7 tháng 5 cũng được chọn làm ngày thành lập Hải quân Nhân dân Việt Nam.
Do ngày thành lập Hải quân Nhân dân Việt Nam năm nay diễn ra vào dịp ngày Quốc tế lao động và ngày kỷ niệm tròn 40 năm Giải phóng miền Nam, vì vậy, Việt Nam đã tăng cường cấp độ chúc mừng. Trong ngày kỷ niệm Giải phóng Sài Gòn 30 tháng 4, Việt Nam cũng đã tổ chức một loạt hoạt động như diễu binh ở thành phố Hồ Chí Minh.
Các báo Trung Quốc viết, vào sáng ngày 2 tháng 5, Hải quân Nhân dân Việt Nam đã tổ chức lễ diễu binh trên biển ở quân cảng vịnh Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, chúc mừng tròn 60 năm thành lập Hải quân Việt Nam; Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tham dự Lễ diễu binh.
|
Các quan chức cấp cao Việt Nam tham dự Lễ diễu binh trên biển |
Trong buổi lễ, Hải quân Việt Nam đã phô diễn tất cả vũ khí trang bị tinh nhuệ: tàu chiến mặt nước mạnh nhất hiện nay - tàu hộ vệ Đinh Tiên Hoàng có lượng giãn nước đầy 2.100 tấn, tàu ngầm diesel-điện lớp Kilo, tàu tên lửa Tarantul cùng với tên lửa chống hạm P-15 Termit đều đã tham gia diễu binh; lực lượng Hải quân đánh bộ cũng đã phô diễn khối bộ binh và các trang bị như đạn tên lửa tăng tầm EXTRA, xe vận tải bọc thép BTR-60, xe tăng đổ bộ PT-76.
Mạng news.qq.com Trung Quốc viết: 3 tàu ngầm lớp Kilo do Nga chế tạo đã được biên chế cho Hải quân Việt Nam, lần đầu tiên xuất hiện tập thể trong Lễ diễu binh trên biển. Mối quan tâm về tàu ngầm của Hải quân Việt Nam cũng được phóng viên đề cập tới trong một cuộc họp báo của Bộ Quốc phòng Trung Quốc vào ngày 30 tháng 4 vừa qua.
Bài báo viết: Điểm nổi bật của lễ kỷ niệm tròn 60 năm thành lập Hải quân Việt Nam lần này là Lễ diễu binh hải quân quy mô lớn hiếm có trong những năm gần đây của Việt Nam. Tại Lễ diễu binh, ngoài khối các binh chủng của hải quân, còn phô diễn các loại vũ khí tiên tiến, trong đó, điểm sáng lớn nhất chính là 3 tàu ngầm lớp Kilo.
Tại buổi lễ, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang yêu cầu, Hải quân Việt Nam “phát huy cao độ ý chí tự lực, tự cường, xây dựng hải quân nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại”.
|
Binh sĩ Hải quân Việt Nam tham gia Lễ diễu binh trên biển |
Trong Lễ diễu binh trên biển, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Tư lệnh Hải quân Nhân dân Việt Nam, Đô đốc Nguyễn Văn Hiến đã có bài phát biểu. Ông đã nhìn lại lịch sử 60 năm của Hải quân Nhân dân Việt Nam, đã đặc biệt nhấn mạnh đến những thành tích của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong chiến tranh.
Điều đáng chú ý là, Tư lệnh Nguyễn Văn Hiến cho rằng, sau năm 2010, Hải quân Việt Nam được đầu tư tiến thẳng lên hiện đại, ông còn đặc biệt nhấn mạnh đến tình hình Biển Đông hiện nay.
Đô đốc nói, tình hình Biển Đông “ngày càng phức tạp”, những điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, vì vậy, hoạt động bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông của Việt Nam đang bước vào một giai đoạn mới nặng nề và phức tạp.
Theo bài báo, hiện nay, tổng binh lực của Hải quân Việt Nam khoảng 42.000 quân (trong đó Hải quân đánh bộ có 30.000 quân), chia làm 4 vùng duyên hải, chủng loại trang bị chủ lực hiện có tương đối đầy đủ, nhưng một bộ phận đáng kể là do Liên Xô viện trợ từ thập niên 70 - 80 của thế kỷ 20.
|
Binh sĩ Hải quân Việt Nam tham gia Lễ diễu binh trên biển |
Mặc dù những năm gần đây tốc độ đổi mới trang bị của Hải quân Việt Nam đã được tăng lên, nhưng tổng thể vẫn là một lực lượng trên biển kiểu phòng ngự duyên hải lấy trang bị hạng nhẹ làm chủ thể, "đường không, dưới nước và nhanh chóng" là tư tưởng chủ đạo của Hải quân Việt Nam hiện nay.
Ngoài ra, khi viết về hoạt động diễu binh kỷ niệm tròn 40 năm giải phóng miền Nam, mạng “Quan sát” Trung Quốc ngày 30 tháng 4 cho rằng, ngày 30 tháng 4 năm 2015, tại thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam đã tổ chức diễu binh, diễu hành, kỷ niệm tròn 40 năm kết thúc Chiến tranh Việt Nam.
Bài báo cho rằng, hoạt động diễu binh được tiến hành từ 8 giờ sáng, hải, lục, không quân Việt Nam đều đã tham gia kiểm duyệt, nhưng diễu binh lần này không phô diễn quá nhiều vũ khí, chỉ có binh lính trong khối đi cầm súng tiểu liên.
Theo bài báo, Việt Nam diễu binh lớn, quan hệ Việt-Trung cũng trở thành trung tâm chú ý của dư luận quốc tế. Tuy nhiên, bài báo đã bôi đen về quan điểm lập trường, chính sách đối ngoại của Việt Nam trong quan hệ với Trung Quốc và Mỹ.
|
Binh sĩ Hải quân Việt Nam tham gia Lễ diễu binh trên biển |
Bài viết so sánh phát biểu của Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Nguyễn Văn Thơ ngày 18 tháng 1 với phát biểu của Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc ngày 26 tháng 1. Trong đó, Đại sứ Nguyễn Văn Thơ cho biết, quan hệ với Trung Quốc là vấn đề lớn hàng đầu trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam, cho rằng, Việt Nam sẽ không liên kết với Mỹ, Nhật để ngăn chặn Trung Quốc.
Còn Thứ trưởng Hà Kim Ngọc tuyên bố, Việt Nam ủng hộ Mỹ phát huy vai trò quan trọng hơn ở khu vực, hy vọng sự can dự đối với châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ có lợi cho các bên. Còn Mỹ cho biết, sẽ giúp đỡ Việt Nam phát triển lực lượng cảnh sát biển.
Với chính sách ngoại giao bình thường như vậy của Việt Nam, nhưng báo Trung Quốc xuyên tạc, cho rằng: “Lập trường của nhà cầm quyền Việt Nam đối với quan hệ Trung-Việt có chỗ xung đột, không thống nhất trước sau, ngoại giao Việt Nam đi con đường nào vẫn gây lo ngại”.
|
Binh sĩ Hải quân Việt Nam tham gia Lễ diễu binh trên biển |
Trên thực tế, Việt Nam thực hiện chính sách ngoại giao độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quốc tế các quan hệ quốc tế, không dựa vào nước này để chống nước kia, cũng không lệ thuộc vào bất cứ quốc gia hay tổ chức nào - PV.
Tuy nhiên, Trung Quốc đã để cho báo chí của họ cố tình bôi nhọ chính sách ngoại giao của Việt Nam, nhưng họ sẽ không đạt được mục đích xấu. Việt Nam luôn biết bảo vệ “lợi ích cốt lõi” của mình, ứng xử đúng đắn với mọi loại quan hệ, luôn biết tự bảo vệ và phát triển mình, nhất là bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng. Trung Quốc không có quyền dị nghị về chính sách ngoại giao của Việt Nam và đừng xem nhẹ ý chí bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam - PV.
|
Binh sĩ Hải quân Việt Nam tham gia Lễ diễu binh trên biển |
|
Lực lượng đánh bộ của Hải quân Việt Nam |
|
Lực lượng tác chiến đặc biệt của Hải quân Việt Nam |
|
Xe chiến đấu đổ bộ của Hải quân Việt Nam |
|
Đạn tên lửa tăng tầm EXTRA công nghệ Israel của Hải quân Việt Nam |
|
Xe chở quân bọc thép BTR-60PB của Hải quân Việt Nam |
|
Xe tăng đổ bộ PT-76 của Hải quân Việt Nam |
|
Tên lửa chống hạm P-15M Termit của Hải quân Việt Nam |
|
Tên lửa của Hải quân Việt Nam |
|
Tàu ngầm lớp Kilo của Hải quân Việt Nam |
|
Tàu ngầm HQ-182 Hà Nội và HQ-183 - lực lượng trụ cột của Hải quân Việt Nam tham gia Lễ diễu binh trên biển |
|
Tàu chiến Hải quân Việt Nam tham gia diễu binh trên biển |
|
Tàu hộ vệ Đinh Tiên Hoàng - tàu chiến mặt nước mạnh nhất của Hải quân Việt Nam hiện nay |
|
Tàu tên lửa lớp Tarantul của Hải quân Việt Nam đã đổi sang trang bị tên lửa chống hạm Uran |
|
Tàu hộ vệ Gepard 3.9 và máy bay trực thăng săn ngầm Ka-28 của Hải quân Việt Nam |
|
Tàu hộ vệ Project 159A của Hải quân Việt Nam |
|
Thủy phi cơ DCH-6 của Hải quân Việt Nam |
|
Máy bay trực thăng săn ngầm Ka-28 của Hải quân Việt Nam |
Đông Bình