Trong đợt kiểm tra nhanh tình trạng học sinh trung học phổ thông tại tỉnh Bình Thuận đầu năm 2019 vừa qua, lực lượng công an đã phát hiện có 5 học sinh dương tính với ma túy.
Trả lời phóng viên VTV 24, đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Thuận cho biết:
Trước đó (năm 2018), qua kiểm tra của lực lượng chức năng cũng đã phát hiện có 8 học bậc trung học phổ thông dương tính với ma túy.
Ma túy đá và thuốc lắc trong một vụ án do Phòng Cảnh sát Phòng chống ma túy Công an Bình Thuận triệt phá. |
Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều người thì con số thực tế (học sinh nghiện ma túy) nơi này còn nhiều hơn thế.
Qua xác minh của lực lượng chức năng, nhiều em học sinh thường sử dụng ma túy đá và bồ đà.
Những học sinh này chủ yếu bị bạn bè ngoài xã hội lôi kéo.
Đã có không ít gia đình mãi làm ăn, ít sự quan tâm đến con cái, khi phát hiện ra những triệu chứng bất thường từ con hoặc được cơ quan chức năng thông báo, có em được hỗ trợ kịp thời đã dứt bỏ hoàn toàn.
Có em được gia đình đưa đi cai nghiện, nhưng có những em đã nghiện trong cả thời gian dài, gia đình lại không đủ điều kiện đưa đi cai nghiện tập trung nên càng trượt dài vào con đường tội lỗi.
Chỉ những gia đình có con em dính vào ma túy mới thấy hết sự đau khổ, tuyệt vọng đến thế nào.
Trẻ nghiện ma túy do thiếu sự quan tâm từ phía gia đình
Tiếp xúc nhiều với người dân nơi đây, người viết bài nhận thấy trẻ em ở vùng biển thường mắc vào các tệ nạn ma túy nhiều hơn trẻ em ở những vùng miền khác.
Bởi, học sinh ở vùng biển thường có cuộc sống khá tự do ngay từ nhỏ. Phần vì cha mẹ mãi làm ăn, rời nhà từ 2, 3 giờ sáng và trở về nhà cũng đã quá khuya.
Phần do một số gia đình, ba đi biển dài ngày, mẹ lại ham mê cờ bạc nên suốt ngày đêm ngồi sòng bỏ mặc con cái.
Bởi thế, trẻ tự ăn, tự chơi không có người kiểm soát.
Khá nhiều gia đình lại cho con xài tiền thoải mái như một kiểu bù đắp cho những thiếu thốn tình cảm, sự chăm sóc từ cha mẹ.
Tự do, thoải mái và có tiền đã đẩy các em đến với ma túy lúc nào không hay biết. Và khi gia đình biết được cũng là lúc những học sinh này lún sâu vào ma túy khó lòng dứt ra được.
Câu chuyện đau lòng mà chúng tôi từng biết, từng chứng kiến sẽ là bài học cho nhiều cha mẹ bỏ bê con suốt cả một thời gian dài.
Chị B. anh H. có hai con một trai, một gái vừa chăm ngoan lại học khá giỏi.
Hai cháu học một trường phổ thông cơ sở ở thị xã. Anh H. đi biển, tàu của gia đình anh đánh bắt xa bờ nên cả tháng mới cập bến một lần.
Chị B. ở nhà chăm con. Những lúc con cái đi học, chị khá rảnh rỗi nên thường tụ vào sòng bài tứ sắc của các bà, các mẹ trong xóm.
Lúc đầu, chị chỉ nói đánh bài cho vui nhưng chẳng biết chị nghiện chơi từ lúc nào. Thế rồi, đến nấu cơm chờ con về ăn như bao lần cũng thưa dần.
Chị cho tiền để con về tự ra quán ăn cơm hộp.
Ngày càng nhiều những bữa cơm không ăn cùng con, nhiều bữa tối chị đi chơi bài đến khuya mới về.
Hai đứa nhỏ vắng mẹ cũng quen dần và bắt đầu cùng bạn bè đi chơi đêm.
Chúng xài tiền ngày một nhiều, chị cũng chẳng chất vấn, gặng hỏi làm gì khi mình không lo cho chúng như trước.
Vài tháng nay, tiền chồng gửi về ngày một ít vì thuyền của anh đánh bắt ít sản lượng. Chị lại liên tiếp thua bài nên tiền cho con mỗi ngày một ít lại.
Đồ đạc trong nhà dạo này liên tục mất, nghĩ đám trộm vặt nên chị báo công an phường.
Bà con quanh vùng nói lại, hôm thấy con bé Ti vác cái ti vi, hôm thằng cu Tí ôm cái đầu máy…chị đã không tin vì hỏi chúng chẳng đứa nào nhận.
Một lần, tình cờ vào nhà vệ sinh thấy thằng Ti nằm vật dưới nền miệng đầy bọt trắng. Đưa con gấp vào viện chị như chết lặng khi nghe thông báo “Con trai chị bị sốc thuốc”.
Cũng lần ấy, con bé Ti bỏ nhà đi mấy ngày mới thất thểu trở về. Chị nghe công an phường báo lại bé Ti cũng là một trong những đối tượng sử dụng ma túy mà công an đang theo dõi.
Nỗi đau đứa con trai dính vào cái chết trắng chưa nguôi lại tới tin cô con gái cũng nghiện.
Đánh mắng, chửi rủa chúng giờ cũng chẳng tác dụng gì nhưng cho cả hai đứa đi cai nghiện chi phí một tháng chẳng hề nhỏ, gia đình chị lại chẳng lo được.
Thế là chị mua xích sắt về cột chúng lại để cai tại gia. Nhưng sơ sểnh chút là chúng lại bỏ đi khỏi nhà.
Chồng chị đau khổ, chán nản chẳng thiết làm ăn, suốt ngày rượu chè say bí tỉ và về nhà quậy phá, chửi bới.
Cứ thế, gia đình chị đã chẳng còn là tổ ấm như ngày nào, chị nói cuộc sống nhà chị giờ đây chẳng khác nào là địa ngục.
Lực lượng chức năng cần quyết liệt hơn
Những con số được báo cáo về tình trạng học sinh nghiện ma túy ở Bình Thuận vừa qua chỉ là bề nổi, chắc chắn con số thật sẽ không dừng ở đấy.
Để môi trường học đường thật sự trong sạch, rất cần sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chức năng như việc làm xét nghiệm nhanh tất cả học sinh bậc học phổ thông cơ sở cũng như phổ thông trung học.
Để phát hiện kịp thời những học sinh nghiện ma túy, bồ đà, từ đó sẽ cùng phối hợp với gia đình giúp các em cai nghiện sớm hòa nhập cộng đồng.
Nếu để lâu, con đường từ bỏ ma túy của các em sẽ càng gian nan và khó khăn hơn rất nhiều.