Tờ Kinh tế thế kỷ 21 Trung Quốc ngày 31 tháng 5 đưa tin, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tối ngày 30 tháng 5 đã có bài phát biểu chính tại Đối thoại Shangri-La. Ông Abe đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của luật pháp quốc tế và pháp trị.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe phát biểu tại Đối thoại Shangri-La tối ngày 30 tháng 5 năm 2014 |
Ông đưa ra 3 nguyên tắc pháp trị trên biển, gồm chủ trương quốc gia phải dựa vào luật pháp; không được lấy chủ trương làm lý do để sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực; giải quyết tranh chấp cần phải giải quyết bằng phương thức hòa bình. Ông cho biết, Nhật Bản ủng hộ mạnh mẽ hành động của Việt Nam và Philippines trong tranh chấp Biển Đông.
Trong vấn đề Biển Đông, Trung Quốc đã nhảy vào tranh chấp với nhiều nước, vẽ bậy ra “đường lưỡi bò” mà không được bất cứ nước nào thừa nhận, bất chấp luật pháp quốc tế. Khi Philippines kiện Trung Quốc lên tòa án trọng tài quốc tế, thì Trung Quốc đã tuyên bố không chấp nhận, thực ra là không chấp nhận luật pháp quốc tế. Trung Quốc chỉ muốn thông qua đàm phán song phương để giải quyết, nhằm chiếm lợi thế, ỷ mạnh hiếp yếu.
Tuy nhiên, Từ Khí Uất, nghiên cứu viên của Viện nghiên cứu chiến lược, Đại học Quốc phòng Trung Quốc lại cho là ông Shinzo Abe “mở miệng là nhắc đến luật pháp quốc tế”, “trừu tượng hóa luật pháp quốc tế”, cho rằng, chính như thế là ông Abe đang đánh con bài luật pháp quốc tế, vi phạm luật pháp quốc tế (?).
Theo bài báo, trong 1 năm qua, Thủ tướng Shinzo Abe đã đến thăm tất cả 10 nước ASEAN. Trong bài phát biểu, ông Shinzo Abe đã khẳng định sự ủng hộ đối với một số nước ASEAN trên Biển Đông, trong đó tập trung vào cung cấp tàu tuần tra cho Philippines, Indonesia, Việt Nam.
Ngoài ra, theo bài báo, ông Shinzo Abe còn đề cập đến vấn đề bỏ cấm quyền tự vệ tập thể, cho biết, ở Nhật Bản đang thảo luận vấn đề này, sẽ tìm kiếm sự hiểu biết tự các nước, đồng thời đã trình bày về “chủ nghĩa hòa bình tích cực” do ông chủ trương.
Nhà nghiên cứu Trung Quốc Từ Khí Uất nhân đây mở giọng chế giễu rằng, ông Shinzo Abe nói muốn theo đuổi chủ nghĩa hòa bình tích cực, nhưng “thiếu tôn trọng đối với lịch sử”.Theo Trịnh Vĩnh Niên, viện trưởng Viện nghiên cứu Đông Á, Đại học Quốc lập Singapore: “Trên cơ sở đồng minh Mỹ-Nhật, Nhật Bản tiếp tục xây dựng liên minh với Việt Nam, Philippines”.
Trên thực tế, nhìn vào bản thân Trung Quốc thì thấy rằng, Trung Quốc đã có hàng ngàn năm đi xâm lược nước khác, lịch sử quan hệ Việt-Trung cho thấy rõ điều đó, thế nhưng, ông Tập Cận Bình mới đây phát biểu rất buồn cười rằng, Trung Quốc không có “gen xâm lược”.
Trong khi đó, cực nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam, nhưng, năm 1974 Trung Quốc đã dùng vũ lực xâm lược quần đảo Hoàng Sa, tiếp đến năm 1988 và sau đó Trung Quốc tiếp tục dùng vũ lực, xâm lược thêm các đá ngầm, bãi… ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Thậm chí trong thời đại văn minh hiện nay, năm 2012, Trung Quốc mặc dù chưa tấn công vũ lực, nhưng đã dùng thực lực, đe dọa dùng vũ lực, đã cưỡng đoạt, chiếm đóng bãi cạn Scarborough từ tay Philippines.
Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản |
Đến nay, Trung Quốc lại dùng giàn khoan Hải Dương 981 hạ đặt trái phép ở vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, đồng thời còn dùng tàu chiến, máy bay quân sự, hải cảnh… xâm lược và đe dọa vũ lực đối với Việt Nam.
Trung Quốc nói chủ quyền là lợi ích cốt lõi/hạt nhân, tuyên bố không lấy điều này để giao dịch, nhưng Trung Quốc lại chủ trương bậy bạ chủ quyền ở Biển Đông, chủ trương này không tuân theo luật pháp. Chính bài phát biểu của ông Shinzo Abe đã nhắc nhở nghiêm khắc Trung Quốc về điều đó, yêu cầu Trung Quốc phải tuân thủ luật pháp quốc tế.
Bản chất của Trung Quốc là như vậy. Trung Quốc đang “trỗi dậy hòa bình”, “phát triển hòa bình” là như vậy đấy – chính là đang xâm lược lãnh thổ, lãnh hải của nước khác, là đang đe dọa nghiêm trọng hòa bình, an ninh và ổn định của khu vực, đe dọa an toàn hàng hải của khu vực và thế giới.
Trung Quốc lợi dụng diễn đàn để tuyên truyền chủ trương an ninh châu Á
Trước khi Thủ tướng Shinzo Abe phát biểu, chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại Quốc hội Trung Quốc, bà Phó Oánh đã tham gia vào cuộc tranh luận trên truyền hình Đối thoại Shangri-La do Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế London Anh và Đài truyền hình vệ tinh Phượng Hoàng đồng tổ chức. Bà này đã nói về các vấn đề như tình hình an ninh khu vực, quan hệ Trung-Nhật, quan hệ Trung-Mỹ, tranh chấp khu vực.
Trung Quốc cho tàu quân sự xâm lược vùng biển chủ quyền của Việt Nam |
Theo bà Phó Oánh, điểm cần chú ý trong bài phát biểu của Thủ tướng Shinzo Abe là ở chỗ sự phê phán đối với ông ấy trước khi kiểm chứng phải chăng đúng đắn. Bà cho rằng, quan hệ Trung-Nhật “chết” vì đảo Senkaku, nhưng ảnh hưởng hiện nay sâu hơn, liên quan đến việc Nhật Bản phải chăng tiếp tục con đường phát triển hòa bình.
Theo bà này thì ông Shinzo Abe lợi dụng vấn đề tranh chấp đảo Senkaku để tuyên truyền mối đe dọa Trung Quốc, còn “phủ nhận tội phạm xâm lược” của chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản đối với các nước láng giềng trong đó có Trung Quốc và Hàn Quốc, và bà cho rằng điều này gây “cảnh giác rất cao” cho các nước châu Á trong đó có Trung Quốc.
Theo bài báo, mặc dù bài phát biểu chính của Thủ tướng Shinzo Abe có nhiều chỗ nhằm vào Trung Quốc, nhưng Trung Quốc tham gia Đối thoại Shangri-La hoàn toàn không chỉ phản bác phát biểu của ông Shinzo Abe, mà Trung Quốc còn có ý định sử dụng diễn đàn này để tiếp cận nhiều hơn với các nước, tập trung vào tuyên truyền về “quan điểm an ninh châu Á mới” do Trung Quốc chủ trương.
Theo bài báo thì Đối thoại Shangri-La là một diễn đàn giao lưu của các cơ quan quốc phòng, quân đội, chuyên gia học giả các nước. Vào năm 2007, Trung Quốc đã lần đầu tiên cử đoàn đại biểu cấp cao quân đội tham gia. Từ năm 2007 đến năm 2010, Trung Quốc liên tục 4 lần cử Phó Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc tham gia Đối thoại Shangri-La.
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt tại Đối thoại Shangri-La năm 2011 |
Năm 2011, ủy viên Quốc vụ kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt đã được cử tham gia, đây là lần đầu tiên Trung Quốc cho Bộ trưởng Quốc phòng tham gia diễn đàn này.
Nhưng sau đó, Trung Quốc lại hạ cấp trưởng đoàn xuống. Đối thoại Shangri-La được bài báo cho là đã trở thành diễn đàn để Trung Quốc tận dụng tuyên truyền chính sách quốc phòng của họ, để Trung Quốc giải thích, xóa bỏ hoài nghi (!).
Bà Phó Oánh cho biết, tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ tư về phối hợp hành động và củng cố lòng tin ở châu Á vừa tổ chức ở Thượng Hải, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đưa ra quan điểm an ninh châu Á, nội dung cốt lõi là an ninh chung, an ninh tổng hợp, an ninh hợp tác và an ninh bền vững, đưa ra tư tưởng và phương án kiểu Trung Quốc để ứng phó với các thách thức an ninh của châu Á.
Tại Đối thoại Shangri-La lần này, Trung Quốc cũng tập trung cho tuyên truyền về quan điểm an ninh châu Á này, đồng thời lắng nghe, tìm hiểu mối quan tâm của các nước trong khu vực.
Khi hội kiến với Thủ tướng Malaysia Najib vào ngày 30 tháng 5, ông Tập Cận Bình cũng tuyên bố là Trung Quốc có lập trường “nhất quán, rõ ràng” trong vấn đề Biển Đông. Theo ông, hiện nay, “tình hình Biển Đông tổng thể ổn định, nhưng cũng xuất hiện một số động thái đáng quan ngại”.
Cả nước Việt Nam hướng về biển đảo, kiên quyết bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quố |
Ông nói rằng, “Trung Quốc coi trọng hòa bình và ổn định của Biển Đông, không tán thành làm cho tranh chấp thêm phức tạp, mở rộng và quốc tế hóa. Chúng tôi sẽ không chủ động gây sự cố, nhưng phải có phản ứng cần thiết với hành vi khiêu khích của quốc gia liên quan”.
Đối với vấn đề này, thực tế thế nào thì chúng ta phải vừa chú ý lắng nghe những lời nói từ Trung Quốc cho tỉnh táo, rồi nhìn vào các hành động thực tế của Trung Quốc để hiểu rõ bản chất, sự thực, dã tâm, tham vọng và vô nhân đạo…