Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Ấn Độ |
Tân Hoa xã ngày 20 tháng 11 đưa tin, nhận lời mời của Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam bắt đầu có chuyến thăm 4 ngày tới Ấn Độ, kể từ ngày 19 tháng 11 năm 2013.
Bài báo cho rằng, hai bên sẽ thảo luận về các vấn đề song phương và khu vực, trong đó có vấn đề Biển Đông. Việt Nam đánh giá cao vai trò mang tính xây dựng của Ấn Độ tại khu vực Biển Đông.
Tân Hoa xã nói rằng, tờ "Thời báo Kinh tế" Ấn Độ ngày 18 tháng 11 dẫn lời Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, cần lấy luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (năm 1982) làm cơ sở, tìm kiếm một phương án giải quyết lâu dài.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói: "Tôi tin rằng, hòa bình và ổn định của Biển Đông, an ninh và hợp tác trên biển đã đại diện cho lợi ích cốt lõi của các nước ngoài khu vực. Chúng tôi đánh giá cao lập trường mang tính xây dựng của Ấn Độ trong vấn đề này".
Theo bài báo, mặc dù Trung Quốc phản đối Ấn Độ khai thác dầu mỏ ở Biển Đông (phản đối này bất hợp pháp, vì Việt Nam hợp tác với các nước khai thác dầu khí ở vùng đặc quyền, thềm lục địa của Việt Nam, như vậy là Trung Quốc phản đối luật pháp quốc tế, đi ngược lại với Công ước Liên hợp quốc về Luật biển mà chính Trung Quốc đã ký kết), nhưng, "Việt Nam tuyên bố Ấn Độ có quyền làm như vậy", hai bên tiến hành hoạt động tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Ấn Độ Singh |
Theo bài báo, Việt Nam hy vọng Ấn Độ thăm dò sản phẩm dầu mỏ ở mỏ dầu khí mới trên biển và hợp tác với Việt Nam xây dựng nhà máy lọc dầu. Việt Nam mong muốn Ấn Độ gia tăng mức độ tham gia ngành dầu khí của mình.
Báo Trung Quốc tuyên truyền cho rằng, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Ấn Độ đúng vào lúc Việt Nam đang tìm cách mở rộng hợp tác với Ấn Độ, Nhật Bản và Nga để "ứng phó với sức ép từ Trung Quốc". Nhưng, nhu cầu cấp bách nhất của Việt Nam là có được sự viện trợ quốc tế ở Biển Đông, trong đó có sự giúp đỡ của Ấn Độ.
Hãng tin lớn nhất của nhà nước Trung Quốc tự đưa ra nhận định, suy đoán nói rằng "Việt Nam tin rằng, hợp đồng mỏ dầu khí giữa Việt Nam và các công ty Ấn Độ, Nga và Nhật Bản tại "khu vực tranh chấp" này (Biển Đông) có thể phát huy tác dụng răn đe đối với Trung Quốc".
Đối với Ấn Độ, quan hệ lợi hại có liên quan ở đây là phức tạp hơn. Bởi vì, đầu tư thăm dò dầu khí gặp phải khó khăn. Dù sao, mục đích cuối cùng của doanh nghiệp là lợi ích thương mại.- Tân Hoa xã bình luận.
Theo bài báo, New Delhi ngày càng gần gũi hơn với Tokyo và Washington đã gây lo ngại cho Trung Quốc, trong khi đó Ấn Độ cũng không muốn tiếp tục gây phiền phức cho Trung Quốc, nhưng họ "vẫn không muốn từ bỏ một đồng minh cũ".
Tờ "Thời báo Hoàn Cầu" ngày 20 tháng 11 cũng đăng lời phát biểu của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh vai trò của Ấn Độ trong vấn đề Biển Đông. Nhưng bài báo của TQ cho rằng, "truyền thông Việt Nam chỉ nhấn mạnh đến hợp tác kinh tế giữa Việt-Ấn, song truyền thông Ấn Độ lại nắm lấy cơ hội này, tuyên truyền Ấn-Việt hợp tác khai thác Biển Đông".
Bài báo dẫn các nguồn tin từ Việt Nam cho rằng, chuyến thăm Ấn Độ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ đưa hợp tác chiến lược Việt-Ấn lên tầm cao mới. Chuyến thăm này sẽ tập trung vào trụ cột của quan hệ đối tác chiến lược hai nước. 9 tháng năm 2013, thương mại song phương đạt kỷ lục, 3,94 tỷ USD, dự kiến đạt 7 tỷ USD vào năm 2015.
Giàn khoan dầu khí Việt Nam (ảnh minh họa) |
Đồng thời, Ấn Độ nhấn mạnh "yếu tố Biển Đông" đằng sau chuyến thăm này. Tờ "The Times of India" ngày 19 tháng 11 cho rằng, "Việt Nam cảm ơn vai trò mang tính xây dựng của Ấn Độ trong vấn đề Biển Đông". Tờ "The Hindu" cùng ngày thì cho rằng, chương trình hợp tác Ấn-Việt ở Biển Đông đã gây chú ý rất nhiều.
Bài báo tuyên truyền xuyên tạc cho rằng, "Việt Nam và Ấn Độ có các bước đi "không thống nhất" trong khai thác dầu mỏ ở Biển Đông, Việt Nam hiện còn ký kết thỏa thuận hợp tác khai thác với Trung Quốc, nên làm cho Ấn Độ "không biết theo ai". (Trên thực tế, truyền thông Trung Quốc tuyên truyền như vậy là ly gián quan hệ, gây khó khăn cho hợp tác của Việt Nam)".
Trong khi đó, tờ "Thời báo Hoàn Cầu" ngày 22 tháng 11 còn cho rằng, "Việt Nam đã cung cấp 7 lô dầu mỏ Biển Đông cho Ấn Độ, điều này gây xôn xao dư luận Ấn Độ. Trong chuyến thăm Ấn Độ lần này, hai bên đã ký kết 8 thỏa thuận trong đó có các lĩnh vực giáo dục, quốc phòng, năng lượng. Đáng chú ý trong thỏa thuận giữa các công ty dầu khí của hai nước, Việt Nam cung cấpcác lô dầu mỏ ở Biển Đông cho Ấn Độ thăm dò".
Tàu ngầm Việt Nam chuẩn bị về nước bảo vệ chủ quyền (ảnh do báo chí TQ đăng tải) |
Theo tờ "The Hindu"Ấn Độ ngày 21 tháng 11, trong 7 lô dầu khí Việt Nam cung cấp cho Ấn Độ này có 3 lô độc quyền thăm dò. Thời gian có hiệu lực của Bản ghi nhớ thăm dò dầu mỏ là 3 năm, nhưng vị trí cụ thể còn chưa công khai với bên ngoài. Vì vậy, còn chưa rõ có "xung đột với chủ trương Biển Đông (bất hợp pháp) của Trung Quốc hay không".
Tờ "Tin nhanh Tài chính" Ấn Độ ngày 21 tháng 11 đã liệt kê những lô Việt Nam cung cấp cho Ấn Độ, lần lượt là các lô 17, 41, 43, 10 và 11-1, 102 và 106/10. Theo bài báo, những lô thăm dò này nằm ngoài khu vực Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền.
Còn tờ "The Times of India" cho rằng, Việt Nam đã đánh giá kỹ thỏa thuận phân chia sản lượng với Ấn Độ ở các lô mới này. Nhưng, tiền đề của Việt Nam là lô 127 và 128 cung cấp cho Ấn Độ nằm trong phạm vi đòi hỏi (bất hợp pháp) của Trung Quốc. Do khó khăn về kỹ thuật thăm dò, năm 2011, Ấn Độ đã từ bỏ lô 127. Năm 2012 do lô 128 không khai thác được dầu mỏ.
Truyền thông Ấn Độ cho rằng: "Đối với việc Ấn Độ vươn ra khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Việt Nam đã trở thành một nhân tố quyết định, hai nước đang tăng cường quy mô và tính chất của quan hệ song phương".
Tờ "Tin nhanh Tài chính' thì cho rằng, Việt Nam cung cấp các lô thăm dò dầu mỏ cho Ấn Độ nhằm bảo đảm New Delhi có thể đứng ra "cân bằng với vai trò ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc", đáp trả những đòi hỏi lãnh thổ (bất hợp pháp) của Trung Quốc trên Biển Đông.
Tờ "Quốc tế trực tuyến" ngày 21 tháng 11 cũng có bài viết dẫn nguồn tin từ Việt Nam cho rằng, chuyến thăm Ấn Độ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ bàn thảo tăng cường hợp tác Việt-Ấn trên nhiều lĩnh vực.
Theo bài báo, từ khi Việt-Ấn thiết lập quan hệ ngoại giao đến nay, kim ngạch thương mại song phương tăng trưởng nhanh chóng. Kim ngạch thương mại năm 2012 khoảng 4 tỷ USD, dự tính đến năm 2015 sẽ tăng tới 7 tỷ USD, nhằm giảm nhập siêu của Việt Nam.
Sản phẩm chủ yếu xuất khẩu đến Việt Nam của Ấn Độ là: thức ăn gia súc, gia cầm, điện thoại di động, thiết bị cơ giới, tân dược, nguyên liệu nhựa, vật liệu thép. Sản phẩm chủ yếu xuất khẩu tới Ấn Độ của Việt Nam gồm có than đá, hạt tiêu, linh kiện điện tử, cao su.
Hiện nay, Ấn Độ có 73 dự án đầu tư có hiệu quả ở Việt Nam, lĩnh vực đầu tư chủ yếu là công nghiệp gia công, chiếm 45% tổng kim ngạch đầu tư, thứ hai là ngành khai thác khoáng sản, chiếm 40% tổng kim ngạch đầu tư. Phần lớn doanh nghiệp Ấn Độ là doanh nghiệp tư nhân. Trong chuyến thăm này, lãnh đạo hai nước đã xác định mục tiêu kim ngạch thương mại song phương năm 2020 đạt 15 tỷ USD.
Ngoài ra, theo báo Đài Loan, trong chuyến thăm này, Việt Nam và Ấn Độ tiếp tục khẳng định tầm quan trọng của hợp tác quốc phòng và an ninh, Ấn Độ sẽ tiếp tục hỗ trợ hiện đại hóa và huấn luyện cho lực lượng quốc phòng và an ninh của Việt Nam, "gồm có cung cấp 100 triệu USD khoản vay mua vũ khí trang bị".
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng còn cho biết: "Cảm ơn Ấn Độ ủng hộ Việt Nam tranh cử nước thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc vào các năm 2020-2021. Việt Nam tái khẳng định ủng hộ Ấn Độ trở thành nước thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc sau mở rộng và nhiệm kỳ nước thành viên không thường trực tiếp theo".
Máy bay chiến đấu Su-30 Việt Nam bảo vệ chủ quyền |
Ngoài ra, trang mạng Bộ Thương mại Trung Quốc ngày 21 tháng 12 cũng có bài viết cho rằng, ngày 19 tháng 11 năm 2013, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu trả lời phỏng vấn hãng tin PTI của Ấn Độ, đáng chú ý là Tổng bí thư đã nhấn mạnh đến liên hệ văn hóa mật thiết giữa các nước ASEAN và Ấn Độ, nhấn mạnh đến những lợi ích và quan điểm chung trong nhiều vấn đề quốc tế.
Chủ trương tăng cường hợp tác với Ấn Độ của ASEAN trong những năm gần đây đã bắt gặp chiến lược "hướng Đông" của Ấn Độ, nhấn mạnh ASEAN-Ấn Độ nâng cấp quan hệ lên thành đối tác chiến lược vào năm 2012 là một cột mốc.