Đây là cơ chế tiếp nhận ánh sáng của máy ảnh DSLR |
Mô phỏng bên trong máy ảnh DSLR |
Cấu trúc cơ bản của máy ảnh SLR truyền thống gần như không bị thay đổi kể từ khi nó được ra mắt nửa thế kỷ trước. SLR và viết tắt của Single Lens Reflex (tạm dịch máy ảnh phản xạ 1 ống kính).
Cấu trúc của máy ảnh SLR cũng khá là đơn giản, ánh sáng sẽ đi trực tiếp vào ống kính (TTL-through the lens) gặp gương lật và phản xạ lên lăng kính ngũ giác (pentaprisms) và đi vào mắt người dùng đang nhắm qua ống ngắm viewfinder.
Đồng thời một phần ánh sáng chui qua lỗ nhỏ ở miếng gương lớn và thực hiện thêm một lần phản xạ nữa qua gương nhỏ này để đến với cảm biến lấy nét (AF sensor). Tất cả cơ chế này đều là quang học nên viewfinder gọi là OVF (optical viewfinder).
Cấu trúc của máy ảnh SLR cũng khá là đơn giản, ánh sáng sẽ đi trực tiếp vào ống kính (TTL-through the lens) gặp gương lật và phản xạ lên lăng kính ngũ giác (pentaprisms) và đi vào mắt người dùng đang nhắm qua ống ngắm viewfinder.
Đồng thời một phần ánh sáng chui qua lỗ nhỏ ở miếng gương lớn và thực hiện thêm một lần phản xạ nữa qua gương nhỏ này để đến với cảm biến lấy nét (AF sensor). Tất cả cơ chế này đều là quang học nên viewfinder gọi là OVF (optical viewfinder).
Khi chụp hình, gương được lật lên để ánh sáng đi trực tiếp vào film (cảm biến nếu là máy số). Vì khi này ánh sáng bên trong không còn phản xạ vào viewfinder nữa nên bạn sẽ thấy ống ngắm này tối thui trong 1 khoảnh khắc. Với những máy ảnh có live view thì ánh sáng cũng sẽ đi trực tiếp vào cảm biến và hiển thị ra màn hình phía sau.
Về cơ bản, công nghệ DSLR translucent mirror của Sony gần giống với SLR truyền thống nhưng nó thay thế loại gương lật và lăng kính ngũ giác đi mà thay vào đó bằng 1 gương mờ.
Ánh sáng khi đi vào gương mờ sẽ chia làm 2, khoảng 30% đi vào cảm biến lấy nét ở phía trên để máy lấy nét và phần còn lại đi trực tiếp vào cảm biến hình ảnh.
Nhờ vào việc sử dụng phương thức này mà tốc độ chụp liên tiếp của máy tăng lên, máy không tốn thời gian chờ gương đập lên xuống như gương lật.
Hơn thế nữa, gương mờ không đập lên xuống nên nó tiết kiệm không gian, việc loại bỏ lăng kính cũng giúp SLT nhỏ gọn hơn DSLR và đặc biệt là lấy nét tốt hơn khi quay phim.
Do cách thiết kế này mà các máy SLT không thể sử dụng OVF được mà phải dùng EVF, kính ngắm điện tử. Bởi nếu khi ống kính khép khẩu quá chặt trong môi trường ánh sáng yếu thì kính ngắm quang không thể đáp ứng được.
Và như vậy, máy SLT sẽ thiệt khẩu so với DSLR ở 1 mức độ nhất định tùy vào độ trong suốt của gương mờ
Đây là SLT, công nghệ gương mờ mà Sony đang sử dụng trên các máy Alpha |
Ánh sáng khi đi vào gương mờ sẽ chia làm 2, khoảng 30% đi vào cảm biến lấy nét ở phía trên để máy lấy nét và phần còn lại đi trực tiếp vào cảm biến hình ảnh.
Nhờ vào việc sử dụng phương thức này mà tốc độ chụp liên tiếp của máy tăng lên, máy không tốn thời gian chờ gương đập lên xuống như gương lật.
Hơn thế nữa, gương mờ không đập lên xuống nên nó tiết kiệm không gian, việc loại bỏ lăng kính cũng giúp SLT nhỏ gọn hơn DSLR và đặc biệt là lấy nét tốt hơn khi quay phim.
Do cách thiết kế này mà các máy SLT không thể sử dụng OVF được mà phải dùng EVF, kính ngắm điện tử. Bởi nếu khi ống kính khép khẩu quá chặt trong môi trường ánh sáng yếu thì kính ngắm quang không thể đáp ứng được.
Và như vậy, máy SLT sẽ thiệt khẩu so với DSLR ở 1 mức độ nhất định tùy vào độ trong suốt của gương mờ
Theo Tinhte