Tờ "Văn hối" Hồng Kông ngày 31 tháng 10 đưa tin, tại "Hội hảo học thuật tròn 30 năm thành lập Trung tâm nghiên cứu Mỹ - Đại học Phục Đán" ngày 30 tháng 10, nhà nghiên cứu cấp cao Chu Thành Hổ thuộc Đại học Quốc phòng Trung Quốc cho rằng:
Trong vấn đề Biển Đông, Trung Quốc cần tăng cường quản lý khủng hoảng, chuẩn bị đầy đủ cho hành động tiếp theo mà Mỹ có thể áp dụng, như Mỹ có thể thuê đá ngầm của nước khác để xây dựng căn cứ quân sự, cách rất gần đảo nhân tạo do Trung Quốc đang xây dựng (bất hợp pháp), như vậy đã hình thành sự “đối đầu quân sự trực tiếp” giữa Trung-Mỹ.
Chu Thành Hổ - nhà nghiên cứu Đại học Quốc phòng Trung Quốc |
Chu Thành Hổ cho rằng, vấn đề Biển Đông là “một bộ phận quan trọng” của toàn bộ chiến lược “tái cân bằng” Mỹ. Những năm gần đây, Mỹ có 3 điều chỉnh lớn trong chính sách Biển Đông:
Một là từ sự mơ hồ về chiến lược chuyển sang rõ ràng về chiến lược. Hai là từ trung lập chuyển sang "đứng về một bên". Ba là từ can dự đã chuyển sang can thiệp.
Theo ông Hổ, "lật bài ngửa" giữa Trung Quốc và Mỹ là xu thế lớn, trong vấn đề Biển Đông hiện nay đã lật bài ngửa.
"Mỹ đi vào 12 hải lý, lần tiếp theo sẽ còn đi vào nữa hay không? Khả năng không đi vào không lớn, nhưng phương thức hành vi lần tiếp theo có thể sẽ thay đổi" - Chu Thành Hổ nói.
Ngày 27 tháng 10 năm 2015, tàu khu trục USS Lassen DDG-82 Hải quân Mỹ đi vào vùng biển 12 hải lý của đá ngầm do Trung Quốc xâm chiếm của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa. |
Ông ta đặt câu hỏi: "Từ góc độ của Trung Quốc, đây là một thử thách, sau đó (Quân đội Mỹ) lại đến thì chúng ta (Trung Quốc) làm thế nào?".
Theo ông Hổ, Biển Đông có thể là nơi dễ xảy ra "lau súng cướp cò" (xung đột vũ trang) nhất giữa Trung-Mỹ. Lần tiếp theo, tàu chiên Trung Quốc chắc chan sẽ áp dụng hành động, sẽ không để cho Mỹ "nghênh ngang đi vào", giữa Trung-Mỹ sẽ có va chạm, xung đột như thế nào, điều này rất khó nói.
Như vậy, tình hình Biển Đông có thể chuyển sang một trạng thái mới nóng bỏng hơn, sự va chạm lợi ích và cạnh tranh chiến lược tăng lên, kéo theo là các trò chơi chiến thuật của các nước, nhất là giữa Mỹ và đồng minh với Trung Quốc. Đây là một xu hướng đáng lưu ý đối với Việt Nam trong thời gian tới - PV.
Mỹ tăng cường trinh sát đối với Trung Quốc ở Biển Đông |