Theo hãng tin CNA Đài Loan ngày 30 tháng 10, Tòa án trọng tài thường trực của Liên hợp quốc tuyên bố có quyền xử lý vụ kiện Biển Đông do Chính phủ Philippines đệ trình, đối tượng nhằm vào là Trung Quốc. Tòa án sẽ tiếp tục tổ chức “lấy lời khai”, kết quả phán quyết dự đoán có thể sẽ được đưa ra vào năm 2016.
Tòa trọng tài thường trực (PCA) tại The Hague, Hà Lan |
Theo bài báo, ngày 29 tháng 10, Tòa án trọng tài thường trực có trụ sở ở The Hague ra thông cáo báo chí cho biết: “Tòa trọng tài được thành lập dựa vào phụ lục 7 của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển, đã ban bố tư cách quyền xử lý và quyền thụ lý đối với vụ kiện trọng tài do nước Cộng hòa Philippines đưa ra đối với nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa”.
Philippines yêu cầu tòa trọng tài làm rõ các vấn đề như hiệu lực của “căn cứ lịch sử” khi đòi hỏi chủ quyền Biển Đông, căn nguyên của quyền lợi biển, địa vị của đá ngầm cụ thể và quyền lợi biển của chúng, cùng với tính hợp pháp trong các hành động cụ thể của Trung Quốc ở Biển Đông.
Tòa án cho biết, vụ kiện này đã phản ánh “tranh chấp xuất hiện giữa hai nước đối với việc giải thích và sử dụng Công ước Liên hợp quốc về Luật biển”, vì vậy thuộc phạm vi xử lý của tòa án.
Tòa trọng tài dự tính, kết quả trọng tài có thể được đưa ra trong năm 2016.
Giới cầm quyền Trung Quốc ra sức tiến hành bành trướng lãnh thổ, tiến hành quân sự hóa Biển Đông, đe dọa nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, đe dọa nghiêm trọng hòa bình, an ninh và ổn định khu vực. |
Thông cáo báo chí cho biết, Công ước Liên hợp quốc về Luật biển dành cho tòa trọng tài quyền xử lý, Philippines và Trung Quốc đều là bên ký kết của Công ước, vì vậy cần bị ràng buộc bởi các điều khoản xử lý tranh chấp.
Ngoài ra, việc Bắc Kinh từ chối tham gia trình tự trọng tài không hề tước đi được quyền xử lý của tòa trọng tài, trong khi đó, Manila một mình thúc đẩy trình tự trọng tài cũng không lạm dụng cơ chế xử lý tranh chấp.
Tòa trọng tài thường trực bác bỏ quan điểm của Bắc Kinh. Tòa cho rằng Chính phủ Philippines hoàn toàn không hề tìm kiếm phán quyết quy thuộc chủ quyền Biển Đông, cũng không yêu cầu phân chia ranh giới Biển Đông.
Tháng 1 năm 2013, Chính phủ Philippines đệ trình tranh chấp Biển Đông lên trọng tài quốc tế, Bắc Kinh từ chối tham gia trình tự, nhưng tháng 12 năm 2014 đưa ra một bản “tuyên bố lập trường” cho rằng Tòa trọng tài thường trực không có quyền xử lý đối với vụ kiện Biển Đông của Philippines.
Trong thời gian tới, Việt Nam cần theo dõi chặt chẽ vụ kiện của Philippines ở Tòa trọng tài thường trực ở The Hague, Hà Lan |
Tòa trọng tài sẽ tiếp tục tổ chức các phiên tòa “lấy lời khai” về các bằng chứng và căn cứ pháp lý của vụ kiện Biển Đông, các phiên tòa liên quan mặc dù không mở cửa cho bên ngoài, nhưng tòa trọng tài sẽ cân nhắc cho phép các nước liên quan cử đoàn đại biểu quy mô nhỏ dự thính.
Trước đó, Bộ Ngoại giao Philippines đã dự đoán, kết quả trọng tài có thể được đưa ra vào quý 1 hoặc nửa đầu năm 2016.
Bình luận về vấn đề này, hãng tin AFP Pháp ngày 29 tháng 10 cho rằng, việc Tòa án quốc tế ở The Hague Hà Lan quyết định thụ lý vụ kiện của Philippines là “một cú giáng mạnh” đối với Trung Quốc.
Theo BBC Anh ngày 30 tháng 10, quyết định thụ lý vụ kiện Biển Đông này được các nhà quan sát phổ biến cho rằng sẽ có thể khiến cho Trung Quốc vô cùng bất mãn.
Philippines cho biết, Philippines và Trung Quốc đều là nước ký kết Công ước Liên hợp quốc về Luật biển, cần dùng công ước để giải quyết tranh chấp nghiêm trọng giữa hai nước xuất hiện từ quy thuộc chủ quyền một số đá ngầm ở Biển Đông. Nhưng điều này bị Trung Quốc thẳng thừng từ chối vì đuối lý.
Năm 2012, Trung Quốc chiếm bãi cạn Scarborough từ tay Philippines, bãi cạn này nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines. |
Theo bài báo, Biển Đông là tuyến đường hàng hải quốc tế quan trọng, khoảng 1/3 dầu mỏ giao dịch của toàn thế giới đi qua khu vực này.
Trung Quốc tuyên bố có chủ quyền (vô lý, phi pháp) đối với hầu như toàn bộ Biển Đông, nhưng đồng thời các nước và khu vực xung quanh cũng tuyên bố chủ quyền đối với một phần Biển Đông như Việt Nam, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Brunei.
Sau khi xảy ra đối đầu trên biển giữa Trung Quốc và Philippines năm 2012 (Trung Quốc ăn cướp bãi cạn Scarborough), Trung Quốc đã kiểm soát bãi cạn Scarborough nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines.
Ngoài ra, Trung Quốc còn tiến hành hoạt động lấn biển, xây đảo nhân tạo quy mô lớn (bất hợp pháp) ở Biển Đông, làm cho các nước liên quan lo ngại Trung Quốc có ý đồ lợi dụng các đảo nhân tạo để xây dựng căn cứ quân sự ngay cửa nhà của mình.
Hãng tin Reuters dẫn lời chuyên gia vấn đề Biển Đông Bonnie Glaser thuộc Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế Washington cũng cho rằng, quyết định của tòa án trọng tài thường trực là một “đòn tấn công nặng nề” đối với Trung Quốc.
Trung Quốc đòi cướp cả vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, bằng chứng là nó đã từng mời thầu dầu khí ở đây, nhưng nó đã phải từ bỏ do không thực hiện được. Năm 2014, nó còn hạ đặt giàn khoan nước sâu Hải Dương Thạch Du 981 ở vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam đòi hút dầu, thậm chí nó cho cả một lực lượng quân sự, bán quân sự khổng lồ vào để đe dọa vũ lực đối với Việt Nam. Nhưng trước sự đấu tranh kiên quyết không khoan nhượng của Việt Nam và trước áp lực to lớn từ cộng đồng quốc tế, nó đã phải mượn cớ gió bão Biển Đông để rút về nước. |
Tòa án trọng tài thường trực đặt tại The Hague, Hà Lan, thành lập năm 1899, khuyến khích giữa các nước, tổ chức và các nhân giải quyết tranh chấp bằng phương thức hòa bình, trong khi đó, Trung Quốc và Philippines là 2 trong số 117 nước thành viên.
Như vậy, đây là một chiến thắng quan trọng của Philippines trong cuộc chiến pháp lý với Trung Quốc ở Biển Đông. Cùng với việc tàu chiến Mỹ tuần tra ở Biển Đông, yêu sách "đường lưỡi bò" vô lý, phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông cơ bản đối mặt với nguy cơ bị bác bỏ hoàn toàn - PV.
Tiến hành chuẩn bị đầy đủ các tài liệu làm bằng chứng pháp lý, đồng thời cử đoàn theo dõi chặt chẽ các phiên tòa của Tòa trọng tài thường trực The Hague và hợp tác chặt chẽ với Philippines sẽ rất có lợi cho Việt Nam đấu tranh công lý với Trung Quốc trong thời gian tới.
Chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Trung Quốc sẽ không bao giờ có được chủ quyền hợp pháp đối với hai quần đảo này, nếu cố tình sẽ nuốt quả đắng. |