Thông tin này được Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình cho biết khi trình bày báo cáo kinh tế - xã hội tại Quốc hội sáng nay (22/5).
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình cho biết, trong tháng 4, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ một số văn bản quan trọng thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo, như:
Nghị định quy định về môi trường giáo dục an toàn, phòng, chống bạo lực học đường; Đề án hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp; Đề án tổ chức Olympic Vật lý châu Á lần thứ 19 diễn ra tại Việt Nam trong năm 2018; trình ban hành Nghị định quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
Công tác chuẩn bị cho kỳ thi trung học phổ thông quốc gia, tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2017 cơ bản hoàn thành.
Thực hiện triển khai các giải pháp phát triển hệ thống giáo dục đại học ngoài công lập một cách bền vững, nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động;
Ban hành quy chế đào tạo tiến sĩ, quản lý chặt chẽ, nâng cao chất lượng đào tạo tiến sĩ; nghiên cứu, đánh giá tác động, đề xuất sửa đổi Luật Giáo dục Đại học và Luật Giáo dục.
Tiến hành rà soát, hoàn thiện quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học và cơ sở đào tạo giáo viên để trình cấp có thẩm quyền thông qua.
Tiếp tục triển khai các hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục làm cơ sở để phân tầng, xếp hạng các cơ sở giáo dục đại học, công khai thông tin về điều kiện bảo đảm chất lượng cho toàn xã hội.
Tập trung kiện toàn hệ thống quản lý nhà nước về giáo duc nghề nghiệp các cấp.
Đẩy mạnh kiểm định chất lượng giáo dục đại học, nâng cao hiệu quả đào tạo. ảnh trên giaoduc.net.vn |
Phó Thủ tướng cũng cho biết, năm vừa qua, ngành giáo dục tiếp tục triển khai Đề án cải cách toàn diện giáo dục và đào tạo, bao gồm đổi mới nội dung giảng dạy, học tập; nội dung và quy chế thi, tuyển sinh; tiêu chuẩn hóa giáo viên các cấp học.
Trong năm 2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành các văn bản, đề án quan trọng thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo nhằm chú trọng phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng chất lượng giáo dục.
Quan tâm hỗ trợ giáo dục cho trẻ em, kiên cố hóa trường lớp học và nhà công vụ cho giáo viên, nhất là ở vùng khó khăn và đồng bào dân tộc thiểu số; chuẩn hoá và hiện đại.
Công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi cơ bản hoàn thành. Rà soát, điều chỉnh chương trình giáo dục mầm non đảm bảo mục tiêu.
Triển khai hiệu quả công tác tổ chức thi trung học phổ thông quốc gia, tuyển sinh đại học, cao đẳng.
Tổ chức tốt kỳ thi trung học phổ thông quốc gia và tuyển sinh đại học, cao đẳng an toàn, nghiêm túc; công bố phương án thi và tuyển sinh năm 2017.
Đổi mới cơ chế tài chính giáo dục và tăng nguồn lực đầu tư trong lĩnh vực giáo dục.
Tích cực huy động các nguồn xã hội hóa để đầu tư cho giáo dục, đã có 17 trường đại học, cao đẳng công lập thực hiện cơ chế tự chủ.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học, điều kiện sinh hoạt của các em học sinh và giáo viên được cải thiện đáng kể.
Đối với mạng lưới cơ sở dạy nghề: Đến cuối năm 2016 đã có 92 huyện của 12 tỉnh, thành phố đã tiến hành sáp nhập, bổ sung chức năng cho các trung tâm công lập trên địa bàn thành Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên.
Hiện nay, các tỉnh, thành phố trong cả nước đã cơ bản xây dựng xong đề án sáp nhập 3 trung tâm cấp huyện (trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, trung tâm dạy nghề) để triển khai trong thời gian tới.
Tập trung chỉ đạo thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục nghề nghiệp.
Thực hiện đào tạo dạy nghề gắn với thị trường lao động, phát triển hình thức hợp đồng đào tạo nghề với các doanh nghiệp, tổ chức đào tạo theo địa chỉ, yêu cầu của doanh nghiệp... tăng cường mối quan hệ giữa cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp.