Kích thích lòng ham học môn sử của học sinh
Chia sẻ về việc cần thiết phải đưa chủ quyền biển đảo Việt Nam vào sách lịch sử phổ thông, cô Nguyễn Hồng Thanh (GV sử Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi, Hải Dương) khẳng định: “Chúng ta cần làm ngay, làm khẩn trương. Phải cho học sinh hiểu rõ quần đảo như thế nào, bằng chứng lịch sử ra sao… Một trong những sai sót của SGK lịch sử trước năm 1979 là không đưa quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa vào bản đồ. Học sinh rất mong muốn tìm hiểu những cái mới. Nếu chúng ta đưa vấn đề “nóng” của đất nước sẽ kích thích lòng ham học hỏi và nâng cao tinh thần dân tộc của học sinh để bảo vệ những gì đất nước mình đã có”.
Nguyễn Hồng Thanh (GV Sử THPT chuyên THPT Nguyễn Trãi, Hải Dương) khẳng định việc đưa chủ quyền biển đảo Việt Nam vào sách lịch sử là cần thiết. |
“Nhiều học sinh không hiểu, để có chút chủ quyền đó là xương máu, công sức của bao thế hệ đi trước. Cho nên nhất thiết phải đưa vào chương trình học phổ thông, tuy muộn, nhưng muộn còn hơn không”, cô Thanh tha thiết đề nghị.
Đồng ý với quan điểm đó của cô Thanh, cô Lê Thị Thu Hương (GV sử Trường THPT Chu Văn An, Hà Nội) cho rằng, điều đó là rất cần thiết.
“Một thực trạng đáng buồn hiện nay là học sinh biết quá ít, lơ mơ hoặc chưa hiểu sâu sắc về hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa và những vấn đề chính trị liên quan. Nhiều học sinh thắc mắc rằng: “Hoàng Sa có thật sự của mình không cô?” hay “Tại sao lại không được biểu tình?”… Nếu các em không được lý giải, định hướng chính trị thì rất dễ bị kích động, hiểu sai lệch…”, cô Hương cho hay.
Theo cô Hương: “Những tỉnh có biển đều đưa lịch sử địa phương vào chương trình lịch sử như ở Khánh Hòa. Tuy nhiên, phổ cập kiến thức biển đảo cho học sinh toàn quốc thì chưa có!”.
Đồng ý với quan điểm đó của cô Thanh, cô Lê Thị Thu Hương (GV sử Trường THPT Chu Văn An, Hà Nội) cho rằng, điều đó là rất cần thiết.
“Một thực trạng đáng buồn hiện nay là học sinh biết quá ít, lơ mơ hoặc chưa hiểu sâu sắc về hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa và những vấn đề chính trị liên quan. Nhiều học sinh thắc mắc rằng: “Hoàng Sa có thật sự của mình không cô?” hay “Tại sao lại không được biểu tình?”… Nếu các em không được lý giải, định hướng chính trị thì rất dễ bị kích động, hiểu sai lệch…”, cô Hương cho hay.
Theo cô Hương: “Những tỉnh có biển đều đưa lịch sử địa phương vào chương trình lịch sử như ở Khánh Hòa. Tuy nhiên, phổ cập kiến thức biển đảo cho học sinh toàn quốc thì chưa có!”.
Cô Hương nhấn mạnh rằng, việc đưa kiến thức biển đảo Việt Nam là vô cùng cần thiết, cần thực hiện ngay trong năm học này và có thể đưa vào dưới nhiều hình thức tùy thuộc vào điều kiện từng trường. Từ lâu Trung Quốc dạy cho học sinh Hoàng Sa, Trường Sa là của họ
Nhà sử học Dương Trung Quốc từng nói rằng: “Từ lâu Trung Quốc đã dạy cho học sinh Hoàng Sa, Trường Sa là của họ!”. Còn theo cô Hương (GV THPT Chu Văn An), Trung Quốc từng tổ chức cuộc thi cho học sinh tiểu học viết về vẻ đẹp của thành phố Tam Sa. “Chúng ta nên học tập Trung Quốc việc giáo dục chủ quyền đất nước cho học sinh. Tôi thấy tinh thần dân tộc của người Trung Quốc rất cao. Bởi khi họ đi ra nước ngoài, họ thường liên kết để thành lập chợ như khu Chợ Lớn trước năm 1979 hay phố Bắc Kinh ở Hải Dương...”, cô Thanh (GV Sử, THPT Chuyên Nguyễn Trãi) nói. Cô Thanh nêu ra quan điểm: “Ngay bản thân tôi học đại học cũng tuyệt nhiên không đả động đến biển đảo, nên giờ bắt giáo viên dạy về kiến thức đó thì khó thống nhất về mặt tư liệu. Việc giáo dục cho trẻ chủ quyền đất nước, biển đảo ngay từ nhỏ chắc chắn có lợi thế hơn bởi như thế một đứa trẻ đã biết về hình dáng đất nước mình như thế nào”.Bộ GD cần đưa ra tài liệu thống nhất Nhiều giáo viên lịch sử có ý kiến rằng, để đưa kiến thức chủ quyền biển đảo vào SGK có hai hình thức: Ngoại khóa và lồng ghép vào khung chương trình. Cụ thể, hình thức ngoại khóa như sinh hoạt đầu tuần, giờ chào cờ, buổi nói chuyện về lịch sử biển đảo trong các ngày lễ kỷ niệm Quân đội Nhân dân Việt Nam... Hoặc có thể lồng ghép vào các tiết học lịch sử, xen vào tiết Triều đại Nhà Nguyễn, Tổng tiến công nổi dậy mùa xuân năm 1975… Nói về khó khăn khi đưa kiến thức biển đảo, cô Thanh cho biết: “Cái khó là khung chương trình chúng ta đã lên đâu vào đó và thời lượng các tiết học cũng tương đối khít. Hiện nay, theo khung của Bộ là lớp 10, lớp 12: 1,5 tiết/ tuần (50 tiết/ năm) và lớp 11: 1 tiết/ tuần (35 tiết/ năm). Cho nên tôi nghĩ cần phải có sự thống nhất từ Bộ GD dạy như thế nào, tài liệu ra sao…”. “Từ đây đến năm 2015, chưa thể thay được SGK thì Bộ GD nên soạn ra cuốn tài liệu thống nhất về Trường Sa, Hoàng Sa cho học sinh phổ thông. Chỉ cần Bộ GD chỉ đạo thì sẽ làm được”, cô Hương mong muốn.
Lê Thị Thu Hương (GV sử Trường THPT Chu Văn An, Hà Nội) cho rằng đưa nội dung chủ quyền biển đảo vào chương trình phổ thông càng sớm càng tốt. Bộ GD cần có tài liệu thống nhất. |
Một thực tế, đa số học sinh đều chán thậm chí là sợ học lịch sử. Theo đánh giá của giáo viên thì đó là do tâm huyết của người thầy với nghề. Cụ thể, người thầy phải sưu tầm, tự học, cập nhật thời sự để bài giảng của mình thêm phong phú thêm, cuốn hút học sinh.
ĐIỂM NÓNG |
|
Kim Ngân