Chẳng hạn như huấn luyện viên dẫn dắt đội tuyển Đức tại World Cup 2010 Joachim Loew, từng được phiên âm là Xoa-chim Lâu, danh thủ Ronaldinho của Brazil được phiên âm là Rô-nan-đit-nhô, hay ngài Chủ tịch Hạ viện Vương quốc Thái Lan lại được một tờ báo phiên âm Sổm-sặc Kiệt-sụ-ra-nôn...
Những cái tên như Upradit, Aidit cũng có thể trở thành những cái tên rất phản cảm khi được phiên âm tiếng Việt theo nhiều cách.
GS.TS Nguyễn Văn Hiệp cho rằng: “Nếu để nguyên dạng mà đọc thì vẫn có khả năng đồng âm như vậy, nhưng lời nói gió bay, ấn tượng phản cảm không đậm và lâu như khi được phiên âm ra, được ghi lại bằng chữ viết”.
Theo GS.TS Nguyễn Văn Hiệp, do âm tiết tiếng Việt có khả năng mang nghĩa rất cao nên việc phiên âm
tên riêng nước ngoài có thể dẫn đến những kết quả phản cảm, cụ thể là do các âm tiết phiên âm bất ngờ đồng âm với những âm tiết có nghĩa tục trong tiếng Việt. Và đó là những phát hiện do cộng đồng mạng chỉ ra.
Theo GS.TS Nguyễn Văn Hiệp, những tên gọi đã trở nên quen thuộc xứng đáng tiếp tục được sử dụng, nhưng những tên gọi đã lỗi thời nên bỏ đi và thay vào đó là cách viết nguyên dạng. Đối với những tên riêng nước ngoài không thuộc hệ chữ Latinh, có thể tham khảo cách viết tiếng Anh để tiện sử dụng.
Thống nhất các dạng viết tắt
Bên cạnh cách phiên âm tiếng nước ngoài gây phản cảm, PGS.TS Đinh Lê Thư (khoa Việt Nam học, ĐH KHXH-NV TP.HCM) còn kể ra nhiều dạng viết tắt xuất hiện phổ biến hiện nay và cũng kèm theo nhiều cách đọc khác nhau.
Đơn cử như sở Văn hóa-Thể thao-Du lịch còn được đọc là sở Văn-Thể-Du hay khoa Lý luận-Sáng tác-
"Nhiều nhà báo, nhà xuất bản có quy định riêng. Ngành giáo dục trong các năm 1980, 1984, 2003 cũng có văn bản quy định riêng về chính tả dùng trong SGK của ngành, Bộ Nội vụ cũng có quy định riêng viết hoa trong các văn bản hành chính. Tuy nhiên, những quy định trên đều mang tính cục bộ, dùng riêng cho từng đơn vị, bộ phận.
Đến nay, một chuẩn chung chính tả cho toàn xã hội còn bỏ ngỏ, đó là sự chậm trễ rất đáng tiếc. Cần nhanh chóng ban hành văn bản pháp quy và có pháp lệnh, nghị định… công bố chuẩn chính tả tiếng Việt quốc gia", Nhà nghiên cứu Trần Chút
Chỉ huy được đọc là khoa Lý-Sáng-Chỉ.
PGS.TS Đinh Lê Thư dẫn ra một câu bình luận, được đăng trên một tờ báo: “Tay này không phải thuộc diện 5C thì cũng là COCC”. Ông đã phải vất vả tra cứu mới biết 5C là viết tắt của 5 từ tiếng Anh Car (ô tô), Cash (tiền mặt), Credit Card (thẻ tín dụng), Cheque (ngân phiếu) và Condominium (chung cư cao cấp), còn COCC là viết tắt của “con ông cháu cha”.
Có những cụm từ viết tắt vô tình hay cố ý bị hiểu sai vì liên tưởng đến từ khác, đồng tự hay đồng âm. Như kết quả khám bệnh được bác sĩ ghi “BT” (với nghĩa: Bình thường) thì bị người bệnh đọc thành “bó tay”.
Hay 10 học sinh đi muộn thì bị thầy giáo ghi vào sổ đầu bài “Đm, 10 học sinh” (Đi muộn, 10 học sinh - PV) khiến hiệu trưởng khiển trách giáo viên là "chửi thề trong sổ đầu bài". Một số tạp chí khoa học công nghệ còn viết tắt cụm "cảm ứng từ” thành CƯT…
“Đã đến lúc cần có các quy định thống nhất về việc sử dụng các dạng viết tắt trên văn bản viết và các quy định về cách đọc chúng để việc giao tiếp bằng tiếng Việt hiệu quả hơn”, PGS.TS Đinh Lê Thư đề nghị.
Thận trọng từ Hán - Việt, cảnh giác với ngôn ngữ mới
Nhà báo Nguyễn Quang Thông, Tổng biên tập báo Thanh Niên, chỉ ra nhiều trường hợp dùng sai từ mà chúng ta vẫn thường bắt gặp ngay cả trên mặt báo: tham quan - thăm quan, chấp bút - chắp bút, lặp lại - lập lại, trùng lặp - trùng lắp, hằng ngày - hàng ngày, thập niên - thập kỷ…
Có tờ báo còn dùng “trúng khẩu đồng từ” để đặt tít bài, thay vì “chúng khẩu đồng từ” mới chính xác.
Nhà báo Nguyễn Quang Thông nhận xét rằng tình trạng dùng từ từ Hán - Việt sai tràn lan trên mặt báo đã trở thành thói quen. Vì vậy, việc sử dụng từ thuần Việt để thể hiện nội dung nào đó sẽ chính xác hơn khi không thực sự cần dùng từ Hán - Việt.
Trong quá trình tồn tại và phát triển, ngôn ngữ đã dung nạp hoặc phát sinh những thành tố mới để ngày càng đa dạng và phong phú hơn. Tuy nhiên, có những từ ngữ mới câu khách của một số báo khiến ngôn ngữ xấu đi như: chân dài, hàng khủng, lộ hàng, bóc lịch, chém gió…
“Chúng ta cũng cần cảnh giác với thứ ngôn ngữ mới có thể làm hỏng sự trong sáng của tiếng Việt”, nhà báo Nguyễn Quang Thông cảnh báo.