Sau khi trải qua 263 trang sách, bạn sẽ rút ra được điều có lẽ ít người ngờ nhất: Có thể bạn không sinh ra một thiên tài nhưng nếu biết nuôi dạy, kích thích sự phát triển trí não từ trong bụng mẹ và những năm tháng đầu đời thì con bạn chắc chắn là một thiên tài với sự phát triển trí tuệ vượt trội.
Mới nghe qua thì có cảm giác đó là điều không tưởng, thậm chí là hoang tưởng nhưng nếu bạn kiên nhẫn theo dõi hết cuốn sách với nhiều dẫn chứng, lập luận dựa trên khoa học thực nghiệm thì bạn sẽ thấy phương pháp dạy con của Giáo sư người Nhật Makoto Shichida hoàn toàn có thể áp dụng. Và, ai cũng có thể dùng nó để giúp con trở thành người có đầu óc phát triển xuất chúng.
Trẻ em là thiên tài là một trong những những tác phẩm đặc biệt của Giáo sư Makoto Shichida.
Cuốn sách được chia làm mười chương gồm: Những kết quả đáng kinh ngạc, Tầm quan trọng của giáo dục khởi đầu từ thai giáo, Mọi trẻ đều là thiên tài, Não phải là nơi "cất giấu" những tài năng thiên phú, Quy luật thuyên giảm tài năng dạy chúng ta điều gì, Nền giáo dục trong tương lai nên tận dụng tối đa tài năng của não phải, Mỗi đứa trẻ đều sở hữu khả năng trực giác, Tình yêu của người mẹ nuôi dạy nên những đứa trẻ ngoan ngoãn, Khai phá những tính cách riêng của từng đứa trẻ.
Cuốn sách "Trẻ em là thiên tài". |
Trong đó mỗi chương được chia ra thành từng phần nhỏ được trình bày mạch lạc, ngắn gọn kèm nhiều dẫn chứng là những bức thư của những bà mẹ Nhật đã áp dụng thành công phương pháp dạy con phát triển não phải.
Chính vì điều đó, bạn đọc cuốn sách này từ chỗ hoài nghi phương pháp của Giáo sư Shichida sẽ dần dần bị thuyết phục và tin tưởng.
Thời điểm bắt đầu dạy con
Cuốn sách nhấn mạnh việc chú trọng giáo dục trẻ nhỏ từ khi còn nằm trong bụng mẹ. Thông thường người ta quan niệm trẻ sơ sinh cho đến ba tuổi không có khả năng học hỏi, ghi nhớ, tiếp nhận và suy nghĩ nên cha mẹ không cần dạy dỗ gì. Tuy nhiên, Giáo sư Shichida chỉ ra rằng quan niệm đó không chính xác.
Ông cho rằng, trẻ còn nằm trong bụng mẹ đã có thể ghi nhớ rất nhiều thứ. Giai đoạn này trẻ sẽ không trực tiếp nhìn thấy đồ vật, tuy nhiên trẻ trong bụng mẹ có khả năng thần giao cách cảm kết nối với mẹ khá chặt chẽ. Do vậy, giai đoạn này người mẹ đóng vai trò giáo dục rất quan trọng.
Bạn hãy tạo một sợi dây kết nối giữa mẹ và con thông qua việc miêu tả những việc bạn đang làm, khung cảnh mà bạn thấy để con cảm nhận, thể hiện tình cảm yêu thương mong chờ ngày con ra đời... Đó là cách tạo tình cảm và ký ức cho con trẻ ngay từ trong bụng mẹ.
Tác giả còn kết luận rằng: "Nếu cha mẹ áp dụng thai giáo cha mẹ nuôi dưỡng trái tim của trẻ và trẻ phát triển cảm xúc ổn định thế nên sau khi chào đời trẻ ít quấy khóc, không khóc đêm, luôn mỉm cười và lớn lên trở thành một đứa trẻ thích giao tiếp chan hòa với mọi người, tiếp thu nhanh chóng những điều được dạy".
Khả năng tuyệt đỉnh của trẻ từ 0-3 tuổi
Đây là thời điểm vàng để trẻ phát triển trí óc. Theo phương pháp của Giáo sư Shichida thì từ 0-3 tuổi là thời gian não phải phát triển hoàn thiện.
“277 lời khuyên dạy con” – Học cách giáo dục tâm hồn trẻ từ phương pháp Shichida |
Cha mẹ nên cho trẻ tham gia những hoạt động luyện tập kích thích sự phát triển của não phải, nếu không não trái lấn lướt thì não phải sẽ ít có cơ hội.
Ở thời kỳ này, cha mẹ mẹ cần chú ý phát triển các tế bào thần kinh ở não phải của trẻ càng nhiều càng tốt.
Ở trẻ từ 0 đến 3 tuổi, não phải sẽ mang những chức năng đặc biệt sau đây: khả năng trực giác, khả năng ghi nhớ bằng hình ảnh, khả năng tính toán với tốc độ cao, khả năng tiếp nhận ngôn ngữ.
Vì vậy, cha mẹ hãy giúp con phát triển các khả năng trên và cần tạo ra môi trường hay cơ hội để nuôi dưỡng những khả năng này, nếu không được kích hoạt những năng lực này sẽ yếu đi và biến mất khi trẻ dần lớn do quy luật "thuyên giảm tài năng".
Cuốn sách cũng có các hướng dẫn bài tập để cha mẹ có thể dạy con phát triển não phải, những bài luyện tập đơn giản và chỉ tốn mỗi ngày 30 phút để có thể giúp con phát triển thành thiên tài theo nghĩa đen.
Nuôi dạy tâm hồn
Tuy nhiên cuốn sách này cũng nhấn mạnh rằng phát triển trí não một cách vượt trội để trẻ trở nên thông minh, nhanh nhẹn, trẻ lớn lên có một cuộc sống dễ dàng và hạnh phúc chứ không nên quá chú trọng đến kết quả học tập.
Ngoài phát triển trí thức thì cha mẹ còn nên tập trung phát triển tâm hồn, tính cách cá nhân, dạy con luôn biết sống hòa nhã và trân trọng cá tính của người khác, dạy cho con một tấm lòng vị tha và luôn biết nghĩ đến người khác. Việc nuôi dưỡng tâm hồn là điều quan trọng nhất trong việc dạy con.
Nếu bạn dạy con trí thức trên một nên tảng tình cảm thì hiệu quả vô cùng bởi một đứa trẻ vô thức nó cần được yêu thương, được nhìn nhận và khen ngợi.
Khi đứa trẻ cảm thấy được đáp ứng trọn vẹn nhưng nhu cầu vô thức thì việc tiếp nhận tri thức trở nên vô cùng dễ dàng.
Giáo sư Makoto Shichida là một nhân vật uy tín lớn và nhà giáo dục tiên phong trong lĩnh vực Giáo dục sớm ở Nhật Bản. Ông đã bắt đầu chuyến hành trình cuộc đời trong lĩnh vực giáo dục trẻ nhỏ vào năm 1958 khi ông thành lập trường ngoại khóa chuyên sâu dạy tiếng Anh cho trẻ em tại Nhật. Sự thành công trong công việc đầu tiên với trẻ nhỏ đã thúc đẩy ông cống hiến hơn 40 năm cho Giáo dục sớm và đặc biệt, phát triển phương pháp giáo dục phát triển toàn diện và cân bằng não bộ ở trẻ. Các ấn phẩm về giáo dục sớm của ông đã được xuất bản rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Các tác phẩm tiêu biểu của ông có thể kể đến các cuốn sách: Bí ẩn của não phải, Phát triển năng lực trí tuệ cho con, 277 Lời khuyên dạy con, Giáo dục não phải tương lai cho con bạn… Nội dung |