Máy bay chiến đấu tàng hình F-35 Mỹ |
Tờ tuần san "Người đưa tin công nghiệp quân sự" Nga ngày 26 tháng 3 đưa tin, căn cứ vào số liệu của báo cáo "Xu thế cơ bản thương mại vũ khí quốc tế năm 2013" của Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm:
Top 5 nước trong danh sách nước lớn xuất khẩu vũ khí giai đoạn các năm 2009 - 2013 lần lượt là Mỹ, Nga, Đức, Trung Quốc và Pháp, còn các nước nhập khẩu lớn nhất là Ấn Độ, Trung Quốc, Pakistan, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) và Saudi Arabia.
Mặc dù thị trường tương đối ổn định, nhưng xếp hạng vẫn có một số thay đổi, trong đó, Trung Quốc đã vượt Pháp, vươn lên vị trí nước xuất khẩu vũ khí lớn thứ tư thế giới.
Trong bảng xếp hạng nước lớn xuất khẩu vũ khí thế giới 5 năm qua do Viện nghiên cứu Thuỵ Điển công bố, tổng cộng có 55 nước được đưa vào bảng xếp hạng. Mỹ chiếm 29% thị phần, Nga chiếm 27%, Đức chiếm 7%, Trung Quốc chiếm 6%, Pháp chiếm 5%.
Mỹ vẫn là nhà sản xuất vũ khí lớn nhất thế giới, ít nhất xuất khẩu vũ khí cho 90 quốc gia, thị trường lớn nhất là châu Á-Thái Bình Dương (47%), Trung Đông (28%) và châu Âu (16%).
Tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo |
Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của Mỹ là trang bị kỹ thuật hàng không, gồm 252 máy bay tác chiến, trong tương lai tỉ lệ này sẽ còn tăng lên, có kế hoạch cung ứng máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm F-35 cho Australia, Israel, Italy, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hà Lan, Na Uy, Thổ Nhĩ Kỳ và Anh.
Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm xa cũng là sản phẩm trọng điểm của Mỹ, đã giao hàng cho Đức, Nhật Bản, Hà Lan, Đài Loan, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), ngoài ra cũng đã nhận được đơn đặt hàng của Kuwait, Saudi và Hàn Quốc.
Nga khắc phục được ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng thời kỳ Liên Xô cũ, xuất khẩu vũ khí đã đạt tầm cao mới, tổng cộng cung ứng sản phẩm quân sự cho 52 nước, gây chú ý nhất là bán tàu sân bay Vikramaditya cho Ấn Độ. Thị trường chủ yếu là Ấn Độ (38%), Trung Quốc (12%) và Algeria (11%).
Nhìn vào khu vực, chủ yếu là châu Á-Thái Bình Dương (65%), châu Phi (14%) và Trung Đông (10%). Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của Nga là trang bị kỹ thuật hàng không, bao gồm 219 máy bay tác chiến. Ngoài ra còn có tàu chiến, gồm cung ứng tàu sân bay và tàu ngầm hạt nhân đa năng cho Ấn Độ.
Tàu sân bay Vikramaditya, Hải quân Ấn Độ |
Trung Quốc đã đạt được tiến bộ lớn nhất trong thương mại vũ khí, vượt qua Pháp, vươn lên vị trí thứ tư thế giới. Trong giai đoạn 2009-2013, xuất khẩu quân sự của Trung Quốc tăng trưởng 212%, thị phần cũng từ 2% tăng lên 6%.
Trong giai đoạn này, Trung Quốc cung ứng vũ khí cho tổng cộng 35 quốc gia, trong đó Pakistan (47%), Bangladesh (13%) và Myanmar (12%) - 3 nước này đã chiếm gần 3/4.
Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ quân sự Trung Quốc một phần nguyên nhân là, trong điều kiện cạnh tranh trực tiếp với các nhà chế tạo Nga, Mỹ và châu Âu, họ đã xâm nhập thành công một số nước lớn nhập khẩu vũ khí, bao gồm Algeria, Morocco và Indonesia, qua đó cung ứng sản phẩm quân sự.
Theo bài báo, đặc biệt là, trong đấu thầu mua sắm hệ thống tên lửa phòng không của Thổ Nhĩ Kỳ, tên lửa phòng không HQ-9 (FD-2000) Trung Quốc đã vượt qua các đối thủ cạnh tranh khác... Chuyên gia cho rằng, tuy kết quả tranh thầu lần này còn chưa công bố cuối cùng, nhưng "thắng lợi" của Trung Quốc vẫn có ý nghĩa quan trọng.
Khác với vị trí top 5 nước lớn xuất khẩu vũ khí thế giới tương đối ổn định, vị trí top 5 nước lớn nhập khẩu vũ khí thế giới từ 1950 đến nay đã nhiều lần thay đổi, mãi đến những năm gần đây mới có chút ổn định.
Máy bay chiến đấu JF-17 Thunder do Trung Quốc-Pakistan hợp tác chế tạo |
Trong giai đoạn 2004-2008 và 2009-2013, Trung Quốc và Ấn Độ luôn đứng ở vị trí hàng đầu. Căn cứ vào số liệu của Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm, 5 năm qua, nước lớn nhập khẩu vũ khí theo thứ tự là Ấn Độ (14%), Trung Quốc (5%), Pakistan (5%), Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (4%) và Saudi Arabia (4%).
Khu vực châu Á-Thái Bình Dương trở thành thị trường vũ khí lớn nhất thế giới, 5 năm qua, cung ứng vũ khí đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương tăng trưởng 34% so với cùng kỳ, chiếm 47% thế giới, ba nước nhập khẩu vũ khí lớn hàng đầu là Ấn Độ, Trung Quốc và Pakistan đều đến từ châu Á.
Mua sắm quân sự của Ấn Độ tăng trưởng 111%, gấp 3 lần Trung Quốc hoặc Pakistan, nguồn vũ khí chủ yếu là Nga (75%), Mỹ (7%) và Israel (6%).
Trong thời gian đó, nhập khẩu vũ khí của Trung Quốc giảm rõ rệt, định mức giảm rất nhiều so với 11% của 5 năm trước, nguồn vũ khí chủ yếu là Nga (64%), Pháp (15%) và Ukraine (11%). Trong cùng thời kỳ, mua sắm quân sự của Pakistan tăng trưởng 119%, trong đó 54% đến từ Trung Quốc, 27% đến từ Mỹ.
Máy bay chiến đấu MiG-29KUB do Nga chế tạo |
5 năm qua, Ấn Độ và Pakistan đều đầu tư rất nhiều tiền của để nhập khẩu trang bị đột kích hàng không. Những năm gần đây, Ấn Độ đã nhận được từ Nga 90 chiếc trong số 222 máy bay chiến đấu Su -30MKI và 27 chiếc trong số 45 máy bay chiến đấu MiG-29K/KUB trang bị cho tàu sân bay của họ.
Ngoài ra còn ký kết thỏa thuận, nâng cấp 62 máy bay chiến đấu MiG-29SMT và 49 máy bay chiến đấu Mirage-2000-5 Pháp. Hơn nữa, Ấn Độ đã xác định mua 144 máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của Nga và 126 máy bay chiến đấu Rafale của Pháp, chỉ có điều hợp đồng chính thức còn chưa ký kết.
Pakistan nhận được 42 máy bay chiến đấu JF-17 Kiêu Long từ Trung Quốc, đã đặt mua thêm hơn 100 chiếc máy bay loại này. Ngoài ra, còn mua sắm 18 máy bay F-16C mới từ Mỹ, nhập khẩu 3 máy bay chiến đấu F-16C cũ từ Jordan.
Máy bay chiến đấu Rafale-M do Pháp chế tạo, sử dụng cho tàu sân bay |