Chiêm bái 500 cổ vật trong Bảo tàng văn hóa Phật giáo đầu tiên tại Việt Nam

25/12/2015 07:25
THÙY LINH
(GDVN) - Hơn 500 cổ vật Phật giáo, trong đó có hiện vật được đánh giá ngang tầm bảo vật quốc gia được trưng bày tại Bảo tàng văn hóa Phật giáo đầu tiên ở Việt Nam.
Chiều 24/12, Bảo tàng văn hóa Phật giáo đầu tiên ở Việt Nam chính thức khánh thành tại số 48 Sư Vạn Hạnh, quận Ngũ Hành Sơn, TP.Đà Nẵng.
Chiều 24/12, Bảo tàng văn hóa Phật giáo đầu tiên ở Việt Nam chính thức khánh thành tại số 48 Sư Vạn Hạnh, quận Ngũ Hành Sơn, TP.Đà Nẵng.
Bảo tàng văn hóa Phật giáo nằm ở tầng 2 của ngũ giác đài Sen Ngọc, trong khuôn viên chùa Quán Thế Âm, có không gian trưng bày khoảng 100m2.
Bảo tàng văn hóa Phật giáo nằm ở tầng 2 của ngũ giác đài Sen Ngọc, trong khuôn viên chùa Quán Thế Âm, có không gian trưng bày khoảng 100m2. 
Hơn 500 cổ vật Phật giáo, trong đó có hiện vật được đánh giá ngang tầm bảo vật quốc gia được trưng bày tại Bảo tàng văn hóa Phật giáo; trong đó có 200 cổ vật được giám định mang nhiều nét văn hóa điêu khắc khác lạ. Đặc biệt, bảo tàng còn quy tụ nhiều cổ vật được người dân hiến tặng.
Hơn 500 cổ vật Phật giáo, trong đó có hiện vật được đánh giá ngang tầm bảo vật quốc gia được trưng bày tại Bảo tàng văn hóa Phật giáo; trong đó có 200 cổ vật được giám định mang nhiều nét văn hóa điêu khắc khác lạ. Đặc biệt, bảo tàng còn quy tụ nhiều cổ vật được người dân hiến tặng.
Trong đó có những bộ sưu tập giá trị như: bộ tượng Thập Bát La Hán bằng chất liệu đá Non Nước xưa với tay nghề điêu luyện của nghệ nhân làng đá Ngũ Hành Sơn thuộc chùa Linh Ứng (quận Ngũ Hành Sơn); 14 cổ vật, hầu hết là tượng Phật, Bồ Tát điêu khắc gỗ có niên đại rất sớm và quý hiếm thuộc chùa Phổ Đà (quận Hải Châu); chiếc chuông đồng lớn, có niên đại từ thế kỷ 18, trên đó chạm khắc nhiều họa tiết, minh văn của chùa An Long (quận Hải Châu)...
Trong đó có những bộ sưu tập giá trị như: bộ tượng Thập Bát La Hán bằng chất liệu đá Non Nước xưa với tay nghề điêu luyện của nghệ nhân làng đá Ngũ Hành Sơn thuộc chùa Linh Ứng (quận Ngũ Hành Sơn); 14 cổ vật, hầu hết là tượng Phật, Bồ Tát điêu khắc gỗ có niên đại rất sớm và quý hiếm thuộc chùa Phổ Đà (quận Hải Châu); chiếc chuông đồng lớn, có niên đại từ thế kỷ 18, trên đó chạm khắc nhiều họa tiết, minh văn của chùa An Long (quận Hải Châu)...
Bức tượng mang phong cách Chămpa độc đáo, được làm bằng chất liệu sắt.
Bức tượng mang phong cách Chămpa độc đáo, được làm bằng chất liệu sắt.
Những hiện vật được lựa chọn trưng bày tại bảo tàng là tập hợp sưu tầm của 20 năm qua, bao gồm các hiện vật, cổ vật phản ánh nghệ thuật Phật giáo Việt Nam và một số các quốc gia châu Á. Nhiều hiện vật có niên đại trong vài ba thập kỷ gần đây, song cũng có hiện vật có niên đại từ khá sớm...
Những hiện vật được lựa chọn trưng bày tại bảo tàng là tập hợp sưu tầm của 20 năm qua, bao gồm các hiện vật, cổ vật phản ánh nghệ thuật Phật giáo Việt Nam và một số các quốc gia châu Á. Nhiều hiện vật có niên đại trong vài ba thập kỷ gần đây, song cũng có hiện vật có niên đại từ khá sớm...
Trong từng hiện vật, từng pho tượng...ngoài giá trị nghệ thuật cổ, còn ẩn chứa bao truyền thuyết, huyền thoại đặc trưng của tín ngưỡng qua mỗi chủ đề tác phẩm...
Trong từng hiện vật, từng pho tượng...ngoài giá trị nghệ thuật cổ, còn ẩn chứa bao truyền thuyết, huyền thoại đặc trưng của tín ngưỡng qua mỗi chủ đề tác phẩm...
Tượng Quan Âm thiên thủ thiên nhãn, chất liệu gỗ Việt Nam, thế kỷ XVI - XVII.
Tượng Quan Âm thiên thủ thiên nhãn, chất liệu gỗ Việt Nam, thế kỷ XVI - XVII.
Theo Thượng tọa Thích Huệ Vinh - trụ trì chùa Quán Thế Âm, các “di sản” Phật giáo như tượng Phật là biểu tượng thiêng liêng thờ cúng; mộc bản kinh Phật, nhạc khí, lư đồng phục vụ cho nghi lễ Phật giáo…Qua dấu tích thời gian cùng chiều dài lịch sử, những cổ vật, di vật này còn mang theo cả giá trị văn hóa của nền nghệ thuật đúc đồng, gốm sứ, điêu khắc trên đá, trên sứ, trên đất nung. Hơn nữa, nó còn là bằng chứng lịch sử cho sự truyền nhập Phật giáo buổi đầu trên vùng đất Quảng Nam trước kia, hay quá trình giao thoa văn hóa Phật giáo giữa người Việt với người Chăm.
Theo Thượng tọa Thích Huệ Vinh - trụ trì chùa Quán Thế Âm, các “di sản” Phật giáo như tượng Phật là biểu tượng thiêng liêng thờ cúng; mộc bản kinh Phật, nhạc khí, lư đồng phục vụ cho nghi lễ Phật giáo…Qua dấu tích thời gian cùng chiều dài lịch sử, những cổ vật, di vật này còn mang theo cả giá trị văn hóa của nền nghệ thuật đúc đồng, gốm sứ, điêu khắc trên đá, trên sứ, trên đất nung. Hơn nữa, nó còn là bằng chứng lịch sử cho sự truyền nhập Phật giáo buổi đầu trên vùng đất Quảng Nam trước kia, hay quá trình giao thoa văn hóa Phật giáo giữa người Việt với người Chăm.
Bạch tượng Quán Thế Âm tống tử được trưng bày tại bảo tàng.
Bạch tượng Quán Thế Âm tống tử được trưng bày tại bảo tàng.
Bảo tàng văn hóa Phật giáo được xem là không gian khám phá lý tưởng cho du khách khi đến quần thể Danh thắng Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng.
Bảo tàng văn hóa Phật giáo được xem là không gian khám phá lý tưởng cho du khách khi đến quần thể Danh thắng Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng.
THÙY LINH