Đây là một trong nhiều nội dung được quy định trong Luật giáo dục Đại học vừa được Quốc hội thông qua ngày 18/6.
Theo đó, Luật quy định: Cơ sở giáo dục Đại học (GDĐH) tự chủ trong các hoạt động chủ yếu thuộc các lĩnh vực tổ chức và nhân sự, tài chính và tài sản, đào tạo, khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế, đảm bảo chất lượng giáo dục đại học. Cơ sở GDĐH thực hiện quyền tự chủ ở mức độ cao hơn phù hợp với năng lực, kết quả xếp hạng và kết quả kiểm định chất lượng giáo dục.
Luật cũng quy định: Cơ sở GDĐH không còn đủ năng lực thực hiện quyền tự chủ hoặc vi phạm pháp luật trong quá trình thực hiện quyền tự chủ, tùy thuộc mức độ, bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Trước đó, nhiều ý kiến cho rằng, việc trao quyền tự chủ cho cơ sở GDĐH là cần thiết và hợp lý nhưng cần phải có lộ trình. Ngược lại, có ý kiến cho rằng, quyền được tự chủ là thuộc tính của cơ sở GDĐH nên cơ sở GDĐH phải được tự chủ toàn bộ và phải tự chịu trách nhiệm trước xã hội và trước pháp luật.
Chủ nhiệm UB Văn hóa Giáo dục Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Đào Trọng Thi cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy quyền tự chủ tuy là thuộc tính của cơ sở GDĐH nhưng vẫn chỉ là phương tiện để đạt tới mục tiêu chất lượng và hiệu quả đào tạo, bởi vậy trong hoàn cảnh hệ thống các cơ sở GDĐH nước ta hiện nay phát triển không đồng đều và phần lớn chưa đạt được chuẩn mực của một cơ sở GD thực thụ thì việc trao quyền tự chủ cho các cơ sở GD ĐH cần phải có lộ trình và mức độ phù hợp.
Theo Chủ nhiệm Đào Trọng Thi, tư tưởng xuyên suốt của Luật là trao quyền tự chủ ở mức tối đa phù hợp với năng lực thực hiện quyền tự chủ của cơ sở GD ĐH.
"Đây cũng là động lực khuyến khích các cơ sở GD ĐH phấn đấu vươn lên. Quy định như vậy là phù hợp với điều kiện thực tiễn của nước ta, đồng thời vẫn đảm bảo phát triển theo xu hướng hội nhập quốc tế” – Chủ nhiệm Đào Trọng Thi nhấn mạnh.
Chủ nhiệm UB Văn hóa Giáo dục Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội - GS. Đào Trọng Thi (Ảnh: Tiền phong) |
Theo đó, Luật quy định: Cơ sở giáo dục Đại học (GDĐH) tự chủ trong các hoạt động chủ yếu thuộc các lĩnh vực tổ chức và nhân sự, tài chính và tài sản, đào tạo, khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế, đảm bảo chất lượng giáo dục đại học. Cơ sở GDĐH thực hiện quyền tự chủ ở mức độ cao hơn phù hợp với năng lực, kết quả xếp hạng và kết quả kiểm định chất lượng giáo dục.
Luật cũng quy định: Cơ sở GDĐH không còn đủ năng lực thực hiện quyền tự chủ hoặc vi phạm pháp luật trong quá trình thực hiện quyền tự chủ, tùy thuộc mức độ, bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Trước đó, nhiều ý kiến cho rằng, việc trao quyền tự chủ cho cơ sở GDĐH là cần thiết và hợp lý nhưng cần phải có lộ trình. Ngược lại, có ý kiến cho rằng, quyền được tự chủ là thuộc tính của cơ sở GDĐH nên cơ sở GDĐH phải được tự chủ toàn bộ và phải tự chịu trách nhiệm trước xã hội và trước pháp luật.
Chủ nhiệm UB Văn hóa Giáo dục Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Đào Trọng Thi cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy quyền tự chủ tuy là thuộc tính của cơ sở GDĐH nhưng vẫn chỉ là phương tiện để đạt tới mục tiêu chất lượng và hiệu quả đào tạo, bởi vậy trong hoàn cảnh hệ thống các cơ sở GDĐH nước ta hiện nay phát triển không đồng đều và phần lớn chưa đạt được chuẩn mực của một cơ sở GD thực thụ thì việc trao quyền tự chủ cho các cơ sở GD ĐH cần phải có lộ trình và mức độ phù hợp.
Theo Chủ nhiệm Đào Trọng Thi, tư tưởng xuyên suốt của Luật là trao quyền tự chủ ở mức tối đa phù hợp với năng lực thực hiện quyền tự chủ của cơ sở GD ĐH.
"Đây cũng là động lực khuyến khích các cơ sở GD ĐH phấn đấu vươn lên. Quy định như vậy là phù hợp với điều kiện thực tiễn của nước ta, đồng thời vẫn đảm bảo phát triển theo xu hướng hội nhập quốc tế” – Chủ nhiệm Đào Trọng Thi nhấn mạnh.
NHỮNG SỰ KIỆN NỔI BẬT |
|
Ngày thi tốt nghiệp THPT đầu tiên: Cảnh sĩ tử chuẩn bị... "phao thi" |
Chùm ảnh: Sau ngày thi đầu tiên, phụ huynh uể oải, thí sinh tươi cười |
ĐIỂM NÓNG |
|
Theo VTCNews