(GDVN) - "Hà Nội và TP.HCM có mật độ dân số và lượng người ngoại tỉnh có thể coi là tương đương. Nhưng theo trực giác của tôi, văn hóa giao thông của người dân ở TP.HCM tốt hơn dân thủ đô nhiều", ca sĩ Trần Lập nói.
(GDVN) - Nhưng ca sĩ Thanh Lam cũng thẳng thắn bày tỏ quan điểm cá nhân: “Không ai cho phép một ông Tây, không chức danh, nhiệm vụ đứng ra phân làn giao thông. Hơn nữa, ông ấy lại là người ngoại quốc, có những thứ thuộc về văn hóa, thói quen dân tộc, ông ấy không thể biết”.
(GDVN) - Ca sĩ Thanh Lam cho rằng, những ai đã xem clip ông Tây phân làn giao thông có lẽ đều cảm thấy xấu hổ. Tuy nhiên, ca sĩ này dự đoán: “Sợi dây thần kinh xấu hổ đó chỉ được nối lại trong chốc lát rồi sẽ lại đứt ngay".
(GDVN) - "Vì thế, tôi rất mong, một ngày gần đây, những người yêu Hà Nội như chúng tôi được gặp đạo diễn Trọng Trinh phân làn giao thông ở một ngã tư nào đó. Và tôi và bạn bè tôi sẽ là những người đầu tiên xung phong đứng "chung chiến tuyến" với anh".
(GDVN) - "Nhưng cũng phải nói thêm, để dẫn đến chuyện ông Tây “đơn thương độc mã” đứng ra phân luồng giao thông là do ý thức tham gia giao thông của người dân quá kém", ca sĩ Minh Quân nói.
(GDVN) - Khi được hỏi về phản ứng của người vi phạm luật giao thông đã bị ông Tây kéo lại, ca sĩ Mỹ Linh cho rằng, đây là hành động dễ hiểu: "Bởi ngay cả CSGT ra hiệu lệnh dừng xe, người vi phạm còn tỏ “thái độ”, huống chi là một ông Tây “vô danh”. Hành động đó giống như “vừa ăn cướp vừa la làng”.
(GDVN) - "Người Hà Nội thanh lịch nên vào TP.HCM học tập cái hay của người miền Nam là tính chân thực, niềm nở với khách hàng, không xảo trá trong ý thức giao thông... Đừng quá tự mãn cho mình là "không thơm cũng tựa hoa lài" kẻo rồi ếch ngồi đáy giếng coi trời bằng vung”.
(GDVN) - Đáp lại ý kiến cho rằng “Clip ông Tây chặn xe, phân làn giao thông là cái tát giáng vào mặt người Hà Nội", độc giả Demen đặt câu hỏi: “Cái tát giáng vào mặt người Hà Nội? Mặt người Hà Nội nào?
(GDVN) - Đạo diễn Trọng Trinh cho rằng, văn hóa giao thông ở thủ đô kém hơn rất nhiều tỉnh thành khác trong nước, chưa nói gì tới việc so sánh với giao thông của các nước phát triển.
(GDVN) - Hình ảnh ông Tây phân làn ở Hà Nội không chỉ làm những người lớn tuổi bức xúc mà ngay cả đến các em nhỏ cũng đã gửi "tâm thơ" chia sẻ sự phẫn nộ...
(GDVN) - Không đội mũ bảo hiểm khi đi xe gắn máy, chen nhau dẫn đến tắc đường, đi ngược chiều, vượt đèn đỏ... là những cảnh tượng thường thấy ở Hà Nội hàng ngày.
(GDVN) - Gửi thư tới tòa soạn báo Giáo dục Việt Nam, độc giả Quỳnh Phạm viết: "Tôi sinh trưởng tại một tỉnh thuộc khu 4 cũ, nhiều năm làm ăn sinh sống tại Hà Nội, ngày ngày tôi phải chứng kiến ý thức quá kém và sự ích kỷ chỉ biết mình dường như là những gì dễ thấy nhất về người Hà Nội mỗi khi thủ đô diễn ra lễ hội. Đặc biệt là lễ hội hoa. Chùm ảnh dưới đây không phải để so sánh hay bôi bác, chỉ đơn giản, là người Việt Nam, hãy nên cùng nhau gìn giữ hình ảnh đất nước...".
(GDVN) - Cơn phẫn nộ của độc giả sau khi báo Giáo dục Việt Nam đăng tải clip "Ông Tây điều khiển giao thông tại Hà Nội" chưa dừng lại. Nhiều bạn đọc cùng chung suy nghĩ: “Tôi thấy quá bức xúc. Thật nhục nhã. Phải xử phạt thật nặng những người không chấp hành luật giao thông”.
(GDVN) - “Đồng bào vùng sâu, vùng xa có thể không được tiếp cận thông tin hiện đại như người dân thủ đô, nhưng họ không bao giờ cố tình vi phạm như các vị đâu.”
(GDVN) - "Chỉ khi đau, người ta mới nhận ra được nhiều điều và nó rất cần thiết để cho những người dân Hà Nội nói riêng và người dân Việt Nam nói chung như tôi tỉnh ngộ ra khi ý thức đang đi xuống một cách trầm trọng và đáng báo động như hiện nay…".
(GDVN) - Rất nhiều người tham gia giao thông ở Hà Nội có ý thức quá kém đến mức một ông Tây cũng bức xúc phải đứng ra chặn xe, phân
làn...Cùng xem lại những hình ảnh được ghi lại vào ngày 2/7 vừa qua.
(GDVN) - Len lỏi giữa hàng chục chiếc xe máy đang lượn vèo vèo khiến tim tôi như
nhảy ra khỏi lồng ngực, nhưng cuối cùng tôi cũng qua được mà không xây
xát gì", một nữ phóng viên Canada kể về cú mạo hiểm sang đường ở Hà Nội.
Chưa hết, những ngày vừa qua, người Hà Nội lại được phen xấu hổ khi một
người đàn ông nước ngoài tên Long đã đứng chặn xe và yêu cầu các phương
tiện đi sai làn đường quay trở lại. Với nhiều người nước ngoài, qua
đường ở Hà Nội thật sự như chơi trò game mạo hiểm.
(GDVN) - Những ngày vừa qua, cư dân mạng “dậy sóng” với phát ngôn "ngoại tỉnh
làm bẩn Hà Nội” được đăng trên một tờ báo mạng. Không lạm bàn việc đúng,
sai những thông tin của bài viết này. Nhưng, có điều không thể phủ nhận
đó là những người con của Thủ đô luôn có một niềm tự hào sâu kín
khi được sinh ra và lớn lên ở đất nghìn năm văn hiến, luôn hãnh diện vì
“dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”. Vậy Hà Nội có gì mà những
người Hà Nội “gốc” tự hào đến vậy? Nhà văn Băng Sơn, người mà nhà văn
Thanh Hào từng quả quyết rằng, không ai yêu Hà Nội bằng, đã có
hàng nghìn bài viết tản mạn về Hà Nội. Từ cái ăn, cái uống, từ thú chơi
cho đến cốc cà phê của người Hà Nội đều được Băng Sơn “dựng” lên chi
tiết. Giáo dục Việt Nam giới thiệu với bạn đọc hình ảnh về thiếu nữ Hà
Nội xưa qua “con mắt” Băng Sơn.