(GDVN) - Sáng nay (19-11), ông Nguyễn Thanh Chấn đã cùng vợ và người thân từ Bắc Giang về Hà Nội nhờ trợ giúp pháp lý của luật sư trong vụ án mà ông bị kết án chung thân về tội giết người.
(GDVN) - Theo như lời khai trong đơn thú tội của ông Chấn và Hàn Đức Long. Lúc chuẩn bị hiếp dâm, cả hai người này đều sử dụng câu “cho một cái”. Ngoài ra khi vào trại, cả hai cũng đều có thư gửi về cho gia đình với nội dung ăn năn, trót dại (?)
(GDVN) - “Không cứ họ phải thừa nhận hành vi sai trái thì mới kết được tội, đâu phải vụ án hình sự nào hung thủ cũng tự thú đâu? Mặc cho các đối tượng phủ nhận hay chối tội, nếu có những bằng chứng khác đủ cơ sở để kết tội thì tòa án vẫn tuyên có tội”, Luật sư Ngô Ngọc Trai.
(GDVN) - "Cần phải nói rõ rằng, những tình tiết nêu trong đơn khiếu nại kêu oan và khai báo tại hai phiên tòa, cũng như những tình tiết mà bà Nguyễn Thị Chiến tố cáo đã xảy ra lâu lắm rồi, nhưng những người tiến hành tố tụng không hoặc chưa xem xét; nay Cục Điều tra của VKSNDTC đi xác minh thấy xác thực thì đâu phải là những tình tiết mới phát hiện để kháng nghị tái thẩm theo Điều 291 Bộ Luật Tố tụng hình sự năm 2004".
(GDVN) - Từng là một nghệ nhân cây cảnh "đắt khách" ở Hà Nội với cuộc sống dư giả tiền tỷ trong tay, gia đình hạnh phúc ấm êm. Sau gần 3 năm ngồi tù oan ở Bắc Giang trở về thì bố chết, vợ bỏ đi theo bồ, con cái từ mặt và oan nhân đó giờ phải đi ở trọ, làm thuê kiếm sống qua ngày.
(GDVN) - “Tôi cho rằng đạo đức nghề nghiệp của điều tra viên cũng không kém gì y đức, vì họ là những người nắm giữ, định đoạt sinh mạng của người khác. Những vấn đề liên quan tới biên chế, áp lực công việc có ảnh hưởng đến những quyết định tố tụng hay không?”, ĐBQH Nguyễn Mạnh Cường đặt câu hỏi.
(GDVN) - Ông Vũ Đức Khiển cho rằng: "Tại bản kết luận điều tra chuyển sang VKSND tỉnh Bắc Giang đã có chữ ký của Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra, mà nếu không có chữ ký ấy thì không thể kết thúc điều tra để chuyển sang các bước tiếp theo. Vì vậy, tôi cho rằng, phải xử lý trách nhiệm với người đã ký vào bản kết luận điều tra với ông Nguyễn Thanh Chấn."
(GDVN) - Suốt quá trình bỏ trốn, Lý Nguyễn Chung không phút nào yên. Cứ chợp mắt, hình ảnh người phụ nữ mình đầy máu me lại len lỏi vào đầu óc hắn. Chỉ đến khi ra đầu thú hắn mới thấy nhẹ nhõm phần nào. Chung nói với kiểm sát viên: “Trước đây lúc nào em cũng cảm giác đang đeo vật gì đó nặng hàng tấn trên người. Giờ em đã trút được 900 cân rồi. Biết thế này, em ra đầu thú sớm hơn”.
(GDVN) - Sau khi được hủy hai bản án sơ thẩm và phúc thẩm, ông Chấn cho biết cách đây 10 năm ông đã từng bị các điều tra viên dọa dẫm, đánh đập, ép cung khiến ông qua sợ hãi phải nhận tội. Nếu những cáo buộc của ông Chấn có căn cứ, được chứng minh thì việc các điều tra viên và những người liên quan rất có thể sẽ bị xử lí hình sự…
(GDVN) - Bên hành lang kỳ họp Quốc hội ngày 7/11, Viện trưởng Viện KSND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho biết như vậy trong việc giải quyết vụ án của ông Nguyễn Thanh Chấn.
(GDVN) - Một vụ án khi đưa ra xét xử thì bắt buộc phải trải qua khâu đầu tiên là công tác điều tra. Những tài liệu chứng cứ do cơ quan điều tra thu thập được hầu như có tác dụng quyết định đến việc truy tố, xét xử của Viện Kiểm sát và Tòa án. Chả thế mà người ta đã có câu “án tại hồ sơ”.
(GDVN) - Theo Đại tá Nguyễn Văn Chức (Chánh Văn phòng Công an tỉnh Bắc Giang), việc ông Nguyễn Thanh Chấn trong vụ án tù oan sai 10 năm tội giết người ở Bắc Giang có bị ép cung hay không còn phải điều tra.
(GDVN) - "Xử tái thẩm, nghĩa là hủy hai bản án cũ, điều tra bổ sung và xử lại, và nếu khi ông Chấn được tuyên vô tội thì như vậy TAND Tối cao sẽ không đền bù cho ông Nguyễn Thanh Chấn, mà trách nhiệm sẽ được đẩy về Cơ quan điều tra Công an tỉnh Bắc Giang", ông Vũ Đức Khiển - Nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.
(GDVN) - Ông Nguyễn Thanh Chấn đã được trả tự do đến hôm nay đã trọn 3 ngày, nhưng câu chuyện về vụ án của ông vẫn là đề tài bàn tán xôn xao ở Trại giam Vĩnh Quang (Vĩnh Phúc), nơi ông Chấn từng thụ án. Không chỉ có phạm nhân mà ngay cả những cán bộ quản giáo cũng vui mừng cho số phận của ông.
(GDVN) - Ông Chấn được minh oan trở về nhưng những người chà đạp lên pháp luật để "dồn ép" ông lâm vào hoàn cảnh “khốn nạn” vẫn đang nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật. Câu chuyện chỉ thực sự được coi là kết thúc có hậu khi những “con sâu” đó của xã hội phải đứng trước vành móng ngựa, đối diện với lương tâm và luật pháp - cái mà chính họ đã dùng để đẩy ông Chấn, một người lương thiện vào tù.
(GDVN) - Ngồi thẫn thờ bên hiên nhà, anh Nguyễn Hữu Quyết, người con trai cả của ông Nguyễn Thanh Chấn cho biết, mỗi khi lên thăm, bố đều hỏi kêu oan được chưa, nếu không có tiền thì bán nhà đi?!
(GDVN) - Việc ép cung của các điều tra viên là khởi nguồn cho một cơn ác mộng mang tên “án oan 10 năm” đối với một người dân bình thường như ông Chấn. Nó làm sai lệch vụ án, khiến cả hai phiên tòa đóng đinh án chung thân cho một người vô tội.
(GDVN) - Sau 10 năm trời phải ngồi tù, ăn cơm trong trại giam, ông Nguyễn Thanh Chấn được VKS Tối cao ra quyết định đình chỉ thi hành án, được trả tự do và trở về quê hương.
(GDVN) - Ông Nguyễn Thanh Chấn, người bị án oan chung thân phải thụ án đến 10 năm mới được trả tự do nhờ nghi can vụ giết người ra đầu thú, đã kể câu chuyện oan trái tù tội của mình bắt nguồn từ những lời khai bị ép cung như thế.