(GDVN) - "Giày có vừa chân hay không, phải đi thử mới biết. Con đường phát triển của một quốc gia thì chỉ có người dân của quốc gia đó mới hiểu được", ông Bình nhấn mạnh.
(GDVN) - Ông Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường cũng không ngần ngại ký tặng các "fan hâm mộ" đặc biệt này. Thấy người này xin được, người kia cũng tranh thủ chạy lên xin.
(GDVN) - Sự bổ nhiệm mới trên của Trung Quốc, theo các nhà phân tích, là dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh sẽ đặt mối quan hệ với Mỹ, Nhật Bản và Triều Tiên lên hàng đầu trong thời gian tới.
(GDVN) - Thời gian làm Trưởng ban Tổ chức trung ương, Lý Nguyên Triều đã khiến không ít cựu lãnh đạo cấp cao mà Bắc Kinh vẫn gọi là "nguyên lão" phật ý, điều này làm gia tăng biến số cho nhân sự tiếp quản ghế Phó chủ tịch nước
(GDVN) - Nhờ Hồ Cẩm Đào đề bạt, năm 2007 Thường Vạn Toàn được thăng chức Chủ nhiệm Tổng cục Trang bị, trở thành ủy viên Thường vụ Quân ủy trung ương, thăng hàm Thượng tướng.
(GDVN) - Đến cuối năm 2012, chính giới Trung Quốc dường như vẫn đinh ninh rằng Trương Chí Quân, Thứ trưởng Ngoại giao trung thành với chính sách cứng rắn của Tập Cận Bình sẽ thay thế Dương Khiết Trì, tuy nhiên tình hình đã thay đổi.
(GDVN) - Hôm nay 23/2 ông Tập Cận Bình đã triệu tập hội nghị Bộ chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc nhóm họp tại Bắc Kinh, quyết định sẽ triệu tập hội nghị Trung ương 2 từ ngày 26 đến 28/2.
(GDVN) - Sau đại hội 18 đảng Cộng sản Trung Quốc bắt đầu phân công công tác và bổ nhiệm các vị trí, chức danh lãnh đạo trong đảng, đầu tiên là việc Mạnh Kiến Trụ - Ủy viên Bộ chính trị, Bộ trưởng Công an Trung Quốc tiếp quản công việc phụ trách an ninh của ông Chu Vĩnh Khang, Bí thư Cát Lâm Tôn Chính Tài về làm Bí thư Trùng Khánh thay Trương Đức Giang, Thị trưởng Thượng Hải kiêm luôn ghế Bí thư thay Du Chính Thanh. Vậy ai sẽ trở thành tân Chủ tịch Quốc hội Trung Quốc? Theo thông lệ, kết quả bầu cử cũng như dự đoán của giới phân tích chính trị Trung Quốc, nhân vật quyền lực số 3 sau Tập Cận Bình, Lý Khắc Cường sẽ là ông Trương Đức Giang và nhiều khả năng ông Giang sẽ trở thành tân Chủ tịch Quốc hội Trung Quốc vào đầu năm tới.
(GDVN) - Đại hội 18 đảng Cộng sản Trung Quốc vừa kết thúc sau khi đã bầu ra ban lãnh đạo mới, nhân vật số 2 trên bầu trời chính trị Bắc Kinh sau Tập Cận Bình là Lý Khắc Cường, người gần như chắc chắn sẽ thay thế ông Ôn Gia Bảo giữ ghế Thủ tướng Trung Quốc vào đầu năm tới. Nếu như ông Tập Cận Bình là một chính khách sinh ra trong gia đình danh gia vọng tộc, khai quốc công thần của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, thì ông Lý Khắc Cường lại là một chính khách trưởng thành từ hoạt động đoàn Thanh niên, lăn lộn qua nhiều cơ sở. Bộ đôi Tập Cận Bình - Lý Khắc Cường đang được kỳ vọng sẽ mang lại những thay đổi lớn cho Trung Quốc, một quốc gia đang trỗi dậy ở Đông Á và trên thế giới.
(GDVN) - Đại hội 18 đảng Cộng sản Trung Quốc kết thúc đã bầu ra ban lãnh đạo mới mà đứng đầu là ông Tập Cận Bình - tân Tổng bí thư kiêm Chủ tịch Quân ủy Trung ương. Theo lộ trình, ông Tập Cận Bình sẽ chính thức tiếp quản vị trí Chủ tịch nước vào đầu năm tới khi quốc hội nước này họp và bầu ra ban lãnh đạo nhà nước. Thân thế và sự nghiệp của vị chính khách này luôn là đề tài nóng nhận được sự quan tâm đặc biệt của giới truyền thông và công luận thời gian vừa qua. Trong buổi họp Quân ủy Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc chiều 17/11, ông Hồ Cẩm Đào đã đánh giá, Tập Cận Bình là một vị Tổng bí thư và Chủ tịch Quân ủy Trung ương "xứng đáng".
(GDVN) - Tập Cận Bình cho biết, ông Hồ Cẩm Đào đã chủ động đề xuất việc xin rút khỏi ghế Chủ tịch Quân ủy Trung ương, đại hội 18 và hội nghị Trung ương 1 khóa 18 đã chấp nhận đề nghị này.
(GDVN) - Những thông tin cá nhân về các chính khách trên thế giới luôn thu hút được sự quan tâm, chú ý của dư luận. Sau đại hội 18 đảng Cộng sản Trung Quốc, ông Tập Cận Bình và ban lãnh đạo đã chin thức tiếp quản các vị trí lãnh đạo trong đảng và dần chuyển giao các chức danh nhà nước trong đầu năm tới. Giới truyền thông nhà nước Trung Quốc đang truyền đi hình ảnh chữ ký, bút tích và thư pháp của các vị tân, cựu ủy viên Thường vụ Bộ chính trị khóa 17, 18, cơ quan quyền lực cao nhất ở Trung Quốc.
(GDVN) - Quân ủy Trung ương - cơ quan chỉ huy tối cao các lực lượng vũ trang Trung Quốc gần như được thay mới hoàn toàn sau đại hội 18 đảng Cộng sản Trung Quốc. Điều mà dư luận trong và ngoài Trung Quốc quan tâm nhất cuối cùng cũng đã ngã ngũ, ông Tập Cận Bình được bầu làm Tổng bí thư kiêm Chủ tịch Quân ủy Trung ương khóa 18 thay vì dự đoán ông Hồ Cẩm Đào sẽ tại vị ghế Chủ tịch Quân ủy Trung ương thêm 2 năm nữa giống như người tiền nhiệm Giang Trạch Dân. Trong số 11 ủy viên Quân ủy Trung ương có 4 người từ khóa 17 lưu nhiệm, gồm Tập Cận Bình, Hứa Kỳ Lượng, Thường Vạn Toàn và Ngô Thắng Lợi.
(GDVN) - Ngay trong sáng nay 16/11, đại quân khu Nam Kinh, một trung đoàn thông tin của quân chủng Không quân và một căn cứ quân sự cấp binh chủng khác đã ra quân diễn tập quân sự chào mừng thành công của đại hội 18.
(GDVN) - Vì "đại nghiệp phục hưng dân tộc Trung Hoa", Mã Anh Cửu đề nghị hai bên cần tăng cường tin cậy lẫn nhau, hợp tác chân thành để mang lại hạnh phúc cho người dân hai bờ eo biển.
(GDVN) - Việc các Ủy viên Thường vụ Bộ chính trị khóa 17 mà dẫn đầu là ông Hồ Cẩm Đào - Tổng bí thư rút khỏi cương vị lãnh đạo Trung ương khóa 18 đã thể hiện một phẩm chất cao đẹp, phong cách đáng kính trọng.
(GDVN) - Đã có danh sách 7 nhân vật quyền lực nhất Trung Quốc - Ủy viên Thường vụ Bộ chính trị: Tập Cận Bình, Lý Khắc Cường, Trương Đức Giang, Du Chính Thanh, Lưu Vân Sơn, Vương Kỳ Sơn và Trương Cao Lệ. Ông Tập Cận Bình chính thức trở thành Tổng bí thư ĐCSTQ khóa 18.