Ông Trịnh Đình Thạch - Phó Chỉ huy trưởng kiêm Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Ngãi, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ngãi chia sẻ với báo chí về khó khăn của ngư dân bám biển trước sự truy cản của Trung Quốc.
Ông Trịnh Đình Thạch - Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Ngãi, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ngãi . |
Tàu Trung Quốc lại tấn công, ngư dân thiệt hại lớn
Thời gian gần đây lại tiếp tục xảy ra các vụ ngư dân bị phía Trung Quốc hành hung. Ông có thể cho biết những biện pháp để hỗ trợ ngư dân tiếp tục ra khơi?
Ông Trịnh Đình Thạch: Đã từ lâu ngư dân Quảng Ngãi nói chung và ngư dân Lý Sơn, Bình Châu, Bình Sơn nói riêng liên tục bị Trung Quốc ngăn cản, cướp phá, đánh đập. Nhiều nhất là thời gian gần đây Trung Quốc đặt giàn khoan 981 thì cường độ còn tăng lên nữa. Mới nhất là hai trường hợp ngư dân bị đánh đập phải đưa về cấp cứu. Tỉnh ủy, UBND rất quan tâm, chỉ đạo Sở Y tế đưa tàu ra tận Lý Sơn, đưa các bác sỹ ra kịp thời cứu chữa và đưa nạn nhân về cứu chữa, miễn phí toàn bộ.
Đó mới chỉ là một phần thiệt hại của ngư dân. Thiệt hại về tính mạng thì chưa, nhưng thiệt hại về tài sản thì lớn. Ngoài quỹ hỗ trợ ngư dân thì đồng bào ở các tổ chức trong nước, kể cả một số kiều bào ở nước ngoài cũng ủng hộ. Hiện quỹ hỗ trợ cho ngư dân kịp thời ra thăm hỏi động viên giúp đỡ bước đầu, còn ổn định về lâu dài thì cần sự chung tay của cả nước, cộng đồng mới làm được.
Nhân đây, tôi cũng nói, đối với nhân dân Quảng Ngãi, đặc biệt là Lý Sơn thì từ xưa không
Vào lúc 23 giờ ngày 16/5, tàu cá QNg 90205 TS, do ông Nguyễn Văn Quang (ở huyện Bình Sơn) làm thuyền trưởng, trở theo 12 ngư dân khai thác hải sản khu vực vùng biển đảo Phú Lâm (quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) đã bị tàu kiểm ngư của Trung Quốc mang số hiệu 306 khống chế đập phá hầu hết tài sản; hai ngư dân Nguyễn Huyền Lê Anh (30 tuổi) và Nguyễn Tấn Hải (24 tuổi) bị hành hung, chấn thương nặng.
Trưa 18/5, tàu cá QNg 90205 TS cùng 14 ngư dân Quảng Ngãi bị tàu của Trung Quốc tấn công trong khi đang hành nghề hợp pháp tại vùng biển quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Lực lượng kiểm ngư Trung Quốc đã đánh đập các ngư dân khiến anh Nguyễn Tấn Hải (24 tuổi) và Nguyễn Hiền Lê Anh (20 tuổi) bị thương nặng, phải đưa về Bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi cấp cứu.
thể không đi biển, nên dù thế nào họ cũng phải ra khơi bám biển, không những làm giàu cho gia đình, quê hương, khai thác trên vùng biển của mình mà còn thể hiện sự quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo của chúng ta. Do vậy, đề nghị Đảng, Chính phủ có các biện pháp hỗ trợ cho ngư dân, đặc biệt là về lâu dài phải có nguồn hỗ trợ ngư dân đóng các tàu lớn, tàu sắt đầy đủ phương tiện tiện nghi dể khi họ hoạt động ở biển xa thì có thể tự bảo vệ và phối hợp thành các nghiệp đoàn để bảo vệ trên biển.
Để đóng tàu có chất lượng, ngư dân cần 2-3 tỷ đồng, nhưng thời gian vừa qua nhiều người phải vay tín dụng đen trong khi báo cáo về tín dụng cho ngư dân trước quốc hội thường rất khả quan. Ông có ý kiến gì về vấn đề này?
Ông Trịnh Đình Thạch: Trước đây ngư dân muốn đóng loại thuyền lớn hơn, chắc chắn hơn thì cần 3-4 tỷ đồng, nhưng vay được thì khó vì không có tài sản để thế chấp. Vì vậy, ngư dân rất cần sự hỗ trợ của nhà nước cho ngư dân vay vốn, hoặc triển khai mô hình đóng tàu cho ngư dân, tạo điều kiện cho ngư dân làm hàng năm tích lũy để trả cho nhà nước.
Cái thứ hai nữa mà người ta nói rất là nhiều mà chưa làm được là hậu cần nghề cá. Đây là vấn đề đặc biệt. Hiện nay, ngư dân ven biển Quảng Ngãi hiện nay khi tổ chức đi biển dài ngày thì công tác bảo đảm hậu cần rất lớn, nhưng không có hỗ trợ cho họ, không tổ chức được hậu cần nghề cá, do đó người ta phải đi mua với giá rất cao. Khi về lại sắm sửa nữa nên nảy sinh muôn vàn chuyện rắc rối cho họ, vì vậy nếu xây dựng được hậu cần nghề cá cho biển là rất thuận lợi.
Tàu QNg 90265 của ngư dân Quảng Ngãi bị lực lượng kiểm ngư Trung Quốc đập phá, hành hung làm hai ngư dân bị thương nặng. |
Cần nhiều chính sách hỗ trợ ngư dân bám biển
Như vậy theo ông, vấn đề hậu cần nghề cá là chưa ổn. Nhưng thời gian qua chúng ta có một loạt các thông tin cho rằng hậu cần nghề cá đã được hoàn thiện rất tốt?
Ông Trịnh Đình Thạch: Vẫn phải hoàn thiện vì chưa thực sự bảo đảm tốt, những biện pháp đã làm mới chỉ là giải pháp tình thế. Hậu cần nghề cá cần được bảo đảm như bảo đảm giá các sản phẩm hậu cần chứ đưa đầu nậu vào cung cấp thì giá rất cao, thiệt thòi rất nhiều cho ngư dân. Nếu hậu cần nghề cá tổ chức chặt chẽ, nhà nước bảo đảm bảo chỉ đạo trực tiếp cho các ngành làm thì tốt hơn rất nhiều.
Ông có thể chốt lại các vấn đề trọng yếu về hậu cần nghề cá để bảo đảm cho ngư dân bám biển?
Ông Trịnh Đình Thạch: Hậu cần nghề cá là rất lớn, nhưng theo tôi trước mắt cần phải bảo đảm cho họ tối thiểu về xăng dầu, thực phẩm, các trang thiết bị cho nghề đi biển, kể cả các phương tiện thông tin… đó là những điều cần thiết đảm bảo cho một chuyến tàu đi biển. Mà có hàng trăm tàu, hàng nghìn gia đình, nếu chung cả nước, toàn bộ các tỉnh duyên hải là rất lớn nên cần sự chỉ đạo chung của nhà nước để thành lập hậu cần nghề cá.
Thời điểm hiện tại, tín dụng cho ngư dân tiến bộ hơn rất nhiều, ngư dân rất phấn khởi. Như tôi nói ban đầu, sinh tồn, hoạt động trên biển là cuộc sống tự nhiên vốn có của ngư dân Lý Sơn, không thể khác được, cho nên nếu có sự hỗ trợ của nhà nước ngư dân ra biển đánh bắt gặp nhiều thuận lợi hơn. Tôi có nghe Bộ NN&PTNT hướng đóng các tàu lớn, không chỉ 4-5 tỷ mà lên cả chục tỷ đồng/tàu có bảo đảm trang thiết bị định vị, máy quét... để tàu hoạt động bảo đảm các yếu tố. Nếu triển khai được thì không chỉ góp phần giúp cho ngư dân phát triển nghề, mà còn thúc đẩy vấn đề bám biển, giữ vững chủ quyền.
Trưa ngày 21/5, Chính phủ đã báo cáo Quốc hội về tình hình Biển Đông. Ông có thông điệp gì cho cử tri?
Ông Trịnh Đình Thạch: Sau buổi họp hôm qua, Quốc hội có thông điệp rõ ràng là Chính phủ tập trung giải quyết những vấn đề khó khăn trước mắt của bà con, có chính sách hỗ trợ lâu dài, có chiến lược phát triển rõ ràng. Biển đảo của ta rất dài, có tiềm năng và vươn ra biển là một chiến lược phát triển kinh tế cơ bản, ổn định trong tương lai. Do đó có một thông điệp cho cử tri là bà con yên tâm bám biển, vì có Đảng, có Nhà nước, có Chính phủ, có cơ chế chính sách hỗ trợ và có cộng đồng kể cả các nước, đồng bào ta ở nước ngoài quan tâm ủng hộ.