Tại đây, Hội thảo đã đánh giá công tác triển khai Quyết định 60 của Bộ GD&ĐT theo tinh thần chỉ ra những điểm đã làm được, đồng thời mạnh dạn nêu lên những khó khăn, hạn chế trong quá trình thực hiện.
Học sinh, sinh viên và những mối lo
Tổng quan về kết quả đã đạt được, hầu hết các cơ sở giáo dục và đào tạo đã nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác giáo dục các giá trị văn hóa, góp phần tác động mạnh mẽ đến việc hoàn thiện nhân cách của học sinh, sinh viên.
Việc xây dựng văn hóa học đường đã từng bước đi vào nề nếp; các phong trào thi đua yêu nước triển khai sâu rộng hơn, các hoạt động của nhà trường được thường xuyên tổ chức.
Nhiều cơ sở đào tạo cũng thành lập các câu lạc bộ dưới sự quản lý của phòng, bộ phận công tác học sinh, sinh viên đã tạo điều kiện để các em học sinh, sinh viên tham gia các hoạt động văn hóa, giải trí.
Tình trạng học sinh, sinh viên sa đà vào game và các tệ nạn vẫn là bài toán khó. Ảnh ICT TP. HCM |
Các nhà trường định kỳ tổ chức các buổi dã ngoại cho học sinh, sinh viên tham quan, tìm hiểu, chăm sóc những di tích lịch sử văn hóa, góp phần giáo dục đạo đức cho học sinh về lòng biết ơn các thế hệ đi trước, lòng tự hào dân tộc.
Tuy vậy, kết quả đánh giá việc thực hiện, tổ chức hoạt động văn hóa trong phạm vi các sở giáo dục - đào tạo và các cơ sở giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp cũng đã chỉ ra những hạn chế căn bản, đòi hỏi các Cấp, Bộ, Ngành có liên quan cần có phương án thích hợp để giải quyết triệt để.
Trong các cơ sở đào tạo, vẫn tồn tại một bộ phận học sinh vi phạm nội quy của trường về trang phục, đầu tóc; việc sử dụng điện thoại di động chưa đúng quy định.
Thi giáo viên dạy giỏi, sao lại bỏ đi?
(GDVN) - Thi giáo viên dạy giỏi để kích thích thầy, cô dạy học, giáo dục học sinh tốt hơn nữa, không bao giờ chủ quan, tự mãn, bằng lòng với những cái đã đạt được.
Nhiều trường hợp thiếu chuyên cần; thái độ trong học tập, kiểm tra, thi cử chưa nghiêm túc. Nhiều em chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh, tài sản của nhà trường.
Bên cạnh đó, hiện tượng nói tục, chửi thề, vô lễ với thầy cô tuy có giảm nhiều song vẫn còn; cá biệt có học sinh nghiện game, gây gổ, đánh nhau với bạn và vi phạm an toàn giao thông,…
Về phía nhà trường, công tác tổ chức hoạt động văn hóa cho học sinh, sinh viên còn chưa được nhận thức và quan tâm đúng mức. Nhiều trường chỉ tập trung vào việc tổ chức dạy học các môn trên lớp, không đầu tư thỏa đáng cho các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, hoạt động ngoại khóa, hoạt động xã hội của người học.
Trong phạm vi các cơ sở giáo dục đại học và cơ sở trung cấp chuyên nghiệp, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số khó khăn hạn chế căn bản như:
Nhiều trường còn thiếu sân thể thao văn hóa, chưa có nhà văn hóa, nhà đa năng chuyên biệt, một số hoạt động còn chưa thu hút được học sinh, sinh viên tham gia.
Cơ sở vật chất chưa kịp đáp ứng như cầu, phát triển của nhà trường. Kí túc xá học sinh, sinh viên còn rất thiếu và còn bất cập trong khai thác sử dụng ở một số nơi.
Công tác học sinh, sinh ngoại trú còn chưa được quan tâm đúng mức ở nhiều trường, có nơi còn coi đó là việc riêng của người học và sự quản lý của địa phương.
Giải thích cho những bất cập này, các nhà khoa học, nhà quản lý giáo dục có mặt trong Hội thảo đều cho rằng: sự phát triển của công nghệ thông tin, internet, trong có các nội dung thiếu lành mạnh, dễ tác động đến một số học sinh, sinh, thậm chí gây nghiện chơi game cho học sinh, sinh.
Những tác động tiêu cực của xã hội đã ít nhiều ảnh hưởng tới cách tiếp cận, nhận thức của học sinh, sinh viên trong khi sự quan tâm của một số ít nhà trường, cán bộ phụ trách còn yếu, thiếu.
Về giải pháp, một số ý tưởng quan trọng đề ra như hướng đi cần thiết của hệ thống giáo dục thời gian tới: Tăng cường các hoạt động văn hóa, văn nghệ cho học sinh, sinh thông qua các hoạt động ngoại khóa, hoạt động giáo dục.
Phối hợp với gia đình và các đơn vị, tổ chức tại địa bàn để tổ chức các hoạt động thực tiễn cho học sinh.
Tiếp tục thực hiện các nội dung “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, hoàn thiện Quy tắc ứng xử văn hóa trong nhà trường ở tất cả các cơ sở giáo dục.
Xây dựng chuẩn mực đạo đức, văn hóa ứng xử cho học sinh, sinh phù hợp với ngành đào tạo và đặc thù từng trường. Đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền phù hợp.
Phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp trong tư vấn hướng nghiệp, tìm việc làm cho học sinh, sinh. Trong đó, chú trọng rèn luyện văn hóa nghề nghiệp, văn hóa doanh nghiệp của nơi dự định tìm việc làm để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng cả về chuyên môn và văn hóa thực tiễn.
Mong muốn từ Bộ GD&ĐT
Tại buổi Hội thảo, TS. Ngũ Duy Anh - Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh, sinh viên (Bộ GD&ĐT) nhận định: “Do ảnh hưởng tiêu cực của mặt trái kinh tế thị trường, một bộ phận thanh, thiếu niên, học sinh, sinh viên đang có những biểu hiện xuống cấp về đạo đức, lối sống, khiến chúng ta không khỏi lo ngại.
Hô quyết tâm to mà chưa biết làm gì cho chuẩn, đổi mới bao giờ mới xong?
(GDVN) - GS.TSKH Vũ Minh Giang cho rằng nhiệm vụ đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo không hề đơn giản và chính ngành giáo dục cũng chưa biết bắt đầu từ đâu.
Sự gia tăng tội phạm lứa tuổi học đường đã xảy ra để lại những hậu quả đáng tiếc, đó là nguyên nhân làm cho công tác giáo dục đạo đức, lối sống, nếp sông hoàn thiện nhân cách của học sinh, sinh viên còn bộc lộ những thiếu sót cần khắc phục trong thời gian tới”.
Ông cũng bày tỏ mong muốn các nhà khoa học, nhà quản lý giáo dục, đại diện các cơ quan, tổ chức, đoàn thể, các ngành cần tập trung đánh giá các mặt được, các mặt còn hạn chế, thiếu sót.
Các đơn vị cùng nhau tìm tòi, thảo luận để đưa ra các giải pháp hiệu quả hơn, thiết thực hơn để tiếp tục triển khai trong thời gian tới.
TS. Ngũ Duy Anh cũng nhấn mạnh: nhiệm vụ giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống, nếp sống nhằm hoàn thiện nhân cách cho trẻ em, học sinh, sinh viên là một nhiệm vụ rất nặng nề.
Trong đó, ông đặt nặng nhiệm vụ lên các cở sở GD&ĐT thuộc tất cả các cấp trong việc phát triển giáo dục và đào tạo của nước nhà, tạo điều kiện tốt nhất để thế hệ trẻ, học sinh, sinh viên được hưởng thụ một nền giáo dục tốt nhất, xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời, tiếp cận nhanh với những tri thức mới, khơi thức khả năng sáng tạo và bồi dưỡng lý tưởng sống tốt đẹp cho các em.