Đây chỉ là một trong số hơn một nghìn băn khoăn tương tự của các em học sinh Trường Trung học Phổ Thông Hùng Vương tại “Hội thảo khởi nghiệp trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0” do Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam tổ chức tại đây.
Và nó đã phần nào có câu trả lời sau phần chia sẻ của giáo sư Nguyễn Lân Dũng.
Chia sẻ với Phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, giáo sư Nguyễn Lân Dũng cho hay, cuộc trò chuyện với các em học sinh trường Trung học Phổ thông Hùng Vương là những chia sẻ của thế hệ đi trước với các đồng môn.
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng giao lưu với các em học sinh Trường Trung học Phổ thông Hùng Vương. (Ảnh: Đỗ Thơm) |
Được biết, năm 1948-1949, giáo sư Nguyễn Lân Dũng đã học tập tại chính ngôi trường này.
Vì thế, ông mong muốn sẽ truyền lửa đam mê, để các em nhận ra cơ hội mới và cả thách thức khởi nghiệp trong đời đại cách mạng công nghiệp 4.0.
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng vô cùng bất ngờ khi chưa bắt đầu hội thảo nhưng một giáo viên dắt theo đứa con nhỏ hơn 2 tuổi đến xin chữ ký của ông. Thầy giáo này xin ông ký lên tấm ảnh của chính giáo sư đang làm việc trong phòng thí nghiệm.
Thầy Trung, giáo viên Hóa của trường, người xin chữ ký cho biết, giáo sư Nguyễn Lân Dũng là một tấm gương học tập. Được gặp ông là niềm mơ ước của thầy suốt từ khi còn là học sinh.
Chung một niềm vui mừng khi được gặp, nghe chính giáo sư Dũng nói về khởi nghiệp, em Lê Thu Hạnh tâm sự: “Em biết đến giáo sư Nguyễn Lân Dũng từ chính mẹ của em.
Một cán bộ đang làm việc tại xã”.
Mẹ em nhắc đến giáo sư là một tấm gương nghiên cứu khoa học, một gia đình có truyền thống hiếu học.
Nhưng khi gặp trực tiếp giáo sư ngoài đời, em Hạnh đã vô cùng bất ngờ.
“Em cứ nghĩ ông sinh ra trong gia đình toàn giáo sư. Chắc ông phải có vẻ ngoài sang trọng, cầu kỳ lắm”, em Hạnh chia sẻ.
Nhưng gặp Giáo sư ngay tại Trường Trung học Phổ Thông Hùng Vương, mọi điều lại hoàn toàn khác hẳn.
“Ông giản dị ở bề ngoài, muốn đứng gần chúng em để trò chuyện.
Cách mạng Công nghiệp 4.0 mà cả thế giới đang sôi động hiện nay là về sản xuất thông minh dựa trên thành tựu đột phá trong các lĩnh vực: trí tuệ nhân tạo, máy móc tự động… với nền tảng là các đột phá của công nghệ số.
Những khái niệm đó khô khan, khó hiểu với chúng em nhưng giáo sư đã trò chuyện ở khía cạnh vô cùng sát với mỗi học sinh cấp 3.
Sinh viên cần chuẩn bị để theo đuổi đam mê khoa học, khởi nghiệp sáng tạo! |
Đó là những thách thức trong việc tìm kiếm công việc để không bị thất nghiệp trong thời đại Cách mạng 4.0.
Rất nhiều việc có thể sẽ bị mất bởi rô bốt, bởi các máy móc với trí tuệ nhân tạo.
Trong tương lai, những ngành nghề đòi hỏi nhiều lao động tay chân, như gia công may mặc, lắp ráp máy móc… dần sẽ được thay thế bởi rô bốt.
Các ví dụ cụ thể giáo sư liệt kê tại chính các nhà máy, công ty tại Việt Nam là dẫn chứng rõ nhất thách thức này với chúng em”, em Hạnh phân tích.
Hạnh cho biết, ngay sau buổi nói chuyện, em cũng bắt đầu tìm hiểu về xu hướng công việc để có hướng đi đúng khi chọn ngành học sau khi tốt nghiệp Trung học Phổ thông.
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng chụp ảnh kỷ niệm với giáo viên Trường Trung học Phổ thông Hùng Vương. (Ảnh: Đỗ Thơm) |
Thầy Vi Văn Chấn, Hiệu trưởng trường Trung học Phổ thông Hùng Vương cho hay, hơn một nghìn học sinh ngồi nghe chia sẻ của giáo sư Dũng trong 3 giờ đồng hồ. Điều đó phần nào cho thấy sự hào hứng của các em về nội dung này.
“Tôi hy vọng, hoạt động ngoại khóa bổ ích này sẽ giúp các em có thêm kiến thức, thêm lửa đam mê để chọn hướng đi đúng sau khi ra trường”, thầy Chấn bày tỏ.