Cụ thể, các trường xét tuyển theo kết quả thi THPT quốc gia gồm: Trường Đại Bách Khoa Đà Nẵng: 3.250 chỉ tiêu, Đại học Kinh tế: 2.630 chỉ tiêu,
Đại học Ngoại Ngữ: 1.954 chỉ tiêu, Đại học Sư Phạm: 2.475 chỉ tiêu, Phân hiệu Kon Tum: 415 chỉ tiêu,
Khoa Y Dược: 250 chỉ tiêu, Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt – Anh: 80 chỉ tiêu. Tổng chỉ tiêu dự kiến là: 11.054 chỉ tiêu.
Số lượng thí sinh biết đến thông tin của các rường thành viên Đại học Đà Nẵng qua mạng internet ngày càng nhiều hơn. (trong ảnh: thí sinh làm thủ tục xét tuyển nguyện vọng 2 tại Đại học Đà Nẵng năm 2016). Ảnh: AN |
Ngoài ra, các cơ sở giáo dục xét tuyển theo học bạ có 435 chỉ tiêu gồm: ngành sư phạm âm nhạc (thuộc Đại học Sư phạm Đà Nẵng) với 30 chỉ tiêu,
Năm 2017, Đại học Quốc gia Hà Nội tuyển hơn 7.000 chỉ tiêu |
còn lại là các ngành của của Phân hiệu Kon Tum và Viện nghiên cứu và đào tạo Việt – Anh.
Đối với hai khoa đào tạo trình độ đại học mới thành lập là Khoa Công nghệ và Khoa Công nghệ thông tin và truyền thông, dự kiến tuyển sinh khóa đầu tiên vào năm 2017, sẽ công bố chỉ tiêu cụ thể vào tháng tới.
PGS.TS Đoàn Quang Vinh, Phó giám đốc Đại học Đà Nẵng cho biết, các trường thành viên sẽ thực hiện quảng bá tuyển sinh bằng nhiều hình thức khác nhau.
Cụ thể như: tổ chức các đoàn tư vấn tuyển sinh đến các tỉnh thành ở miền Trung và Tây Nguyên, tổ chức ngày hội tuyển sinh, ngày hội mở, tư vấn tuyển sinh qua trang web và trên facebook, tham gia các sự kiện tuyển sinh cùng với các tổ chức khác...
“Trong những năm gần đây, Đại học Đà Nẵng chú trọng đến công tác quảng bá, tư vấn tuyển sinh qua mạng.
Lượng thí sinh biết đến thông tin của trường, của ngành qua mạng ngày một nhiều hơn.
Yêu cầu thông tin tuyển sinh tuyển sinh phải chính xác, được cập nhật thường xuyên. Các thắc mắc của thí sinh được giải đáp một cách nhanh chóng” thầy Vinh cho biết.
Thí sinh có thể theo dõi các thông tin mới nhất về tuyển sinh cũng như đặt cáccâu hỏi liên quan đến tuyển sinh tại địa chỉ http://ts.udn.vn/.