Và trong cuộc trả lời phỏng vấn với chúng tôi, thầy Hiếu liên tục nhấn mạnh: “Đại tướng Võ Nguyên Giáp - một nhân cách lớn suốt đời vì dân, vì nước và người luôn bất tử trong lòng dân tộc”.
PV: Sự ra đi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một tổn thất lớn cho dân tộc Việt Nam, lúc nhận hung tin này Thầy cảm thấy thế nào?
Thầy Trần Trung Hiếu: Khúc ruột miền Trung vừa trải qua giông bão, lũ lụt làm đau lòng đồng bào cả nước. Quảng Bình là địa phương hứng chịu tâm bão số 10 với nhiều thiệt hại nặng nề nhất. Thiên tai đã càn quét và cuốn phăng nhiều thứ mà người dân nghèo khó nơi đây đã chắt chiu suốt cả cuộc đời lam lũ.
Giông bão chưa khắc phục xong thì vùng đất địa linh nhân kiệt ven dòng Kiến Giang này lại đau đớn đón nhận hung tin: Đại tướng Võ Nguyên Giáp – người con ưu tú của Quảng Bình đã vĩnh viễn xa rời cõi trần gian, trở về với cõi thiên thu.
Dẫu biết rằng, cuộc đời là sinh lão bệnh tử. Vẫn biết rằng, suốt mấy năm qua, Đại tướng phải xa ngôi nhà 30 – Hoàng Diệu trong trạng thái sức khoẻ không tốt, phải nằm điều trị tại Viện Quân y 108. Nhưng chiều tối ngày 4/10/2013, khi đón nhận hung tin từ Hà Nội, tôi không khỏi bất ngờ đến sững sờ về sự ra đi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, một con người đã trở thành huyền thoại đối với lịch sử dân tộc khi còn sống, một vị tướng đã làm nên một phần của lịch sử Việt Nam hiện đại.
Đối với Hội Khoa học Lịch Sử và những giáo viên dạy Sử thì sự ra đi của Đại tướng là một mất mát lớn. Đối với nền Sử học đã mất đi một nhà Sử học, còn chúng tôi đã mất đi một thầy giáo dạy Sử đáng kính.
PV: Trong cuộc đời học tập và giảng dạy của mình, Thầy có kỷ niệm nào đáng nhớ đối với Đại tướng Võ Nguyên Giáp? Vì sao Thầy chọn môn Lịch Sử là nghiệp gắn bó cuộc đời của mình ?
Thầy Trần Trung Hiếu: Tôi đã từng may mắn được 2 lần gặp trực tiếp Đại tướng khi Người về thăm xứ Nghệ - miền quê có một duyên nợ đặc biệt trong cuộc đời của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Lần đầu tiên khi tôi đang là học sinh lớp 10 của trường cấp 3 Nghi Lộc 1 trong lần Đại tướng về thăm trường năm 1985. Thời đó, thế hệ học trò chúng tôi chỉ được biết đến Đại tướng qua một vài tấm ảnh đen trắng trong cuốn sách giáo khoa lịch sử phổ thông. Hình ảnh của một vị tướng gắn liền với những chiến công lẫy lừng được học qua sách vở đã giúp tôi bắt đầu hun đúc và rèn luyện niềm đam mê học Sử.
Dù là học sinh của một lớp chuyên Văn, đã từng đi thi học sinh giỏi Tỉnh môn Văn, nhưng khi thi vào đại học khối C, tôi đã quyết tâm chọn khoa Sử để theo đuổi sự đam mê và tìm hiểu những kiến thức lịch sử. Lần đầu tiên được nghe Đại tướng nói chuyện với thầy – trò nhà trường trước sân trường đã làm cho thế hệ học trò của chúng tôi lúc đó cảm nhận một vị tướng nổi tiếng nhưng thật bình dị và gần gũi.
Lần thứ hai được gặp Đại tướng là khi tôi đã là một sinh viên khoa Sử năm cuối của Trường Đại học Sư phạm Vinh nhân dịp Đại tướng về thăm trường năm 1992.
Thật ra, danh sách trúng tuyển của tôi vào trường Đại học Sư phạm Vinh lúc bấy giờ là vào khoa Văn chứ không phải khoa Sử vì lúc đó điểm thi môn Văn của tôi cao hơn môn Sử. Với sự đam mê Lịch Sử, tôi đã tự quyết định viết đơn xin chuyển sang khoa Sử trước sự ngăn cản khá quyết liệt của gia đình. Nhiều người lúc đó đã cho tôi là gàn dở và lập dị bởi cái kiểu quan niệm rất tệ hại là Lịch Sử là “môn phụ”.
Đến thời điểm này, tôi không hề hối hận về quyết định đó, thậm chí lấy làm hạnh phúc khi mình là giáo viên dạy Sử. Những kiến thức chuyên ngành sư phạm Sử ở giảng đường đại học càng giúp tôi có thêm những cơ hội tìm hiểu sâu sắc hơn về lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, đặc biệt là lịch sử 30 năm chiến tranh cách mạng 1945-1975, hiểu hơn về những đóng góp xuất sắc của vị Đại tướng đầu tiên của Việt Nam gắn liền với 2 cuộc kháng chiến trường chinh bởi những chiến công lừng lẫy.
Tốt nghiệp đại học và trở thành thầy giáo dạy Sử, tôi càng có thêm nhiều cơ hội để học tập, nghiên cứu và giảng dạy những kiến thức chuyên sâu về các anh hùng giải phóng dân tộc, những lãnh tụ cách mạng ưu tú của dân tộc, những người học trò xuất sắc của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, trong đó có Đại tướng Võ Nguyên Giáp – người anh cả của lực lượng vũ trang cách mạng Việt Nam, thiên tài quân sự thế giới.
Trong nhiều tiết dạy môn Sử, đối với những kiến thức, sự kiện lịch sử quân sự, lịch sử các cuộc kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc, tôi thường lồng ghép kiến thức để giới thiệu và khắc sâu những đóng góp và vai trò của Đại tướng trong tiến trình của lịch sử dân tộc. Tôi cho rằng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là vị tướng của những quyết định lịch sử. Và giá trị của những quyết định lịch sử đó đã làm thay đổi cục diện lịch sử.
Tuy nhiên, học sinh phổ thông hầu như chỉ biết đến tướng Giáp trong vai trò của một vị Đại tướng Tổng Tư lệnh qua 2 cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp (1946-1954) và chống đế quốc Mỹ (1954-1975).
Trách nhiệm của những giáo viên dạy Sử là thông qua những kiến thức, những sự kiện lịch sử cụ thể của từng giai đoạn như chiến cuộc Đông – Xuân 1953-1954 với đỉnh cao là chiến thắng lịch sử Điện Biên phủ 1954, cuộc tiến công chiên lược Xuân - Hè 1972, trận “Điện Biên phủ trên không” 1972, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975… để giúp học sinh nhận thức sâu sắc vai trò của Đại tướng là người chịu trách nhiệm trước nhân dân, trước lịch sử, được Hồ Chủ tịch tuyệt đối tin tưởng giao phó để chỉ huy quân đội nhân dân đánh bại 10 vị danh tướng của Pháp và Mỹ trong cuộc chiến tranh cách mạng 30 năm (1945-1975 ).
Ngoài những tiết dạy lịch sử chính khoá, hàng năm cứ mỗi khi đến dịp đất nước kỷ niệm các ngày lễ quan trọng như ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam (30/4) ; Cách mạng tháng Tám thành công (19/8) ; ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt nam ( 22/12).., tôi thường được nhà trường giao phó nhiệm vụ viết bảng tin truyền thống của nhà trường. Và một nội dung mà tôi thường dành lưu lượng lớn để trình bày trên bảng tin đó là viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp và những đóng góp xuất sắc trong tiến trình của lịch sử dân tộc.
Kỷ niệm đáng nhớ nhất của tôi về Đại tướng Võ Nguyên Giáp gần đây nhất là ngày 23/8/2013, tôi được mời ra Hà Nội dự Giao lưu trực tuyến đặc biệt mừng Đại tướng Võ Nguyên Giáp bước sang tuổi 103. Vinh dự và vui mừng vì tôi là giáo viên Sử duy nhất trên toàn quốc có mặt trong cuộc giao lưu đặc biệt này cùng với các tướng lĩnh cao cấp, những người cùng với dân tộc đã làm nên một phần của lịch sử Việt Nam hiện đại.
PV: Đối với Thầy nói riêng và dân tộc nói chung, sự ra đi của Đại tướng là một tổn thất lớn cho sự nghiệp giáo dục nước nhà. Thầy có chia sẻ gì về điều này?
Thầy Trần Trung Hiếu: Như mọi người đều biết, trước khi trở thành một vị tướng lừng danh của lịch sử dân tộc, một thiên tài quân sự thế giới, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một thầy giáo dạy Sử. Đối với cá nhân tôi, xét về góc độ nghề nghiệp thì Võ Nguyên Giáp là một người thầy dạy Sử đáng kính.
Ông được nhiều thế hệ học sinh kính trọng. Bài học đầu tiên mà thầy giáo Võ Nguyên Giáp năm xưa ở trường tư thục Thăng Long dạy cho học trò của mình là dạy làm người và lòng yêu nước. Ông đã từng nói rằng, lịch sử là trí thức tạo nên tư cách của một con người có ý thức về xã hội.
Thầy giáo Võ Nguyên Giáp đã sử dụng những kiến thức lịch sử của môn Sử để đạt được mục tiêu chính trị của mình, biến những giờ dạy lịch sử thành một diễn đàn chính trị để phục vụ cho hoạt động cách mạng. Ông nghĩ rằng, dạy môn Lịch Sử sẽ giúp ông làm cho học sinh thấm nhuần một cách hiệu quả nhất về chủ nghĩa yêu nước.
Sau khi từ giã sự nghiệp chính trị trong vai trò của một vị tướng Tổng Tư lệnh, Đại tướng thật sự giành nhiều thời gian và tâm lực cho việc tổng kết lịch sử chiến tranh giải phóng dân tộc và ông đã lấy chính sự trải nghiệm của mình để kiến giải những nguyên nhân và đúc kết ra những bài học lịch sử.
Sử học nước nhà luôn tự hào có một vị Tổng Tư lệnh là một thầy giáo dạy lịch sử, một nhà nghiên cứu lịch sử là Chủ tịch danh dự của Hội Khoa học Lịch Sử. Rất nhiều hội thảo khoa học về môn Lịch Sử và các sự kiện quan trọng do Hội Khoa học Lịch Sử tổ chức, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đều hoặc tham dự, hoặc có thư và lẵng hoa chúc mừng. Căn biệt thự số 30 – Hoàng Diệu luôn là địa chỉ đỏ đón tiếp rất nhiều nhà nghiên cứu lịch sử với nhiều cuộc nói chuyện, tiếp kiến của Đại tướng dành cho.
PV: Trong những ngày này, nhân dân cả nước đổ về nhà riêng của Đại tướng để mong nhìn Đại tướng lần cuối, thắp cho Đại tướng nén hương tưởng nhớ. Có thể nói, sau Hồ Chủ tịch thì Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người được nhân dân cả nước quý trọng, cảm phục và biết ơn nhiều nhất. Theo Thầy, điều gì làm nên con người Võ Nguyên Giáp?
Thầy Trần Trung Hiếu: Những ngày vừa qua, trên các phương tiện truyền thông trong nước và quốc tế đều giành nhiều thời lượng đăng tải về sự ra đi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp với tất cả lòng thành kính và sự thương tiếc. Tôi cho rằng, cội nguồn cơ bản làm nên một Đại tướng Võ Nguyên Giáp được tuyệt đại đa số nhân dân quý trọng, cảm phục và biết ơn nhiều nhất sau Chủ tịch Hồ Chí Minh, đó là một nhân cách lớn suốt đời vì dân, vì nước và người luôn bất tử trong lòng dân tộc. Đó là vị Đại tướng của nhân dân.
Dưới góc độ là một giáo viên dạy Sử, một người đam mê nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử, tôi thật sự xúc động trước lời tâm hương của GS.VS.NGND Phan Huy Lê – Chủ tịch Hội Khoa học Lịch Sử Việt Nam trước anh linh của Đại tướng: “ Đại tướng đã đi vào lòng dân, một vị tướng của dân. Tất cả mọi thứ có thể thay đổi, kể cả bia đá ngàn năm có thể mòn. Nhưng bia của lòng dân là vĩnh cửu”.
Những ngày sắp tới, ngôi nhà biệt thự 30 - Hoàng Diệu ở Hà Nội cùng với quê nhà ở làng An Xá, Lộc Thuỷ - Lệ Thuỷ tỉnh Quảng Bình vẫn luôn trở nên chật hẹp bởi hàng chục ngàn người dân bất tận từ mọi miền đất nước, đủ mọi tuổi tác, đội mưa hay nắng, bất kể ngày hay đêm đến dâng hương hoa trước di ảnh của Đại tướng. Xin được vĩnh biệt và kính cẩn nghiêng mình trước anh linh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp – một vị Đại tướng của nhân dân và một thầy giáo dạy Sử đáng kính.
Trân trọng cảm ơn thầy Trần Trung Hiếu./.
PV: Sự ra đi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một tổn thất lớn cho dân tộc Việt Nam, lúc nhận hung tin này Thầy cảm thấy thế nào?
Thầy Trần Trung Hiếu: Khúc ruột miền Trung vừa trải qua giông bão, lũ lụt làm đau lòng đồng bào cả nước. Quảng Bình là địa phương hứng chịu tâm bão số 10 với nhiều thiệt hại nặng nề nhất. Thiên tai đã càn quét và cuốn phăng nhiều thứ mà người dân nghèo khó nơi đây đã chắt chiu suốt cả cuộc đời lam lũ.
Giông bão chưa khắc phục xong thì vùng đất địa linh nhân kiệt ven dòng Kiến Giang này lại đau đớn đón nhận hung tin: Đại tướng Võ Nguyên Giáp – người con ưu tú của Quảng Bình đã vĩnh viễn xa rời cõi trần gian, trở về với cõi thiên thu.
Bức ảnh kỷ niệm của thầy Trần Trung Hiếu khi đón Đại tướng Võ Nguyên Giáp về thăm Trường Đại học Sư phạm Vinh. |
Dẫu biết rằng, cuộc đời là sinh lão bệnh tử. Vẫn biết rằng, suốt mấy năm qua, Đại tướng phải xa ngôi nhà 30 – Hoàng Diệu trong trạng thái sức khoẻ không tốt, phải nằm điều trị tại Viện Quân y 108. Nhưng chiều tối ngày 4/10/2013, khi đón nhận hung tin từ Hà Nội, tôi không khỏi bất ngờ đến sững sờ về sự ra đi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, một con người đã trở thành huyền thoại đối với lịch sử dân tộc khi còn sống, một vị tướng đã làm nên một phần của lịch sử Việt Nam hiện đại.
Đối với Hội Khoa học Lịch Sử và những giáo viên dạy Sử thì sự ra đi của Đại tướng là một mất mát lớn. Đối với nền Sử học đã mất đi một nhà Sử học, còn chúng tôi đã mất đi một thầy giáo dạy Sử đáng kính.
PV: Trong cuộc đời học tập và giảng dạy của mình, Thầy có kỷ niệm nào đáng nhớ đối với Đại tướng Võ Nguyên Giáp? Vì sao Thầy chọn môn Lịch Sử là nghiệp gắn bó cuộc đời của mình ?
Thầy Trần Trung Hiếu: Tôi đã từng may mắn được 2 lần gặp trực tiếp Đại tướng khi Người về thăm xứ Nghệ - miền quê có một duyên nợ đặc biệt trong cuộc đời của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Lần đầu tiên khi tôi đang là học sinh lớp 10 của trường cấp 3 Nghi Lộc 1 trong lần Đại tướng về thăm trường năm 1985. Thời đó, thế hệ học trò chúng tôi chỉ được biết đến Đại tướng qua một vài tấm ảnh đen trắng trong cuốn sách giáo khoa lịch sử phổ thông. Hình ảnh của một vị tướng gắn liền với những chiến công lẫy lừng được học qua sách vở đã giúp tôi bắt đầu hun đúc và rèn luyện niềm đam mê học Sử.
Dù là học sinh của một lớp chuyên Văn, đã từng đi thi học sinh giỏi Tỉnh môn Văn, nhưng khi thi vào đại học khối C, tôi đã quyết tâm chọn khoa Sử để theo đuổi sự đam mê và tìm hiểu những kiến thức lịch sử. Lần đầu tiên được nghe Đại tướng nói chuyện với thầy – trò nhà trường trước sân trường đã làm cho thế hệ học trò của chúng tôi lúc đó cảm nhận một vị tướng nổi tiếng nhưng thật bình dị và gần gũi.
Lần thứ hai được gặp Đại tướng là khi tôi đã là một sinh viên khoa Sử năm cuối của Trường Đại học Sư phạm Vinh nhân dịp Đại tướng về thăm trường năm 1992.
Thật ra, danh sách trúng tuyển của tôi vào trường Đại học Sư phạm Vinh lúc bấy giờ là vào khoa Văn chứ không phải khoa Sử vì lúc đó điểm thi môn Văn của tôi cao hơn môn Sử. Với sự đam mê Lịch Sử, tôi đã tự quyết định viết đơn xin chuyển sang khoa Sử trước sự ngăn cản khá quyết liệt của gia đình. Nhiều người lúc đó đã cho tôi là gàn dở và lập dị bởi cái kiểu quan niệm rất tệ hại là Lịch Sử là “môn phụ”.
Đến thời điểm này, tôi không hề hối hận về quyết định đó, thậm chí lấy làm hạnh phúc khi mình là giáo viên dạy Sử. Những kiến thức chuyên ngành sư phạm Sử ở giảng đường đại học càng giúp tôi có thêm những cơ hội tìm hiểu sâu sắc hơn về lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, đặc biệt là lịch sử 30 năm chiến tranh cách mạng 1945-1975, hiểu hơn về những đóng góp xuất sắc của vị Đại tướng đầu tiên của Việt Nam gắn liền với 2 cuộc kháng chiến trường chinh bởi những chiến công lừng lẫy.
Tốt nghiệp đại học và trở thành thầy giáo dạy Sử, tôi càng có thêm nhiều cơ hội để học tập, nghiên cứu và giảng dạy những kiến thức chuyên sâu về các anh hùng giải phóng dân tộc, những lãnh tụ cách mạng ưu tú của dân tộc, những người học trò xuất sắc của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, trong đó có Đại tướng Võ Nguyên Giáp – người anh cả của lực lượng vũ trang cách mạng Việt Nam, thiên tài quân sự thế giới.
Trong nhiều tiết dạy môn Sử, đối với những kiến thức, sự kiện lịch sử quân sự, lịch sử các cuộc kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc, tôi thường lồng ghép kiến thức để giới thiệu và khắc sâu những đóng góp và vai trò của Đại tướng trong tiến trình của lịch sử dân tộc. Tôi cho rằng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là vị tướng của những quyết định lịch sử. Và giá trị của những quyết định lịch sử đó đã làm thay đổi cục diện lịch sử.
Thầy Trần Trung Hiếu chụp hình chung với tướng Nguyễn Quốc Thước và tướng Phạm Hồng Cư trong dịp sinh nhật 103 tuổi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. |
Tuy nhiên, học sinh phổ thông hầu như chỉ biết đến tướng Giáp trong vai trò của một vị Đại tướng Tổng Tư lệnh qua 2 cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp (1946-1954) và chống đế quốc Mỹ (1954-1975).
Trách nhiệm của những giáo viên dạy Sử là thông qua những kiến thức, những sự kiện lịch sử cụ thể của từng giai đoạn như chiến cuộc Đông – Xuân 1953-1954 với đỉnh cao là chiến thắng lịch sử Điện Biên phủ 1954, cuộc tiến công chiên lược Xuân - Hè 1972, trận “Điện Biên phủ trên không” 1972, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975… để giúp học sinh nhận thức sâu sắc vai trò của Đại tướng là người chịu trách nhiệm trước nhân dân, trước lịch sử, được Hồ Chủ tịch tuyệt đối tin tưởng giao phó để chỉ huy quân đội nhân dân đánh bại 10 vị danh tướng của Pháp và Mỹ trong cuộc chiến tranh cách mạng 30 năm (1945-1975 ).
Ngoài những tiết dạy lịch sử chính khoá, hàng năm cứ mỗi khi đến dịp đất nước kỷ niệm các ngày lễ quan trọng như ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam (30/4) ; Cách mạng tháng Tám thành công (19/8) ; ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt nam ( 22/12).., tôi thường được nhà trường giao phó nhiệm vụ viết bảng tin truyền thống của nhà trường. Và một nội dung mà tôi thường dành lưu lượng lớn để trình bày trên bảng tin đó là viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp và những đóng góp xuất sắc trong tiến trình của lịch sử dân tộc.
Kỷ niệm đáng nhớ nhất của tôi về Đại tướng Võ Nguyên Giáp gần đây nhất là ngày 23/8/2013, tôi được mời ra Hà Nội dự Giao lưu trực tuyến đặc biệt mừng Đại tướng Võ Nguyên Giáp bước sang tuổi 103. Vinh dự và vui mừng vì tôi là giáo viên Sử duy nhất trên toàn quốc có mặt trong cuộc giao lưu đặc biệt này cùng với các tướng lĩnh cao cấp, những người cùng với dân tộc đã làm nên một phần của lịch sử Việt Nam hiện đại.
PV: Đối với Thầy nói riêng và dân tộc nói chung, sự ra đi của Đại tướng là một tổn thất lớn cho sự nghiệp giáo dục nước nhà. Thầy có chia sẻ gì về điều này?
Thầy Trần Trung Hiếu: Như mọi người đều biết, trước khi trở thành một vị tướng lừng danh của lịch sử dân tộc, một thiên tài quân sự thế giới, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một thầy giáo dạy Sử. Đối với cá nhân tôi, xét về góc độ nghề nghiệp thì Võ Nguyên Giáp là một người thầy dạy Sử đáng kính.
Ông được nhiều thế hệ học sinh kính trọng. Bài học đầu tiên mà thầy giáo Võ Nguyên Giáp năm xưa ở trường tư thục Thăng Long dạy cho học trò của mình là dạy làm người và lòng yêu nước. Ông đã từng nói rằng, lịch sử là trí thức tạo nên tư cách của một con người có ý thức về xã hội.
Thầy giáo Võ Nguyên Giáp đã sử dụng những kiến thức lịch sử của môn Sử để đạt được mục tiêu chính trị của mình, biến những giờ dạy lịch sử thành một diễn đàn chính trị để phục vụ cho hoạt động cách mạng. Ông nghĩ rằng, dạy môn Lịch Sử sẽ giúp ông làm cho học sinh thấm nhuần một cách hiệu quả nhất về chủ nghĩa yêu nước.
Sau khi từ giã sự nghiệp chính trị trong vai trò của một vị tướng Tổng Tư lệnh, Đại tướng thật sự giành nhiều thời gian và tâm lực cho việc tổng kết lịch sử chiến tranh giải phóng dân tộc và ông đã lấy chính sự trải nghiệm của mình để kiến giải những nguyên nhân và đúc kết ra những bài học lịch sử.
Sử học nước nhà luôn tự hào có một vị Tổng Tư lệnh là một thầy giáo dạy lịch sử, một nhà nghiên cứu lịch sử là Chủ tịch danh dự của Hội Khoa học Lịch Sử. Rất nhiều hội thảo khoa học về môn Lịch Sử và các sự kiện quan trọng do Hội Khoa học Lịch Sử tổ chức, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đều hoặc tham dự, hoặc có thư và lẵng hoa chúc mừng. Căn biệt thự số 30 – Hoàng Diệu luôn là địa chỉ đỏ đón tiếp rất nhiều nhà nghiên cứu lịch sử với nhiều cuộc nói chuyện, tiếp kiến của Đại tướng dành cho.
PV: Trong những ngày này, nhân dân cả nước đổ về nhà riêng của Đại tướng để mong nhìn Đại tướng lần cuối, thắp cho Đại tướng nén hương tưởng nhớ. Có thể nói, sau Hồ Chủ tịch thì Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người được nhân dân cả nước quý trọng, cảm phục và biết ơn nhiều nhất. Theo Thầy, điều gì làm nên con người Võ Nguyên Giáp?
Thầy Trần Trung Hiếu: Những ngày vừa qua, trên các phương tiện truyền thông trong nước và quốc tế đều giành nhiều thời lượng đăng tải về sự ra đi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp với tất cả lòng thành kính và sự thương tiếc. Tôi cho rằng, cội nguồn cơ bản làm nên một Đại tướng Võ Nguyên Giáp được tuyệt đại đa số nhân dân quý trọng, cảm phục và biết ơn nhiều nhất sau Chủ tịch Hồ Chí Minh, đó là một nhân cách lớn suốt đời vì dân, vì nước và người luôn bất tử trong lòng dân tộc. Đó là vị Đại tướng của nhân dân.
Dưới góc độ là một giáo viên dạy Sử, một người đam mê nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử, tôi thật sự xúc động trước lời tâm hương của GS.VS.NGND Phan Huy Lê – Chủ tịch Hội Khoa học Lịch Sử Việt Nam trước anh linh của Đại tướng: “ Đại tướng đã đi vào lòng dân, một vị tướng của dân. Tất cả mọi thứ có thể thay đổi, kể cả bia đá ngàn năm có thể mòn. Nhưng bia của lòng dân là vĩnh cửu”.
Những ngày sắp tới, ngôi nhà biệt thự 30 - Hoàng Diệu ở Hà Nội cùng với quê nhà ở làng An Xá, Lộc Thuỷ - Lệ Thuỷ tỉnh Quảng Bình vẫn luôn trở nên chật hẹp bởi hàng chục ngàn người dân bất tận từ mọi miền đất nước, đủ mọi tuổi tác, đội mưa hay nắng, bất kể ngày hay đêm đến dâng hương hoa trước di ảnh của Đại tướng. Xin được vĩnh biệt và kính cẩn nghiêng mình trước anh linh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp – một vị Đại tướng của nhân dân và một thầy giáo dạy Sử đáng kính.
Trân trọng cảm ơn thầy Trần Trung Hiếu./.
Xuân Trung