Bố tôi có sở thích nuôi chim cảnh. Ông bắt những con chim từ cánh đồng về, nhốt trong lồng, và huấn luyện theo khung giờ ăn, uống, tắm nắng và tập hót theo băng đĩa. Chúng đều phát triển rất nhanh, người ta gọi bố tôi là người "mát tay", không chỉ trong thú chơi tao nhã của mình mà còn do những học sinh được ông đào tạo, đều thành đạt và tài giỏi. Bố tôi đã từng là một giáo sư, nghề nghiệp của ông khiến ông trở nên nghiêm khắc, đạo mạo.
Ông có hai cô con gái, tôi và người chị gái hơn tôi hai tuổi, chúng tôi cùng lớn lên trong sự giáo dục khắt khe của bố, đó là nơi đào tạo ra toàn... giáo sư. Ngoài lý do để “mở mày, mở mặt” với nhiều người thì bố tôi cho rằng, chỉ có học tập tốt, trở thành sinh viên tài năng thì tôi mới nên người.
Ông có hai cô con gái, tôi và người chị gái hơn tôi hai tuổi, chúng tôi cùng lớn lên trong sự giáo dục khắt khe của bố, đó là nơi đào tạo ra toàn... giáo sư. Ngoài lý do để “mở mày, mở mặt” với nhiều người thì bố tôi cho rằng, chỉ có học tập tốt, trở thành sinh viên tài năng thì tôi mới nên người.
Thế nhưng, tính nết cũng như con đường học tập của hai chị em hoàn toàn khác nhau. Chị của tôi trở thành sinh viên tài năng, là người chăm chỉ, cần mẫn. Trong cuộc sống, chị chỉ biết có hai việc là học và luôn đứng vị trí thứ nhất trong kết quả học tập. Giá trị sống của chị tôi được đo bằng điểm số. Khi học hết cấp I, chị tôi được tuyển thẳng lên cấp II trường năng khiếu, sau đó tuyển thẳng lên cấp III chuyên, rồi chị đoạt giải nhất Quốc gia môn toán học, đỗ thủ khoa Trường ĐH Ngoại thương Hà Nội.
Tôi kém chị 2 tuổi, trong quá trình học tập, bố cho tôi đi theo con đường của chị, xăng xái lo từ A đến Z để làm sao tôi được vào học trường chuyên, lớp chọn. Nhưng trái ngược với tính cách nhu mì, ngoan ngoãn của chị, tôi là một đứa trẻ ngang ngạnh, luôn muốn nổi loạn. Ngay từ khi đi học, tôi đã suy nghĩ học hành không chỉ bởi điểm số nên luôn trở thành nỗi thất vọng của bố, và được đem ra so sánh với chị. Hiện tại, tôi đang là sinh viên lớp 12, có học lực trung bình, không thích vào trường Đại học, mà thích đi khắp nơi để vẽ. Sau khi đã đủ trải nghiệm thì sẽ mở thật nhiều phòng tranh cũng như những lớp đào tạo hội họa cho trẻ em nghèo yêu nghệ thuật. Đó là một ước mơ luôn bị bố tôi cho rằng viển vông và tìm cách ngăn chặn. Cô giáo chủ nhiệm lớp 1 của tôi luôn muốn học sinh chỉ có thể tuân theo chứ không được phép nghi ngờ. Cô luôn muốn học sinh nhắc lại những gì cô ấy nói, như một con vẹt. Còn bản thân tôi luôn là một học sinh cá biệt bởi luôn làm trái lời cô giáo dạy. Trong buổi học toán, khi cô giáo bắt đầu dạy về những con số, cô kèm theo trò chơi giữa giờ mang tên: “Đoán số trên những đầu ngón tay”. Khi cô giáo giơ hai ngón tay tạo hình chữ V, cô hỏi cả lớp: “Đây là số mấy?”. Cả lớp đồng thanh: “Số 2 ạ!”. Chỉ câu nói từ tôi lẻ loi: “Số năm La Mã”. Các bạn trong lớp quay lại nhìn tôi cười rúc rích, vì chính các bạn ấy cũng chưa biết đến số La Mã là gì. Cô giáo gọi tôi lên lớp, mắng tôi là người “Cầm đèn chạy trước ô tô” và dùng thước đánh vào hai bàn tay tôi tím bầm.
Một lần khác, trong giờ làm văn với đề tài: “Hãy miêu tả lại cô giáo của em”, cô giáo tôi đọc bài mẫu cho chép: “Cô giáo em có mắt bồ câu, long mày lá liễu, sống mũi sọc dừa” thì tôi lại thành thật: “Cô giáo em có gương mặt tròn trịa, nước da ngăm ngăm, đôi mắt một mí màu nâu và mái tóc cắt ngắn màu vàng không phải vì nhuộm mà vì nắng”. Bài văn của tôi được điểm thấp nhất lớp.
Từ nhỏ tôi đã chỉ thích vẽ mà không thích học. Tôi luôn muốn thử nghiệm những màu sắc mới, khác với tự nhiên như mặt trời màu xanh, dòng sông màu tím còn cánh đồng màu nâu. Cô giáo luôn đứng kè kè bên cạnh cùng cây thước gỗ để răn đe những suy nghĩ "khác người" của tôi. Không ít lần tôi nhận được những trận đòn roi, những cái véo tai từ bố khi mang điểm thấp về nhà. Đối với bố tôi, một đứa con ngoan là khi tan học phải luôn xếp thứ nhất, chỉ biết học mà không cần quan tâm đến những thứ "vớ vẩn" khác.
Chị tôi trở thành một trong những sinh viên tài năng nhưng hiện tại không biết tương lai sẽ như thế nào. |
Điều đó đã khiến tôi trở thành lập dị trong nhà, từ nhỏ đến lớp chỉ xếp hạng trung bình, học hết cấp I, II, III số điểm tôi có được chỉ đủ để lên lớp. Tôi yêu hội họa, vì vậy cuộc sống của tôi chỉ toàn sắc màu mà không thích những con số, phương trình, phản ứng... Bố luôn tỏ rõ sự thất vọng về tôi, coi tôi là nỗi xấu hổ lớn của cả gia đình. Nhưng điều đó không làm cho tôi từ bỏ ước mơ. Tôi vẫn đến trường, coi mỗi ngày là một ngày vui, trong khi học toán lại mang màu ra vẽ, trong khi học văn lại mơ đến một miền đất xa trong bức tranh tưởng tượng.
Chị gái của tôi luôn thành đạt trên con đường học tập, sau khi đỗ thủ khoa trường Đại học danh giá, chị đã lọt qua kỳ sơ tuyển của học bổng 322 và trở thành một trong 47 ứng viên đã được tuyển chọn đi học đại học ở nước ngoài bằng Ngân sách Nhà nước năm 2011. Đây là niềm tự hào của gia đình, bố tôi thêm mừng rỡ khi đã về nghỉ hưu. Năm học vừa qua chị đã bảo lưu kết quả học tập để tập trung ôn luyện, thi lấy chứng chỉ ngoại ngữ, chuẩn bị hồ sơ du học, học thêm các khóa đào tạo ngắn hạn để trau dồi kiến thức về ngành.
Thế nhưng, ngày 14/5 vừa rồi, chị tôi nhận được thông báo của Bộ GD & ĐT về việc quyết định dừng giải quyết cho ứng viên trúng tuyển đi học ở nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước theo Đề án 322. Điều này đã trở thành cú sốc lớn với gia đình tôi. Cha tôi ngay sau khi biết tin phải nhập viện vì bệnh tim đột ngột tái phát. Chị tôi đóng cửa phòng, chỉ biết khóc lóc, chị rơi vào tình trạng stress dần dẫn đến trầm cảm. Bao trùm cả gia đình tôi là một không khí nặng nề. Sau bao nhiêu năm tháng phấn đấu, chị tôi hoàn toàn sụp đổ khi không biết rằng tương lai mình sẽ ra sao.
Hiện tại, tôi đang là học sinh lớp 12, hàng ngày tô lên cuộc sống của mình một màu hồng mặc dù kết quả học tập rất đỗi bình thường. Bản thân tôi thấy hạnh phúc và may mắn hơn chị - một sinh viên tài năng. Làm sao có thể so sánh được công lao vất vả, dạy dỗ của bố, sự cần cù, miệt mài của chị với một đứa "vừa học vừa chơi" như tôi. Thế nhưng hiện tại tôi lại là người đủ tự tin để thực hiện ước mơ của mình, còn chị tôi vẫn đang buồn bã bởi áp lực, và cũng chẳng biết tới khi nào chị mới được đi du học.
Mọi thông tin phản ánh, khiếu nại tiêu cực trong giáo dục, mời quý độc giả gửi về địa chỉ email của tòa soạn:
http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Hom-thu-bay-to-y-kien-to-giac-tieu-cuc-trong-giao-duc/161144.gd
http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Hom-thu-bay-to-y-kien-to-giac-tieu-cuc-trong-giao-duc/161144.gd
ĐIỂM NÓNG |
|
Độc giả: Hoàng Giang