Đề thi môn Ngữ văn của kì thi tuyển sinh lớp 10 trung học phổ thông năm học 2018-2019 của thành phố Hà Nội:
I. Nhận xét đề thi
- Đề thi Ngữ văn vào lớp 10 của Thành phố Hà Nội trong chương trình và kiến thức trọng tâm toàn cấp trung học cơ sở, có tính phân hóa và không yêu cầu viết bài nghị luận dài.
Đề thi dành cho thí sinh các vùng có chênh lệch khá lớn về điều kiện sống và học tập của Hà Nội nên rất khó đạt được tất cả yêu cầu đổi mới của đề thi Ngữ văn.
Câu chuyện gia đình của nhân vật Vũ Nương sẽ gợi nhiều liên tưởng cho thí sinh viết về đề tài gia đình (tình yêu thương và giá trị bền vững của gia đình đối với mỗi người, những vấn đề nóng về gia đình ảnh hưởng đến cuộc đời mỗi chúng ta…
Với 3,5 điểm của câu 4, phần I, viết khoảng 12 câu và thực hiện 2 yêu cầu phụ cũng rất nhẹ nhàng với nhiều thí sinh.
Đề bài phân hóa ở câu chép chính xác câu thơ của Hồ Chí Minh, bài Rằm tháng giêng, (Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền) nếu không thuộc thơ ở lớp 8 sẽ mất 0,5 điểm.
Câu 2 phần I cũng khó khăn với nhiều trò khi nêu ý nghĩa của phép tu từ trong hai câu thơ Huy Cận muốn làm nổi bật vẻ đẹp kỹ vĩ và lãng mạn của thiên nhiên, biển đêm Hạ Long và con người làm chủ biển khơi.
Câu 1, phần II cũng khó đạt điểm tối đa (1,0) khi vừa giải nghĩa từ Hán Việt “tiên nhân” vừa nêu hàm ý từ này chỉ những ai theo cách nói của nhân vật Phan Lang.
Đề thi Ngữ văn của Hà Nội năm 2018-2019 nhẹ nhàng cũng sẽ góp phần giảm bớt áp lực học thêm dạy thêm.
Học sinh rất vui và thích thú với kiểu đề ngắn gọn và rất coi trọng kỹ năng đọc hiểu và diễn đạt này.
Đề Ngữ văn vào lớp 10 của Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là lời tuyên bố đoạn tuyệt với quan điểm của không ít thầy cô Ngữ văn bắt học trò học thuộc văn mẫu, viết theo văn mẫu mà không cần hiểu bài văn đó viết gì.
Câu hỏi dành cho các vị lãnh đạo các Sở giáo dục, các chuyên viên Ngữ văn các tỉnh thành và thầy cô Ngữ văn cả nước là bao giờ con em chúng ta mới được học, được thi môn Ngữ văn theo cách của Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh năm 2018?
Chỉ thay đổi nội dung đề và hình thức tổ chức thi mới làm thay đổi được cách dạy và học Ngữ văn theo văn mẫu hiện nay.
Nếu các thầy cô dạy Ngữ văn trung học cơ sở không quá đi sâu vào phân tích tác phẩm văn học để chú trọng thật nhiều việc rèn khả năng đọc hiểu văn bản, năng lực sử dụng tiếng Việt, kỹ năng diễn đạt và trình bày ý hiểu bằng văn bản thì kết quả điểm thi với đề bài như thế này sẽ khả quan hơn nhiều hiện nay.
Nhìn chung đề bài vừa sức, chưa có đột biến lạ và mới như đề thi Ngữ văn vào 10 của Thành phố Hồ Chí Minh 2018.
II. Gợi ý bài giải đề thi
Phần I:
Câu 1:
Tác phẩm “Đoàn thuyền đánh cá”. Tác giả Huy Cận sáng tác vào năm 1958 sau chuyến đi thực tế tại vùng biển tỉnh Quảng Ninh.
Câu 2:
- Các từ thuộc trường từ vựng chỉ thiên nhiên trong hai câu thơ: gió, trăng, mây, biển.
- Biện pháp tu từ nói quá cùng những hình ảnh giàu sức liên tưởng khiến cho con thuyền trở nên kì vĩ, lãng mạn.
Tác giả nhấn mạnh vẻ đẹp và tư thế làm chủ biển khơi và con thuyền của người lao động mới làm việc dũng cảm, hăng say, phấn khởi hòa mình vào thiên nhiên, biển trời.
Câu 3:
Chép chính xác câu thơ trong bài “Rằm tháng Giêng” (Nguyên tiêu) của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”.
Hoặc chép chữ Hán: “Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền”. (đề không yêu cầu chép cả hai hoặc bản dịch hay nguyên văn nên thí sinh chỉ cần chép một bản là được.)
Đề thi và gợi ý bài giải đề thi Ngữ văn vào lớp 10 Trường Chuyên Vĩnh Phúc |
Câu 4:
1. Hình thức:
- Đoạn văn đảm bảo khoảng 12 câu (có thể đủ hoặc dài hơn 12 câu)
- Hình thức lập luận đoạn văn: diễn dịch, câu chủ đề nằm ở đầu đoạn văn: hình ảnh người lao động hiện lên như thế nào trong đoạn thơ.
- Không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, chính tả, ngữ pháp.
- Thực hiện đủ hai yêu cầu khác dùng phép lặp để liên kết câu và câu có thành phần phụ chú.
2. Nội dung: Thí sinh có thể nêu nhiều cách
- Đoạn thơ viết về hình ảnh con người lao động trên biển Hạ Long lúc đánh cá trở về. Các ý hiểu và diễn đạt đúng từng hình ảnh thơ và nghệ thuật đều được chấp nhận.
+ “Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng”: con người hăng say và tin tưởng kéo lưới chạy đua với thời gian, chạy đua với thiên nhiên.
+ “Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng”: tư thế chắc khỏe, dẻo dai và quyết tâm của người lao động đã tràn đầy niềm vui và hi vọng “chùm cá nặng”.
+ “Vảy bạc đuôi vàng lóe rạng đông” hình ảnh tả thực, sống động và sự liên tưởng thú vị của tác giả làm người đọc thấy biển khơi thật đẹp và giàu có.
+ “Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng”. Nhà thơ khái quát bình luận về công việc và gửi gắm niềm tin vào cuộc sống, con người và biển cả qua công việc quen thuộc hàng ngàn năm của dân chài sống bằng nghề đánh cá.
+ “Nắng hồng”: ẩn dụ về nắng đẹp sớm mai của ngày mới, tràn đầy niềm vui và hạnh phúc của làm ăn tập thể, đông vui và kết quả của cuộc sống mới xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa, làm ăn tập thể của đoàn thuyền đánh cá.
Phần II:
Câu 1:
- Hoàn cảnh: Phan Lang gặp Vũ Nươngdưới thủy cung, cõi âm.
- Từ “tiên nhân” chỉ tổ tiên, cha ông, bố mẹcủa Trương Sinh và Trương Sinh.
Câu 2:
- Sau khi nghe Phan Lang nói, Vũ Nương lại “ứa nước mắt khóc” là vì đau đớn, xót thương cho tình cảnh khổ sơ và oan ức của mình đã gây nên thảm cảnh nhà tan, hạnh phúc đổ vỡ.
- Vũ Nương quả quyết “tôi tất phải tìm về có ngày” là mong muốn gặp lại chồng con và được giải oan.
Câu 3:
Học sinh có thể làm theo nhiều hình thức khác nhau, dưới đây là gợi ý:
1. Về hình thức
Đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi (khoảng 200 chữ), ngôn ngữ diễn đạt trong sáng, dễ hiểu, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và dựng câu.
2. Về nội dung
- Xác định vấn đề nghị luận là gia đìnhcó vai trò thế nào của trong cuộc sống của mỗi chúng ta hiện nay.
- Giải thích gia đình là gì? (tích hợp môn Giáo dục công dân): tập hợp người cùng sống chung trong xã hội, gắn bó với nhau trên quan hệ ruột thịt, hay quan hệ đặc biệt khác; yêu thương, đùm bọc và chia sẻ, giúp đỡ nhau; giàng buộc và tương trợ nhau vô điều kiện để cùng thực hiện nhiệm vụ duy trì nòi giống, xây dựng xã hội và phát triển kinh tế…
- Bàn luận: Vai trò của gia đình trong cuộc sống của mỗi chúng ta biểu hiện như thế nào?
+ Với cá nhân: Gia đình là cội nguồn sinh trưởng, là yêu thương, là nơi sinh ra và lớn lên, trưởng thành và còn là nơi bình yên của mỗi con người. Gia đình là bồi dưỡng, hình thành và hoàn thiện nhân cách và đạo đức con người.
+ Với cộng đồng xã hội, gia đình là tế bào, là một đơn vị nhỏ nhất của xã hội, là nền tảng tạo nên xã hội và dân tộc.
+ Mỗi người cần yêu quý và trân trọng gia đình, trân quý từng người thân và truyền thống gia đình để xây đắp, gìn giữ và phát triên gia đinh yên ấm và hạnh phúc.
+ Phê phán những quan điểm thờ ơ hoặc chán ghét, hoặc suy nghĩ và hành động sai lầm về gia đình và người thân.