Đề và gợi ý đáp án môn Địa lý

03/06/2014 18:24
GDVN
(GDVN) - Dưới đây là đề bài và đáp án gợi ý môn thi Địa lý được các thầy cô giáo gửi tới Báo Giáo dục Việt Nam.

Câu 1:Vùng biển Việt Nam gồm những bộ phận nào? Trình bày tài nguyên khoáng sản và hải sản của vùng biển Nước ta.

1.      Vùng biển Việt Nam  có diện tích 1 triệu km2 gồm có 5 bộ phận lãnh thổ:

-          Vùng Nội thuỷ

-          Vùng lãnh hải (rộng 12 hải lý)

-          Vùng tiếp giáp lãnh hải (rộng 12 hải lý)

-          Vùng Đặc quyền kinh tế  (rộng 200 hải lý)

-          Vùng thềm lục địa.

2.      Tài nguyên khoáng sản và hải sản của nước ta

-           Tài Nguyên khoáng sản:

·        Vùng biển nước ta giàu tài nguyên khoáng sản đặc biệt là dầu khí ở vùng thềm lục địa, quan trọng là nhất hai bể Nam Côn Sơn và Cửu Long. Biển nước ta có độ mặn lớn nên tài nguyên muối lớn

·        Dọc bờ biển có nhiều bãi cát, thuỷ tinh và titan…

-          Hải sản:

·        Nước ta có vùng biển rộng 1 triệu km đường bờ biển dài 3260 km. Biển nước ta giàu tiềm năng về hải sản với hơn 2000 loài cá, 200 loài tôm, vài chục loại mực, hàng nghìn loài sinh vật phù du và hàng trăm loài rong biển. Có nhiều loài có giá trị kinh tế cao như đồi mồi, bào ngư

·        Có các ngư trường lớn như: Hoàng Sa, Trường Sa…

Câu 2:

1.      Tại sao cần phải bảo vệ chủ quyền một hòn đảo dù rất nhỏ của nước ta?

-          Để muốn khẳng định chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của nước ta.

-          Là hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền.

-          Là cơ sở để phát triển tổng hợp kinh tế biển.

-          Là căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương trong thời đại mới

-          Nhằm giữ vừng truyền thống và lịch sử yêu nước của nhân dân ta.

2.      Trình bày tình hình sản xuất lúa ở nước ta trong những năm qua. Tại sao năng suất lúa những năm gần đầy tăng mạnh?

-            Tình hình sản xuất lúa

Vai trò đảm bảo an ninh lương thực cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu

·        Nước ta có nhiều điều kiện để sản xuất lúa: Đất phù sa mầu mỡ ở Đồng bằng Sông Hồng và Sông Cửu Long, khí hậu nhiệt đới ấm gió mùa, mạng lưới sông ngòi dày đặc…Nước ta đi lên từ ngành công nghiệp lúa nước nên nhân dân có nhiều kinh nghiệm sản xuất

·        Diện tích lúa đạt 7,2 triệu ha (năm 2007): năng suất lúa, sản lượng không ngừng tăng lên

-          Sản lượng lúa tăng mạnh

-          Bình quân lúa/ đầu người cao gần 500kg/người/năm

·        Việt Nam là trong những nước sản xuất gạo hàng đầu trên thế giới

·        Diện tích lúa Phân bố tập trung chủ yếu ở Đồng bằng Sông Cửu Long và Đồng bằng Sông Hồng, đây là hai vựa lúa lớn nhất nước ta. Các tỉnh trồng nhiều lúa là An Giang, Đồng Tháp , Kiên Giang

-            Tại sao năng suất lúa tăng:

·        Do đường lối chính sách nhà nước thúc đẩy phát triển.

·        Thực hiện các biện pháp thâm canh tăng vụ, đưa lúa mới có năng suất cao vào sản xuất, áp dụng khoa học kĩ thuật tiến vào sản xuất lúa đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật như: thủy lợi phân bón thuốc trừ sâu

Câu 3: Vẽ biểu đồ cột ghép

Chú ý về biểu đồ : Khoảng cách năm, số liệu chú giải

Nhận xét: Qua biểu đồ chúng ta thấy giá trị sản xuất nông nghiệp của ĐB Sông Hồng và ĐB Sông Cửu Long đều tăng qua các năm:

+ ĐB sông Hồng tăng từ 24,1 nghìn tỉ đồng (năm 2005) đến 29,1 nghìn tỉ đồng (năm 2010)

+ ĐB sông Cửu Long tăng 47,7 nghìn tỉ đồng (năm 2005) lên 56,3 nghìn tỉ đồng (năm 2010)

Giá trị sản xuất nông nghiệp của ĐB sông Cửu Long tăng nhanh hơn ĐB sông Hồng.

Giá trị sản xuất của ĐB sông Cửu Long cao hơn ĐB sông Hồng (số liệu chứng minh)

Câu 4.

1.      Quốc lộ 1 đi qua những vùng kinh tế nào

QL 1 đi qua 6 vùng kinh tế :

-          Trung du miền núi Bắc Bộ

-          Đồng bằng sông Hồng

-          Bắc trùng bộ

-          Duyên hải Nam Trung Bộ

-          Đông Nam Bộ

-          Đồng bằng sông Cửu Long

2.      Giải thích tại sao Quốc lộ 1 là tuyến đường bộ quan trong nhất nước  ta :

-          Là tuyến đường dài nhất Việt Nam đi qua 6 vùng kinh tế.

-          Đi qua nhiều trung tâm kinh tế lớn : Đặc biệt là Hà Nội, TP HCM , Đà Nẵng, Cần Thơ

-          Tuyến đường huyết mạch được xem là xương sống tạo mối giáo lưu phát triển kinh tế xã hội giữa các tỉnh và các vùng từ bắc vào nam.

-          Là tuyến đường nối liền các tuyến đường xuyên á tạo mội giao lưu phát triển kinh tế xã hội với các nước trên thế giới.

Gợi ý đáp án, lời giải mang tính tham khảo và được thực hiện bởi các thầy cô thuộc Trung tâm nghiên cứu và phát triển giáo dục Việt Nam, cũng là một địa chỉ luyện thi uy tín bậc nhất hiện nay.

GDVN